Ẩn dụ là gì? Định nghĩa và tác dụng của phép ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gì? Định nghĩa ẩn dụ là gì? Phép ẩn dụ có công dụng như nào? Sự khác nhau của hoán dụ và ẩn dụ và gợi ý bài tập trong SGK.
Hiện có rất nhiều em học sinh đặt ra câu hỏi ẩn dụ là gì? Đặc biệt là những bạn đang học chương trình Ngữ Văn lớp 6. Khi biết được định nghĩa cũng như các kiểu ẩn dụ và tác dụng của phép tu từ này sẽ có ý nghĩa quan trọng ở trong các câu văn, câu thơ. Đặc biệt các em có thể áp dụng để làm trong các bài văn phân tích. Để có thể hiểu thêm về biện pháp ẩn dụ các em cùng khám phá thông tin ngay sau bài viết dưới đây.
Định nghĩa về ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ được hiểu như thế nào?
Để có thể hiểu ẩn dụ là gì? chúng ta có thể dựa vào định nghĩa được nêu rõ trong sách giáo khoa. Theo đó, các bạn hiểu đây ẩn dụ chính là việc gọi tên sự vật, sự việc hiện tượng này bằng tên của sự vật, sự việc hiện tượng khác. Tất cả đều dựa vào những điểm tương đồng để so sánh. Từ đó sẽ giúp cho hình ảnh trong câu văn, câu thơ trở nên sống động, gợi hình gợi cảm hơn. Đặc biệt là để lại nhiều cảm xúc dành cho người đọc và người nghe.
Hình thức và ví dụ về ẩn dụ
Biện pháp ẩn dụ được chia thành 4 hình thức chính khác nhau, cụ thể là:
- Biện pháp ẩn dụ hình thức
Các em có thể hiểu biện pháp ẩn dụ hình thức chính là kiểu ẩn dụ mà trong đó người viết, người nói đều dựa vào điểm tương đồng của những sự vật, sự việc. Từ đó tạo nên hình ảnh ẩn dụ để gây cảm xúc cho người đọc. Nhưng trong câu văn, câu thơ thì phép ẩn dụ sẽ bị ẩn đi một phần ý nghĩa.
Chẳng hạn: “Ánh trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đang đơm bông”
Trong đó: “ Lửa lựu” chính là hình ảnh ẩn dụ để chỉ hình ảnh hoa lựu đỏ đỏ rực như ngọn lửa.
- Hình thức ẩn dụ về cách thức
Đối với hình thức ẩn dụ về cách thức chính là cách giúp cho người nói và người viết đa dạng hóa về cách diễn đạt. Hay nói cách khác thì đây là phép ẩn dụ có hàm ý để chỉ một vấn đề nào đó.
Ví dụ như: “Trẻ em như búp trên cành”
- Phép ẩn dụ về phẩm chất
Đối với phép ẩn dụ này sẽ dựa vào nét tương đồng về phẩm chất, có đặc tính và đặc điểm để thay thế cho hiện tượng, sự vật này bằng hiện tượng sự vật khác. Đây là hình thức ẩn dụ chúng ta thường gặp nhiều ở trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ: “Người cha có mái tóc bạc
Hằng đêm đốt lửa cho anh nằm”
“Người cha” chính là hình ảnh ẩn dụ để nói về người cha vĩ đại dân tộc Hồ Chí Minh. Bởi tác giả xem Bác như một người cha gần gũi và ân cần chăm sóc cho từng anh bộ đội.
- Hình thức ẩn dụ chuyển đổi về cảm giác
Đây chính là hình thức ẩn dụ có miêu tả về đặc tính của sự vật đã được nhận biết bằng giác quan. Tuy nhiên từ ngữ được dùng cho giác quan khác để có thể cảm nhận được sự vật. Để hiểu rõ hơn bạn có thể nắm bắt thông qua ví dụ sau:
Ví dụ: “Cái nắng của mùa hè giòn tan”
Trong ví dụ này, cái nắng gay gắt đến mức khiến cho mọi sự vật xung quanh trở nên héo úa.
Biện pháp ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
Tất cả những biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn, câu thơ đều có những tác dụng cụ thể khác nhau. Thật vậy, đối với phép ẩn dụ giúp cho câu thơ, câu văn tăng thêm biểu cảm, biểu đạt rõ sự vật, hiện tượng xung quanh.
Bên cạnh đó, phép ẩn dụ còn giúp cho câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn, xúc tích hơn đặc biệt là giàu tình cảm hơn. Điều này đã khiến cho lối diễn đạt trở nên có cảm xúc và lôi cuốn người nghe/ người đọc hơn.
Ví dụ: “ Người cha có mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Trong câu văn này hình ảnh “ người cha” đã được tác giả sử dụng để chỉ Bác Hồ. Khi sử dụng phép ẩn dụ như vậy sẽ khiến cho câu văn trở nên lôi cuốn và có tính biểu cảm cao.
Phép ẩn dụ và hoán dụ khác nhau điểm nào?
Hiện nay, có rất nhiều bạn học sinh đang nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và hoán dụ. Theo đó để phân biệt được điểm khác, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ sự khác nhau của 2 hình thức này. Đó là:
Điểm giống
Xét về điểm giống khi đi vào bản chất thì đây là 2 biện pháp tu từ đều lấy sự vật hiện tượng này bằng với tên sự vật hiện tượng khác. Cả 2 phép này đều dựa vào quy luật liên tưởng và gần gũi gần giống nhau.
Bên cạnh đó, cả 2 phép tư từ này đều có mục đích là tăng sức biểu cảm và diễn đạt cao đến với người đọc/ người nghe. Thậm chí, chúng còn giúp ta dễ dàng hình dung, liên tưởng ra sự vật, hiện tượng ấy.
Điểm khác giữa 2 biện pháp tu từ
Đối với ẩn dụ thì cơ sở liên tưởng của 2 sự vật, sự việc đó sẽ có ít nhất về điểm tương đồng gần giống nhau. Nhưng đối với sự vật A mặc dù không liên quan đến sự vật B nhưng làm sao để cho có điểm giống nhau. Lúc này chúng ta có thể dùng sự vật An thay thế cho sự vật B.
Đối với phép hoán dụ thi cơ sở liên tưởng của sẽ là của 2 sự việc/ sự vật là sự gần gũi. Sự vật A có phần liên quan trực tiếp đến với sự vật B.
Khi áp dụng phép ẩn dụ chúng ta có thể kết hợp thêm nhiều biện pháp tu từ khác. Để giúp cho câu văn, câu thơ thêm sinh động và có nhiều ý nghĩa hơn. Đến cuối cùng thì mục đích chung của những biện pháp này đều giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về lối diễn đạt.
Gợi ý giải bài tập trong sách giáo khoa
Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về biện pháp ẩn dụ, bài viết sẽ giúp các em làm rõ qua phần giải bài tập trong sách giáo khoa như sau:
Bài tập 1
Ở trong 3 lối diễn đạt trên đều có mang tính biểu cảm không giống nhau.
Cách dùng 1: Là câu thông thường không dùng kèm theo biện pháp tu từ nên không đọng lại cảm xúc với người nghe/ người đọc.
Cách dùng 2: Được sử dụng thêm biện pháp tu từ so sánh có từ so sánh là “ như”. Phép so sánh Bác Hồ như là người cha, từ đó tại nên sự ân cần, gần gũi và thân thương hơn nhiều so với việc không dùng biện pháp như cách 1.
Cách dùng 3: Đối với cách dùng này được ẩn dụ thêm “ người cha” là Bác Hồ, điều này đã tăng thêm sức mạnh biểu cảm. Đặc biệt là thể hiện được tình cảm sâu sắc mà Bác dành cho người lính ở trong bài thơ.
Bài tập 2: Tìm ra biện pháp ẩn dụ trong câu ca dao
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đây chính là sự thể hiện thái độ biết ơn, trân trọng đối với những người đã tạo ra.
- “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khi mới đọc xong câu ca dao, tục ngữ này đã giúp bạn nghĩ ngay đến môi trường sống tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Phép ẩn dụ được sử dụng ở đây muốn khuyên nhủ con người chúng ta rằng nên lựa chọn một môi trường sống tốt để phát triển bản thân.
Bài tập 3: Hãy tìm phép ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác trong ví dụ, về tác dụng là gì?
- Mùi hôi sẽ được cảm nhận rõ bằng thính giác
- Cái nắng trừu tượng nhưng chúng lại có đường nét và hình hài
Với lối diễn đạt này đã giúp cho cái nắng trở nên gần gũi, lung linh hơn rất nhiều
- Tiếng rơi là rất mỏng – đã chuyển đổi cảm nhận từ thính giác sang phần thị giác. Điều này đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ ràng tiếng rơi tinh tế, nhẹ nhàng của chiếc lá.
Bài tập 4: Phần chính tả các em tự tham khảo
Chắc chắn thông qua nội dung bài viết trên các em đã nắm bắt được phép ẩn dụ là gì cũng nhưng kiến thức có liên quan đến biện pháp này. Hy vọng với những giải đáp này là những kiến thức hữu ích đến với các em và giúp em áp dụng nhuần nhuyễn vào trong các bài văn/ bài thơ của mình. Hãy thường xuyên truy cập vào website để có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hay về văn học nhé!
Thuật ngữ -