Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy) Văn lớp 8,9

Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy) thuộc Văn học lớp 8, 9 sẽ được lập dàn ý và bài văn mẫu chi tiết, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.

Trong chương trình Ngữ văn, các bạn sẽ dần dần được làm quen với các phương thức làm văn khác nhau. Chúng ta bắt đầu làm quen với tự sự, miêu tả và biểu cảm; giờ đây các bạn sẽ làm quen với một thể loại văn khá dễ bị nhầm lẫn là văn thuyết minh. Giáo viên sẽ thường hay ra các dạng bài thuyết minh về đồ dùng trong gia đình, nên các bạn cũng cần phải chú ý. Dưới đây là bài làm mẫu về: Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ) trong chương trình Ngữ văn lớp 8,9. Hy vọng bài làm phía dưới sẽ giúp bạn có được cách làm bài tốt nhất, hiệu quả nhất.

Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thủy) Văn lớp 8,9

Dàn ý thuyết minh về cái phích nước

Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy), ngữ văn lớp 8,9.

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về các đồ dùng, sau đó nhấn vào vấn đề ở đề bài đặt ra là thuyết minh về cái phích.

Ví dụ minh họa: 

Trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong căn bếp không thể thiếu các đồ dùng như: dao, kéo, nồi niêu,… và đặc biệt có một đồ dùng rất được ưa chuộng đó là phích nước. Phích nước chính là nguồn giữ ấm nguồn nước nóng cho bạn, giúp bạn dùng để pha trà, pha sữa, pha ngũ cốc hay các loại đồ ăn nhanh đều rất tiện lợi. Không chỉ có công hiệu giữ ấm sức nước; phích nước còn có thể dùng để giữ lạnh nước khi bạn muốn dùng nước lạnh vào trời mùa hè.

Thân bài:

Tên gọi, xuất xứ của phích nước:

     –  Phích nước gồm nhiều loại khác nhau: phích nước có thể dùng để đựng nước nóng, giữ ấm nước; đồng thời cũng có thể dùng để dựng nước lạnh, giữ nhiệt lạnh của nước được một thời gian dài.

     –  Các loại phích: phích nước có nhiều loại, có nhiều kiểu dáng cũng như màu sắc khác nhau. Có loại to, cao; có loại phích nhỏ, thấp; có loại phích lại vừa vừa rất tiện dụng cho gia đình.

     –  Loại to, cao có thể chứa lên đến 2,5lít nước, loại nhỏ chứa tầm 500ml. Tất cả đều dùng phục vụ nhu cầu giữ ấm nước nóng và giữ mát nước lạnh.

Cấu tạo, chất liệu tạo nên phích nước:

     –  Vỏ phích nước.

     –  Ruột phích nước.

     –  Nút đậy phích nước.

     –  Tay cầm phích nước.

     –  Thân phích nước.

     –  Quai phích nước.

     –  Vỏ phích nước: được cấu tạo chủ yếu bằng nhựa, có thể là bằng sắt hoặc nhôm.

     –  Ruột phích nước: được cấu tạo nên từ thủy tinh. Một ống thủy tinh hình bầu dục, phần miệng phích nhỏ hình tròn.

     –  Nút đậy phích nước: có thể là nút làm bằng gỗ, bao bọc bên ngoài là miếng vải lưới; có thể là nắp đậy bằng nhựa; có thể nắp vặn bằng nhôm; tùy theo từng loại phích nước.

     –  Tay cầm phích nước: thường được cấu tạo bằng vật không bị nước nóng ảnh hưởng đến. Nên cấu tạo của tay cầm thường làm bằng nhựa.

     –  Thân phích nước: phần thân phích nước được cấu tạo, có thể hoàn toàn bằng nhựa; có thể hoàn toàn bằng sắt, bằng nhôm.

     –  Quai phích nước: thường được làm chủ yếu bằng nhựa. Hoặc tùy thuộc vào phần vỏ dùng nguyên liệu gì thì phần thân sẽ dùng nguyên liệu đó.

Cách sử dụng và bảo quản phích nước:

     –  Đối với việc vệ sinh phích nước: ta bỏ khoảng 50ml giấm nóng vào trong ruột phích. Sau đó đậy nút phích nước lại. Dùng lực từ tay lắc nhẹ giấm nóng trong phích, sao cho giấm nóng có thể quét qua tất cả các bề mặt bên trong ruột phích. Lắc đều giấm nóng khoảng 1 phút, sau đó để phích nghỉ trong 1 phút. Rồi bạn đổ dung dịch giấm và cặn bẩn bên trong phích ra; tráng lại bằng nước sạch cho thật sạch sẽ là ta có thể sử dụng phích như khi mới mua rồi.

     –  Về cách giữ nhiệt nước nóng lâu hơn: thì đây là một mẹo rất hay và hữu dụng. Đối với việc rót nước nóng vào phích, nhiều người thường rót đầy tràn, khiến nước trong phích quá nhiều, đậy nắp lại không thể giữ được trọn vẹn hơi nóng. Vì vậy, khi rót nước, lưu ý không rót quá đầy, để lại khoảng 10 phân cách miệng phích. Để khi đậy nút phích, nước trong phích sẽ giữ được nhiệt lâu hơn.

