Dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh đầy đủ nhất

Dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh với đề bài này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của khổ 5 6 7 để viết bài văn dễ dàng hơn.

Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến, thi phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh, một trong những tác phẩm tiêu biểu chương trình 12, chính là dòng chảy ngọt ngào của tình yêu đong đầy trong tâm hồn con người. Để hiểu rõ được nỗi niềm khát khao tình yêu cháy bỏng của hình tượng “em” hãy cùng tìm hiểu Dàn ý khổ thơ 5,6,7 của bài thơ “Sóng” ở dưới dây nhé. Hy vọng bài tham khảo sẽ có ích với quá trình học tập của các bạn.

Dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh đầy đủ nhất

Dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng

Dàn ý khổ thơ 5,6,7 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Mở bài:

Trong dòng chảy bom đạn, khói lửa khắc nghiệt của chiến tranh chống giặc cứu nước, cùng với các thế hệ nhà thơ như: Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Lâm Thị Mỹ Dạ,… Xuân Quỳnh xuất hiện với những tác phẩm về tình yêu lứa đôi. Những tác phẩm của chị như viên kẹo ngọt xoa dịu phần nào sự ác liệt của chiến tranh. Trong đó, thi phẩm “Sóng” với khác vọng tình yêu lớn, muốn hiến dâng mình cho sự muôn màu của tình yêu ở ba khổ thơ 5,6,7 chính là một viên kim cương lấp lánh. 

Thân bài:

Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.”

Càng khắc họa sâu sắc về nỗi nhớ của “em” dành cho tình yêu của đời mình. Nếu ở khổ 1,2,3,4 và cả những câu thơ trước đó vẫn là hình tượng “sóng” ẩn thân để nói lên khát vọng của “em”, thì với hai câu thơ này, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của mình trong tình yêu. Tác giả khao khát, mong nhớ tình yêu đời mình, một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy luôn cháy bỏng thường trực trong tâm hồn “em”, để rồi ngay cả trong mơ em vẫn luôn nhiệt huyết với tình yêu ấy.

=> Khép lại khổ thơ thứ 5, là sự mở ra của tình yêu trong “em”. Đối với em, nỗi nhớ nhung, sự mong chờ tình yêu không quản khó khăn luôn thường trực. Tình yêu của em mãnh liệt, sâu sắc và đáng trân trọng.

Sự thuỷ chung trong tình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ 

Hướng về anh – một phương.”

Dẫu ngược Bắc, xuôi Nam, giữa vạn trùng cách trở của tình yêu, giữa sự thiết tha nhung nhớ trong tình yêu, vẻ đẹp thủy chung của người phụ nữ hiện lên như một sự đánh dấu cho tình yêu mà “em” dành cho anh là tình yêu vẹn tròn, đích thực. Ở khổ thơ này, tình yêu “em” là tình yêu cổ điển, là nét đẹp cổ truyền của người phụ nữ Việt Nam. Luôn một lòng son sắc, một lòng thuỷ chung.

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”

Người phụ nữ xưa hay nay, đều luôn tha thiết trong tình yêu, luôn mong cầu một tình yêu giản dị, đời thường. Và đối với họ, yêu là yêu hết mình, là tận tụy một lòng một dạ vì người mình yêu.

Tình yêu sẽ chiến thắng mọi khó khăn thử thách:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng nhỏ

Con nào chẳng tới bờ

Dẫu muôn trùng cách trở.”

Tình yêu của “em” cũng như con sóng ngoài đại dương, dồn dập vỗ về nơi anh. Để rồi dẫu là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu trở ngại ngoài kia cũng không thể ngăn cản bước đi của em đối với tình yêu. 

Kết bài:

=> Như vậy, với tình yêu sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn rào cản, với tình cảm nhớ nhung da diết và cả tấm lòng son sắc thủy chung, ba khổ thơ trên là sự đặc sắc và cũng là sự sâu sắc trong toàn bài thơ. Ba khổ thơ cũng nói lên tấm lòng, sự nhung nhớ và tình yêu vượt qua mọi rào cản của nhân vật trữ tình.

Trên đây là dàn ý của ba khổ thơ 5,6,7 bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh. Hi vọng sẽ giúp ích cho bài làm văn tiếp theo của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Chọn lọc 7 đoạn mở bài Vợ chồng A Phủ hay chi tiết nhất

Ngữ Văn Lớp 12 -