Hoán dụ là gì? Các ví dụ và các bài tập về phép hoán dụ
Hoán dụ là gì? Định nghĩa phép hoàn dụ, sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ và luyện bài tập về phép hoán dụ.
Chắc chắn khi các em đang theo học chương trình ngữ văn 6 sẽ được học đến bài ngữ pháp hoán dụ là gì. Đây là biện pháp tu từ khá quen thuộc và gần gũi, nhưng để có thể hiểu chi tiết là điều không phải ai cũng nắm bắt được. Theo đó, tại nội dung bài viết sau sẽ cung cấp đến các bạn học sinh về khái niệm hoán dụ và hình thức hoán dụ được dùng chủ yếu. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Định nghĩa về hoán dụ và các ví dụ cụ thể
Khái niệm hoán dụ được hiểu như thế nào?
Hiện trong sách giáo khoa ngữ văn 6 cũng đã giúp bạn định nghĩa hoán dụ một cách rõ ràng. Theo đó bạn có thể hiểu hoán dụ chính là sử dụng tên của sự việc, sự vật hiện tượng này để gọi nên sự vật, hiện tượng khác. Tất cả đều phải dựa vào những nét tương đồng và sự gần gũi giữa chúng. Điều này đã giúp cho việc diễn đạt ở trong các câu văn, câu thơ đều trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Các kiểu hoán dụ được dùng nhiều hiện nay
Trong cuộc sống giao tiếp hay trong các tác phẩm văn học thì chúng sẽ xuất hiện 4 kiểu hoán dụ phổ biến. Đó là:
- Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể
- Lấy một vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu để gọi tên các sự vật
- Lấy những cái cụ thể để gọi về những cái trừu tượng
Hoán dụ chính là phép tu từ giúp tăng sức gợi hình gợi cảm. Từ đó sẽ giúp cho sự diễn đạt đem đến tính hiệu quả cao hơn.
Những ví dụ cần biết về hoán dụ
- Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể
Ví dụ như: Anh ấy là một chân sút giỏi ở trong đội bóng
- Lấy vật chứa đựng để miêu tả vật bị chứa đựng.
Ví dụ như: Khi Ngọc vừa bước vào cả phòng đều sửng sốt
Ở trong trường hợp này “ phòng” chính là vật chứa đựng để nói vật bị chứa đựng đó là mọi người trong phòng.
- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật khác
Ví dụ như: Này, anh trai áo xanh kia!
Ở trường hợp này, “ áo xanh” chính là để nói về anh trai đang mặc chiếc áo màu xanh.
- Lấy cái cụ thể để nói về cái trừu tượng
Ví dụ như: Ở trong đội tuyển này có bàn tay vàng bắt bắt cực cừ
So sánh hoán dụ và ẩn dụ khác nhau điểm nào?
Hiện nay, có khá nhiều bạn học sinh đang nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn dụ. Theo đó để phân biệt được 2 biện pháp tu từ này bạn có nhận biết như sau:
- Điểm giống
Điểm giống nhau giữa 2 biện pháp này đó chính là đều là sự chuyển đổi tên gọi sẽ dựa vào sự liên tưởng. Chúng đều có những tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm để giúp cho việc diễn đạt trở nên hay và thú vị hơn.
- Điểm khác
Điểm khác nhau giữa 2 biện pháp này đó chính là sự liên tưởng. Đối với phép ẩn dụ sẽ được dựa vào sự liên tưởng tương đồng có thể đây là 2 sự vật, hiện tượng cho dù không có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên nhưng miễn sao chúng có điểm chung giống nhau là vẫn dùng được biện pháp tu từ ẩn dụ.
Còn đối với phép hoán dụ sẽ dựa vào sự liên tưởng gần gũi giữa những hiện tượng, sự vật và chúng có sự liên quan trực tiếp đến với nhau.
Ví dụ như:
- Phép hoán dụ ở trong câu: “ Áo chàm đưa buổi phân ly”
Trong cuộc sống thường ngày của người Việt Bắc hình ảnh áo chàm trở nên gần gũi và quen thuộc. Khi tác giả dùng hình ảnh “ áo chàm” sẽ giúp cho người đọc có sự liên tưởng, gần gũi đến ngay người Việt Bắc.
- Phép ẩn dụ trong đoạn thơ Viếng lăng Bác
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Trong câu thơ trên tác giả đang sử dụng phép ẩn dụ và hình ảnh mặt trời để nói về Bác. Cả hai hình ảnh này đều có một điểm tương đồng chung đó là sự vĩ đại, to lớn.
Luyện tập bài tập về phép tu từ hoán dụ
Khi thực hiện làm bài tập với biện pháp tu từ hoán dụ sẽ có 3 bước đơn giản như sau:
- Nêu lên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu hoặc đoạn thơ
- Nêu rõ hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ hoán dụ, nhân hóa và so sánh
Tính hiệu quả về nghệ thuật biện pháp tu từ đang dùng đó là hình ảnh, từ ngữ và ý nghĩa được sử dụng như thế nào? đối tượng sử dụng là ai? sử dụng biện pháp tu từ có lợi ích như thế nào?…
Bài tập 1: Hãy chỉ ra phép hoán dụ và nêu lên mối quan hệ giữa các sự vật
Câu a
- Làng xóm ta: chính là vật chứa đựng
- Người dân sống ở trong xóm làng chính là vật bị chứa đựng
- Hoán dụ về mối quan hệ với giữa vật bị chứa đựng và vật chứa đựng
Câu b
- Phép hoán dụ trừu tượng chính là “ mười năm” hay “ trăm năm” không chính xác con số
- Sử dụng phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu c
- Sự vật hoán dụ là “ áo chàm”
- Sự vật được thay thế chính là “ con người Việt Bắc”
- Phép hoán dụ được sử dụng đó chính là lấy bộ phận để gọi cái toàn thể
Câu d
- Vật chứa đựng cho phép hoán dụ là trái đất
- Sự vật được thay thế cho phép hoán dụ chính là “ con người Việt Bắc”
- Phép hoán dụ được sử dụng trong câu đó là lấy bộ phận để gọi cho cái toàn thể.
Bài tập 2: Phép hoán dụ với ẩn dụ có gì khác nhau
Như đã được tìm hiểu ở phần trên mời các em theo dõi phần mục so sánh sự khác và giống nhau giữa hai phép tu từ này.
Bài tập 3
Phần viết chính tả các em hãy tự tham khảo và làm trên lớp
Thông qua nội dung bài viết trên bạn đã nắm bắt được kiến thức có liên quan đến biện pháp hoán dụ. Hy vọng với kiến thức này đã giúp các em đã hiểu rõ hơn và có thể áp dụng để làm bài tập một cách nhuần nhuyễn.
Tìm hiểu thêm: So sánh là gì? Khái niệm và các phép so sánh thường dùng
Thuật ngữ -