     –  Vì phích được hầu hết người dân dùng để đựng nước nóng, vì vậy cần để tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh khi các em vui đùa va vào phích, dẫn đến phích bị hư, nặng hơn các em có thể bị bỏng.

     –  Do phích có phần ruột làm bằng thủy tinh, vì vậy cần chú ý khi sử dụng phích: không đặt quá mạnh, cầm phích không đong đưa vào tường hoặc vậy cứng.

     –  Tránh tình trạng va đập phích, gây dễ vỡ phích.

     –  Nếu phích bị đổ, bị vỡ, cần nhanh chóng dọn dẹp, tránh xa trẻ em. Nếu phích bị vỡ, cần chú ý thủy tinh bên trong phích.

Kết bài:

Khẳng định lại một lần nữa vai trò của phích nước đối với gia đình. Nêu lên cảm nghĩ của em đối với công dụng và cách dùng phích nước.

Ví dụ minh hoạ:

Trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình, phích nước chính là một đồ vật không thể thiếu. Nó giúp chúng ta có bữa sáng với tô mì gói thơm ngon; giúp chúng ta có một cốc cafe tỉnh táo tinh thần, giúp chúng ta có một ấm trà thanh lọc cơ thể,… Phích nước tiện ích và rất hữu dụng trong đời sống của con người.

Bài văn mẫu thuyết minh về phích nước.

Mở bài:

Cuộc sống của con người ngày càng phát triển, các vật dụng hiện đại và có nhiều lợi ích ngày càng ra đời nhiều. Tuy nhiên, trong mỗi gia đình, vẫn luôn tồn tại những vật dụng đã xuất hiện từ lâu đời như: chiếc kéo, cái dao, nồi niêu, xoong chảo,… và một trong số những vật dụng hữu ích được sử dụng từ lâu đời, không thể không nhắc đến phích nước. Phích nước được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình Việt Nam, đây là một vật dụng không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Bởi nó mang đến rất nhiều tiện ích cùng công dụng đặc trưng riêng. Hãy cùng tìm hiểu về chiếc phích, cũng như công dụng riêng biệt của nó nhé.

Thân bài:

“Phích nước” là tên gọi phổ biến của một vật dụng đựng nước, theo trạng thái giữ nước ấm hoặc lạnh tuỳ người dùng. Trước đây, người ta không gọi vậy dụng này là “phích nước” mà gọi với cái tên khác là “bình thuỷ” và “bình giữ nhiệt”. Bởi công dụng trước đây của nó chủ yếu là để giữ nhiệt độ của nước nấu sôi được nóng và ấm lâu hơn. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của thời đại, cùng nhu cầu sử dụng một cách đa dạng của người dân, “bình thủy” xuất hiện với vai trò của “phích nước”. Phích nước vừa có thể dùng để giữ cho nước sôi được nóng lâu hơn; đồng thời có cũng được dùng để giữ cho nước đá được vẹn nguyên vị lạnh mát. Rất thích hợp cho những buổi đi chơi xa vào mùa hè. Không chỉ vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, phích nước bây giờ đã được cải tiến, nâng cấp, với phích nước to, cao có thể chưa 2,5lít nước; loại nhỏ, thấp được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mang đi tiện lợi thì chưa được khoảng 0,5-1 lít nước. Các loại phích nước ra đời tuỳ theo hình dáng , dung lượng khác nhau; còn là sự thay đổi về mẫu mã, màu sắc của phích nước. Sao cho trông ưa mắt nhìn và thu hút khách hàng.

