Cách chăm sóc chó con khoa học

Việc nuôi chó con đòi hỏi phải có phương pháp khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng tẩy giun đầy đủ,… do thời kỳ này, chó con có thể trạng yếu, đề kháng kém cần phải chăm sóc đặc biệt. Việc huấn luyện chó cũng phải thực hiện từ rất sớm để định hình lên tính cách, có được sự trung thành của chú chó và và khẳng định quyền Alpha (vị trí “lãnh đạo”) của chính bạn. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi chó con và cách huấn luyện chó con khoa học nhất.
Cách chăm sóc chó con khoa học


 
Tiêm phòng
Đây là việc vô cùng quan trọng do lúc mới sinh, lượng kháng thể từ chó mẹ truyền sang rất thấp, nên chó con thời kỳ này dễ mắc các bệnh nguy hiểm, vì vậy cần tiêm phòng theo đúng liệu trình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho đến khi cơ thể tự đề kháng được các loại bệnh.
Vaccine tiêm cho chó có 3 loại, thường gọi là loại phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Loại 3 bệnh hiện ít được dùng do hiệu quả thấp. Đa phần người ta chỉ tiêm loại 5 bệnh và 7 bệnh.
Loại vaccine 5 bệnh sẽ phòng các bệnh sau:

Vaccine 7 bệnh sẽ bao gồm 5 bệnh trên và Leptospria + Coronavirus. Trong 7 bệnh này thì nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là 2 bệnh care và pravo. Những người nuôi chó rất sợ 2 bệnh này, nếu mắc phải khi chó dưới 3 tháng tuổi thì có nguy cơ tới 60% cún sẽ chết, nếu qua khỏ thì cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác sau này.
Liệu trình tiêm Vaccine. Chó con nên được tiêm phòng từ rất sớm, khoảng 3 tuần tuổi, bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, thường là mũi 5 bệnh. Đến 6 tuần tuổi, bạn tiêm thêm mũi thứ 2 (5 hoặc 7 bệnh). Thường thì tiêm 2 mũi xong là khá yên tâm rồi, tuy nhiên nếu cún nhà bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, hoặc hay chơi cùng những chú chó khác thì đến 9 tuần tuổi, bạn nên tiêm tiếp 1 mũi thứ 3 cho chắc ăn. Khi được 7 – 8 tháng thì mới tiêm phòng dại. Giá một mũi vaccine còn tùy vào cơ sở thú y, có thể dao động từ 120k – 200k / mũi tùy loại.
Tẩy giun
Tẩy giun cũng rất quan trọng, tuy không gây ra các bệnh tức thì và nguy hiểm như care hay pravo nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của cún. Tẩy giun cần phải làm thường xuyên khi cún còn nhỏ, bạn sẽ cần tẩy giun theo liệu trình sau:
2 tuần tuổi (trước khi tiêm vaxin mũi 1) cần tẩy giun lần đầu. Lặp lại vào 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần.
Sau đó, cứ 1 tháng bạn lại tẩy giun 1 lần cho tới 6 tháng.
Từ 6 tháng tuổi thì cứ 3 tháng bạn tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.
Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.
Liệu trình trên là chung cho hầu hết giống chó, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ thú y với từng giống chó và từng điều kiện môi trường sống khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu bạn tiêm phòng và tẩy giun theo liệu trình trên thì đã khá yên tâm về sức khỏe của cún, lúc này quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Với cún dưới 3 tuần tuổi thì chỉ bú mẹ nên bạn chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ. Từ khi được 3 tuần tuổi, cún bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bạn có thể cho chúng ăn cháo, trộn với thịt và rau xanh xay nhuyễn. Khi được 1 tháng tuổi, cún bắt đầu cai sữa và ăn ngoài, lúc này bạn vẫn cho chúng ăn cháo nhưng đặc hơn trước, và lại giảm lượng nước sau mỗi ngày cho tới khi chúng có thể ăn cơm.
Chuồng trại cũng cần sạch sẽ và đủ ấm cho cún
Từ 1 – 2 tháng tuổi, nên cho cún ăn 5 bữa / ngày, mỗi lần một chút. từ 2 – 4 tháng tuổi thì giảm xuống 3 bữa / ngày. Còn trên 4 tháng tuổi thì chỉ cần 2 bữa / ngày là đủ.
Với chó dưới 3 tháng tuổi, tuyệt đối không cho gặm xương vì rất dễ bị hóc. Trên 3 tháng tuổi – 4 tháng có thể cho ăn xương lớn. Còn trên 4 tháng thì có thể ăn như chó trưởng thành.
Về chế độ dinh dưỡng, khối lượng thức ăn và cách cho ăn chi tiết, bạn có thể tham khảo tại bài viết Chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho chó ở Việt Nam.

Cách nuôi chó - Tags: