Tóm tắt truyện và nắm bắt ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Tóm tắt truyện và ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh này sẽ giúp học sinh có được thêm kiến thức ở trong học tập.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, tác phẩm “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã nêu lên tình yêu đẹp của Sơn Tinh và Mỵ Nương; đồng thời trận đánh nhau của Thủy Tinh và Sơn Tinh là sự giải thích cho chúng ta về hiện tượng nước lũ lên xuống. Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, sau đây các em hãy tham khảo bài mẫu về: Tóm tắt tác phẩm “Sơn Tinh Thủy Tinh” và qua đó còn là phần nêu lên Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh trong tác phẩm. Với phần gợi ý về hai đề trên, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, qua đó có cho mình kiến thức vững chắc và một bài làm đạt điểm cao.
Tóm tắt “Sơn Tinh Thủy Tinh”:
Bài tóm tắt số 1:
Vua Hùng thứ XVIII có một người con gái tên Mị Nương – nổi tiếng xinh đẹp, tài nghệ giỏi giang. Nàng cũng đã đến tuổi cập kề, Vua mong muốn kén rể, tìm được rể hiền, mà cũng yêu thương con gái mình. Có hai chàng trai đến cầu hôn, tuy nhiên cả hai chàng đều vẹn toàn tài năng, vì vậy Vua không đưa ra được sự lựa chọn. Trước tình thế này, Vua Hùng quyết định thách cưới với các lễ vật tưởng chừng như không có: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” với hy vọng người tìm được trước, sẽ là người được cưới con gái mình làm vợ.
Hai chàng trai tài năng ấy, một người tên là Sơn Tinh, một người tên là Thủy Tinh. Sơn Tinh đến từ vùng núi Tản Viên, là thần núi của vùng này; còn Thủy Tinh đến từ biển cả, là người cai trị biển cả. Cả hai đều mang trong mình sức mạnh phi thường, không ai kém cạnh ai.
Với yêu cầu hóc búa của Vua Hùng, Sơn Tinh nhanh chóng chìm được ở vùng cai trị núi rừng của mình; chàng đã đến trước Mị Nương trước Thủy Tinh. Ngược lại trước sự dễ dàng tìm kiếm của Sơn Tinh, Thủy Tinh ở dưới biển, tìm kiếm các con vật trên bờ, trong rừng núi là khó khăn hơn, chính vì vậy, Thủy Tinh đã đến chậm hơn Sơn Tinh, không rước được Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh không cam lòng thua cuộc, nổi trận lôi đình, chính vì vậy mà dâng nước đánh Sơn Tình nhằm đòi lại Mị Nương. Trước cơn giận dữ che mắt, trước ham muốn có được Mị Nương, Thủy Tinh dâng nước lên cao khiến thành Phong Châu ngập trong biển nước. Tình thế cấp bách Sơn Tinh cũng trổ tài không thua thiệt. Chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dùng những dãy núi và đồi đắp thành thành lũy ngăn lại dòng nước của Thủy Tinh. Thủy Tinh không chịu thua, cố gắng kéo thêm nước đến, tuy nhiên không thể vượt qua được Sơn Tinh. Chính vì vậy sức cùng lực kiệt mà rút lui; Sơn Tinh cùng Mị Nương có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Thủy Tinh mặc dù thua cuộc, nhưng trong lòng không cam tâm, vì vậy hằng năm vẫn dâng nước tạo thành lũ lụt để làm khó Thủy Tinh, nhưng tất cả đều thất bại.
Bài tóm tắt số 2:
Truyền thuyết Việt Nam tương truyền, đời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái hết sức dịu dàng, thùy mị lại còn xinh đẹp, tên nàng là Mị Nương. Mị Nương đã đến tuổi cập kê, lại là con vua, cùng với vẻ đẹp, tài năng vẹn toàn; vì vậy vua cha cũng chưa thể yên lòng gả nàng cho ai. Chính vì lẽ đó, vua cha đã mở hội kén rể, với hy vọng sẽ tìm được người tài đức vẹn toàn và yêu thương con gái hết lòng.
Tin vua kén rể lan truyền khắp nơi, và có hai chàng trai tài giỏi nhất là: Sơn Tinh thần núi vùng Tản Viên và Thủy Tinh thần cai trị biển cả. Hai người đều mang trong mình sức mạnh phi thường, đều phù hợp với yêu cầu vua đưa ra, chính vì vậy, vua chưa biết chọn ai làm rể. Ngay trong lúc này, bỗng vua nghĩ ra, cần thách cưới, nếu ai mang lễ vật đến nhanh hơn sẽ được rước Mị Nương làm vợ. Vua thách cưới hai chàng: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.”