Chiếc phích ngày nay được cấu tạo với hai bộ phận chính là vỏ phích và ruột phích. Vỏ phích thì gồm các bộ phân nhỏ hơn như: nút phích nước, tay cầm phích nước, quay cầm thích nước. Việc cấu tạo phích nước gồm hai bộ phận tuy đơn giản nhưng khi tìm hiểu, lại mới thấy được sự cầu kỳ và công phu của người sáng tạo nên. Phích nước với vỏ bên ngoài thường được làm bằng nhựa, hoặc cũng có thể làm bằng sắt, bằng nhôm, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dân mà nhà sản xuất sáng tạo nên những chiếc phích mới lạ khác. Bên ngoài phần vỏ, còn có tay cầm và quai phích nước, tất cả đều được là trùng với nguyên liệu của phần vỏ. Nếu phần vỏ làm bằng nhựa, tay cầm và quai cũng làm bằng nhựa; nếu phần vỏ phích làm bằng nhôm hoặc sắt, tay cầm và quai phích nước cũng được làm bằng nhôm hoặc sắt. Về phần nút phích nước. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu của mỗi chiếc phích. Nút phích nước có thể được làm bằng gỗ bao bọc bên ngoài là vải màn; có thể là nắp vặn lại bằng nhựa,… tất cả đều chung mục đích để đậy lại ở phần miệng phích, tránh cho nước bị bay độ ấm, hoặc độ lạnh khi bảo quản. Phần ruột bên trong phích, được làm bằng thuỷ tinh, bên ngoài ruột phích thường được tráng lớp bạc nhằm mục đích hắt nhiệt quay trở về, giúp phích giữ nhiệt được lâu hơn. Việc sử dụng thủy tinh làm ruột phích, chính là nhằm mục đích lưu giữ nước trong phích nóng hoặc lạnh lâu hơn. Tránh bị nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng đến. Đồng thời, việc dùng thuỷ tinh làm ruột phích bởi, chỉ có thuỷ tinh mới giữ nhiệt lâu, đồng thời lại khá an toàn với con người như vậy. Nói chung, chiếc phích nhìn tổng thể khá đơn giản về cấu tạo; tuy nhiên để làm được một chiếc phích sử dụng trong đời sống của con người thì lại rất kì công. Với cấu tạo vỏ bằng nhựa hoặc sắt, ruột bằng thuỷ tinh ta có thể chắc chắn nước khi được phích giữ nhiệt sẽ giữ được trong một thời gian dài. Với sự hiện đại trong quá trình sản xuất ngày nay, một phích nước tốt và sản xuất đúng chuẩn có thể lưu giữ nhiệt trong vòng 6-7 tiếng đồng hồ. Không thể đảm bảo nhiệt độ 100 độ C, nhưng qua sử dụng phích, nước vẫn sẽ giữ được nhiệt độ 70 độ C. Đây là một nhiệt độ rất thích hợp để pha cafe và pha trà. Là mức nhiệt độ, phù hợp với mọi sinh hoạt của các gia đình.

Phích có công dụng rất rõ ràng: là giữ cho nước trong phích không bị mất quá nhiều nhiệt. Nếu là nước nóng, sẽ giữ được mức độ nóng trong 6-7 tiếng. Nếu là nước lạnh, có thể duy trì thời gian giữ nước lên đến 10-11 tiếng. Phích nước là vật dụng đa dạng, được sử dụng phổ biến trong căn bếp của mọi nhà. Là vật dụng giúp ích cho buổi sáng với tô mì gói thơm ngon, là bữa trưa với ly cafe tỉnh táo, và là buổi tối với sự thanh lọc cơ thể qua ấm trà đượm tình. Không chỉ vậy, với việc giữ nước lạnh, sẽ giúp ta mang nước đi xa được, có thể dùng để đi picnic, có thể dùng để mang đi học, như một thứ nước giải khát sau giờ học mệt mỏi và căng thẳng. Như vậy, phích nước có rất nhiều công dụng đối với mỗi gia đình, và cũng là vật dụng khá phổ biến đối với những người lao động. Với loại phích nước chưa 0,5 lít nước, sẽ là nguồn lợi bổ ích cho hành trình của con người.

Sử dụng phích nước với nhiều công dụng là vậy, phích nước cũng rất hữu ích với đời sống con người chúng ta. Vì vậy, chúng ta cũng cần có những biện pháp vệ sinh và gìn giữ, bảo quản phích nước đúng cách. Đối với các phích nước sử dụng lâu ngày, ta có thể vệ sinh sạch sẽ như mới bằng cách, cho khoảng 10ml giấm nóng vào trong ruột phích, sau đó từ từ từ lắc nhẹ giấm, sao cho giấm đảo đều quanh về mặt ruột phích, ta để chừng thêm 1 phút, sau đó đổ dung dịch giấm nóng và chất cặn bẩn ra ngoài. Tiếp đó ta tráng lại bằng nước sạch thêm một, hai lần. Như vậy ta đã vệ sinh sạch sẽ được phích nước rồi. Còn về cách bảo quản phích nước. Các hộ gia đình khi sử dụng phích nước cần chú ý tránh xa tầm tay của trẻ con và người già yếu. Bởi phích nước hầu hết được sử dụng để đựng nước nóng là chính, nếu để trẻ con nghịch phải, rất có thể sẽ làm hư hỏng phích, nặng hơn các bé sẽ có thể bị bỏng do nước nóng của phích đổ ra. Vì vậy cần lưu ý tránh xa tầm tay trẻ con. Cần sử dụng phích một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Tránh đặt phích quá mạnh, tránh đập phích phải tường hay vật cứng,… bởi dù được bảo vệ bởi lớp vở, song ruột phích làm bằng thuỷ tinh nên khá dễ vỡ. Chính vì vậy cần sử dụng phích thận trọng, tránh va đập.

Kết bài:

Phích nước là một đồ dùng không thể thiếu trong mọi gia đình. Phích nước chính là một vật dụng hữu ích và là vật dụng rất đa năng trong mỗi hộ gia đình. Vì vậy, cần sử dụng phích và bảo quản phích thật đúng đắn. Có như vậy, ta mới lưu giữ được nét đẹp lâu đời của dân tộc.

Trên đây là bài dàn ý thuyết minh về phích nước. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong bài làm văn của riêng mình. Chúc các bạn thành công và đạt được điểm cao trong bài làm văn của mình.

Xem thêm: Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà cực cảm động

Ngữ Văn Lớp 9 -