Câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn thi giữa HK1 môn Vật lý 7
A. Lý thuyết ôn thi giữa HK1 Vật lý 7
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
– Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
– Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?
– Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.
Lưu ý:(Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác).
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. VD: ngọn đèn, mặt trời
– Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. VD: mặt trăng; gương soi, hộp bút…vv đặt dưới ngọn đèn
Lưu ý: Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
– Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
– Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: Tia sáng là gì?
– Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?
– Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Câu 6: Bóng tối – Bóng nửa tối?
– Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối (bóng đen)
– Bóng nửa tối:Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
Câu 7: Nhật thực? Nguyệt thực?
– Nhật Thực là hiện tượng Mặt Trăng làm vật cản sáng giữa Mặt Trời và Trái Đất. (Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
– Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
– Nguyệt Thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.(Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời)
Câu 8: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia
tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
– Góc phản xạ bằng góc tới (i’=i)
Câu 9: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
– Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương (Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương)
Câu 10: Gương cầu lồi?
– Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
– Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
– Vì vùng nhìn thấy của trong gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
Câu 11: Gương cầu lõm? Gương cầu lõm có tác dụng gì?
– Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
– Gương cầu lõm có tác dung biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.