Sơn Tinh với lợi thế thuộc về rừng núi đã nhanh chóng tìm đủ sính lễ đến rước Mị Nương. Thủy Tinh chậm hơn, đến sau nên không thể đáp ứng đúng yêu cầu của vua Hùng. Không chấp nhận mình thua Sơn Tinh và đánh mất Mị Nương vì đến sau, Thủy Tinh nổi giận đùng đùng dâng nước đánh Sơn Tinh nhằm cướp Mị Nương về. Tuy nhiên, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dùng đồi núi chắn thành đê ngăn nước bấy nhiêu. Cuối cùng sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh hậm hực rời đi.
Hậm hực, cùng tâm không chấp nhận Sơn Tinh có được Mị Nương, vì vậy hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước tạo thành lũ lụt tấn công Sơn Tinh, nhưng tất cả đều không thành.
Bài tóm tắt số 3:
Mị Nương là con gái của vua Hùng Vương thứ XVIII. Tương truyền rằng vua Hùng có cô con gái rất xinh đẹp, dịu dàng, nết na lại còn rất có tài.Nàng cũng đã đến tuổi cập kê, ấy vậy mà vua cha vẫn đang canh cánh trong lòng về người nào mang hạnh phúc đến cho nàng để gả nàng đi. Trước sự phân vân, chưa tìm được rể hiền, nhà vua quyết định sẽ tổ chức kén rể, với hy vọng tìm được người sẽ yêu thương che chở cho con gái của mình.
Kinh thành sau lời tuyên bố này của vua Hùng thì tấp nập các chàng trai đến ứng thí, tuy nhiên chưa có ai thực sự lọt vào mắt xanh của vua. Mãi cho đến khi có sự xuất hiện của hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là thần cai quản rừng núi của một vùng, Thủy Tinh là người cai quản biển cả, cả hai người đều có tài như nhau, khiến nhà vua khó chọn lựa. Trong tình thế cấp bách này, vua quyết định sẽ thử thách hai chàng bằng việc, ai tìm được đầy đủ sính lễ là: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trước thì sẽ được rước Mị Nương làm vợ.
Cả hai chàng gấp rút đi tìm kiếm sính lễ, Sơn Tinh vì vốn là người cai quản rừng núi nên đã nhanh chóng tìm được đầy đủ yêu cầu của vua. Chàng đem sính lễ đến và đón Mị Nương về làm vợ mình. Thủy Tinh, cũng tìm được đầy đủ sính lễ, nhưng lại đến chậm hơn Sơn Tinh nên không rước được Mị Nương làm vợ; Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô mưa, gọi gió, dâng nước tấn công Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Ấy vậy, Sơn Tinh tài nghệ cũng không hề kém cạnh, dùng núi, đồi từng ngọn đắp thành đê ngăn dòng nước của Thủy Tinh. Hai bên tranh đấu không ngừng nghỉ, cuối cùng Thủy Tinh sức cùng lực kiệt đành phải rút lui.
Tuy nhiên, không buông bỏ được thù hận mất Mị Nương, vì vậy năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước tạo lũ lụt tấn công Sơn Tinh, song tất cả đều thất bại.
Bài tóm tắt số 4:
Vua Hùng Vương thứ XVIII có một người con gái hết sức xinh đẹp và tài năng. Con người nàng thật đúng với tên gọi Mị Nương. Mị Nương giờ đây cũng đã đến tuổi lấy chồng, tuy nhiên vua cha vẫn chưa ưng ý người nào sẽ là con rể và là chồng của con gái mình. Chính vì vậy, vua tổ chức kén rể, với hy vọng sẽ tìm được một người tài đức vẹn toàn, sẽ chăm sóc, yêu thương và bảo vệ con gái mình cả đời.
Tin tức vua kén rể cho Mị Nương lan truyền, cùng với những danh tích mỹ miều, tài hoa cả Mị Nương, kinh thành tràn ngập hình ảnh các chàng thanh niên trai tráng đến kén rể. Tuy nhiên, qua nhiều vòng, qua nhiều thử thách, lọt vào mắt vua chỉ có tài năng và trí tuệ của hai chàng trai. Một là Sơn Tinh vị thần cai trị một vùng núi rừng, hai là Thủy Tinh người cai trị biển cả. Cả hai đều rất tài năng và có phần ngang tài ngang sức trong kỳ tuyển rể. Chính vì vậy, vua đã quyết định đưa ra yêu cầu ai mang sính lễ gồm: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đến gặp vua trước thì người đó sẽ được rước Mị Nương về làm vợ.
