Bài học và ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi chi tiết nhất
Bài học và ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi hay và chi tiết nhất này có thể sẽ giúp học sinh trang bị thêm kiến thức trong học tập.
Truyện ngụ ngôn là một thể loại truyện gây tiếng cười cho con người. Nhưng khác với truyện cười, truyện ngụ ngôn đem đến những tiếng cười phê phán nhiều hơn. Qua truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian muốn gửi đến con người những thông điệp về cách sống và những thông điệp giá trị đối với cuộc sống của con người. Sau đây là bài làm về: Bài học và ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi” trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Hy vọng bài tham khảo phía dưới đây sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn.
Bài học, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”:
“Thầy bói xem voi” là câu chuyện kể về năm ông thầy bói, một hôm được sờ chú voi; tuy nhiên vì là thầy bói, mắt không nhìn thấy, nên các ông chỉ có thể sờ hình thể con voi bằng tay. Ấy vậy mà, vì đôi mắt không nhìn thấy nên các ông sờ con voi chỉ sờ từng bộ phận, không sờ được toàn thể người. Vì vậy dẫn đến việc năm người, mỗi người lại sờ một bộ phận khác nhau và trở thành con voi với năm hình dạng khác nhau. Năm người, sờ năm bộ phận khác nhau của con voi là: ngà, đuôi, tai, chân, vòi và con voi hình thành trong mỗi thầy bói mù là mỗi hình dạng như vậy.
Câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” muốn nhắn với con người thông điệp về việc con người thường đưa ra những ý kiến cá nhân, rồi từ đó lập luận rằng mình đúng. Thay vì việc đưa ra ý kiến cá nhân như năm ông thầy bói khi sờ những bộ phận riêng lê của chú voi rồi kết luận. Thì chúng ta hãy lựa chọn đóng góp ý kiến cá nhân của mình để có thể từ đó gộp lại thành một ý kiến chung. Như vậy mới có thể giúp bạn tìm kiếm được một sự lựa chọn đúng đắn nhất. Mọi suy nghĩ của bạn, chỉ là suy nghĩ của cá nhân, không thể đại diện cho tất cả. Qua câu chuyện, cũng muốn con người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện một chiều.
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi, để lại cho người đọc tiếng cười đặc sắc, và thú vị với những lần sờ và đưa ra kết luận về chú voi của lần lượt năm thầy bói mù. Với lối viết dí dỏm và hóm hỉnh, câu chuyện đã trở thành món quà tinh thần đặc biệt cho người đọc. Đồng thời, qua tiếng cười ấy, tác giả dân gian cũng lên tiếng phê phán cái nhìn phiến diện của con người. Từ câu chuyện con người có thể rút ra cho mình nhiều những bài học bổ ích về cách nhìn nhận và đánh giá của bản thân.
Soạn bài “Thầy bói xem voi”:
Bố cục:
Truyện “Thầy bói xem voi” được chia thành ba phần như sau:
- Phần 1: Bắt đầu từ đầu truyện cho đến đoạn… “cùng xem”. Đoạn này đề cập đến hoàn cảnh các thầy bói chuẩn bị xem voi. Tò mò, náo nhiệt và những tiếng cười cất lên ngay từ đầu.
- Phần 2: Tiếp theo đó cho đến đoạn… “như cái chổi sể cùn”. Đoạn này là khung cảnh các thầy bói xem voi. Cách các thầy xem voi và mỗi người lại đưa ra một ý kiến khác nhau về con voi.
- Phần 3: Đoạn còn lại của truyện. Đoạn này là nếu lên cái nhìn một phía của các thầy. Đồng thời cũng đưa ra kết quả chính xác cuối cùng.
Đọc – tìm hiểu tác phẩm:
Câu 1:
Qua câu chuyện, ta thấy cả năm thầy bói đều không chịu nhường nhịn nhau, đều cho rằng mình đúng và đưa ra các ý kiến khác nhau rồi từ đó bác bỏ ý kiến của người khác.
Các thầy, mỗi người một ý kiến khác nhau, không ai chịu nhường nhịn ai. Lại thêm, cả năm người đều bị mù, không thể nhìn thấy, chỉ có sờ mới cảm nhận được. Vì vậy, cả năm người đều cho rằng suy nghĩ của mình là đúng, không ai chịu thừa nhận lời người khác, không ai chịu lắng nghe những người còn lại; mà đã đưa ra luôn quyết định:
- Thầy sờ vòi thì nói rằng, con voi chùn chùn sun sun, có hình dạng như con đỉa.
- Thầy sờ ngà lại nói, con voi chần chẫn như cái đòn càn.
- Thầy sờ tai lại đưa ra nhận xét, nó bè bè như cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân voi lại nói, không đúng, nó sừng sững như cái cột đình.
- Đến lượt thầy cuối cùng, ông hô lớn nhận xét nó tua tủa như cái chổi sể càn.
Câu 2:
Mỗi thầy đều sờ đúng con voi, tuy nhiên lại chỉ sờ bộ phận của nó, chứ không phải sờ toàn diện. Lại thêm sự háo thắng, sự phiến diện khiến các thầy không góp ý lại với nhau. Từ đó, con voi hiện lên với mỗi ông là một bộ phận chứ không phải toàn thể. Cũng vì lý đó mà các thầy cãi nhau, đánh nhau.
Câu 3:
Qua câu chuyện “Thầy bói xem voi”: tác giả dân gian muốn con người có sự nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tổng quát. Tránh cái nhìn phiến diện, không toàn cảnh. Cần có sự tương thông và lắng nghe ý kiến của người khác, có như vậy bạn mới có cho bản thân được kết quả đúng đắn nhất. Đặc biệt trong mọi việc, không nên lấy ý kiến cá nhân làm ý khiến chủ quan nhất, cần tham khảo các ý kiến khách quan từ người khác, để có thể có được suy nghĩ đúng đắn nhất.
Truyện “Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn lớp 6, tuy nhiên câu chuyện không chỉ là cái nhìn dành cho các học sinh mà còn là cái nhìn dành cho toàn thể mọi người. Đừng nên có cái nhìn phiến diện, cần phải có cái nhìn toàn diện, tránh đánh giá sai vấn đề, sai sự thật.
Trên đây là bài làm về ý nghĩa bài học trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bài học của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
Ngữ Văn Lớp 6 -