Với lợi thế là thần cai quản rừng núi, Sơn Tinh đã nhanh chóng tìm kiếm được tất cả sính lễ, đem đến đầy đủ để rước Mị Nương về làm vợ mình. Thủy Tinh là người cai quản biển, vì vậy đến chậm trễ hơn Sơn Tinh, không cưới được Mị Nương. Hậm hực vì đến chậm hơn, cùng sinh lòng đố kỵ, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đánh Sơn Tinh hòng đòi cướp lại Mị Nương. Tuy nhiên, Thủy Tinh có tài, Sơn Tinh cũng tài nghệ không kém. Nước Thủy Tinh kéo đến, dâng đến đâu thì Sơn Tinh bốc đồi, dời núi để đắp thành đê ngăn đến đó. Trận chiến giữa hai người xảy ra rất quyết liệt. Thủy Tinh đến cuối cùng, sức cùng lực kiệt đành phải rút lui.
Song, lòng hận không buông, nên năm nào cũng dâng nước tạo lũ để trả thù Sơn Tinh, tuy nhiên không thành công. Ngược lại còn thất bại ê chề.
Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh:
Truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” tương truyền rằng ra đời ở thời vua Hùng Vương thứ XVIII. Ở đó, vua có một cô con gái rất xinh đẹp tên là Mị Nương đau đầu vì con đến tuổi cập kê mà chưa thể tìm được cho con một người chồng tốt. Vì vậy vua quyết định mở hội kén rể. Và cũng từ đây, xuất hiện hai nhân vật trung tâm là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Qua tác phẩm, cũng là hiện lên của những hiện tượng tự nhiên, thiên tai xảy đến trong cuộc sống. Tác phẩm là sự xoay quanh quá trình tìm kiếm, rước Mị Nương và giao tranh vì Mị Nương của hai nhân vật. Qua những trận chiến, ta thấy được yếu tố kì ảo và tưởng tượng xuất hiện, tạo nên sự ly kì và hấp dẫn người đọc.
Sơn Tinh xuất hiện với vai trò là vị thần của một vùng núi rừng. Với sức mạnh oai phong dời núi, bốc đồi để cùng tạo thành đê ngăn cản dòng nước của Thủy Tinh. Nước Thủy Tinh kéo đến dâng cao bao nhiêu thì, núi của Sơn Tinh cũng tạo thành đê cản nước bấy nhiêu. Hình tượng của Sơn Tinh chính là đại diện cho con người, dẫu gặp khó khăn, thử thách khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn sẵn sàng để vượt qua, là khát vọng chiến thắng sự khốc liệt của thiên nhiên.
Thủy Tinh xuất hiện với vai trò cai quản biển cả. Vì uất hận Sơn Tinh cưới được Mị Nương mà hô mưa, gọi gió, dâng nước để đánh Sơn Tinh. Kết quả là sức cùng lực kiệt, không thể thắng được Sơn Tinh nên đành phải ngậm ngùi rút lui. Thủy Tinh là hình tượng được dựng lên để nói về những thiên tai xảy ra bất thường trong cuộc sống của con người như lũ lụt, bão,… hằng năm vẫn xảy đến, là sự khắc nghiệt mà thiên tai mang đến với cuộc sống của con người.
Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là truyền thuyết nhằm giới thiệu đến mọi người về những thiên tai bất thường trong cuộc sống; và con người thì luôn dũng cảm để vượt qua sự khắc nghiệt ấy. Tác phẩm mang nhiều yếu tố kỳ ảo, tưởng tượng; thực chất lại là mong muốn chiếm giữ, và làm chủ được thiên nhiên của con người.
Trên đây là bài tham khảo về Tóm tắt và ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh trong truyền thuyết cùng tên. Hi vọng sẽ giúp ích cho quá trình học bài và làm bài tập của bạn đạt được hiệu quả cao hơn. Chúc các bạn nắm vững kiến thức và có thể làm bài tốt, đạt được điểm cao trong kì thi tiếp đế nhé. Chúc các bạn làm bài thành công!
Ngữ Văn Lớp 6 -