Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2020-2021
Đề cương ôn tập môn Lịch Sử 6 học kì 1 năm học 2020-2021 gồm các câu hỏi có đáp án trả lời giúp học sinh lớp 6 ôn thi HK1.
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
– Ra đời vào cuối thiên niên kỷ IV đầu TNK III TCN
– Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
– Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
– Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italia đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.
– Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
3. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
– Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.
– Chữ viết và chữ số:
+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.
+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi= 3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
– Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…
4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
– Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.
– Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
– Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.
– Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.
– Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.
5. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
– Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.
– Dấu tích được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai).
– Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
– Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển → thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
– Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
→ Cuộc sống của con người ổn định hơn.
7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
– Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
– Sự phân công lao động hình thành.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.
8. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
+ Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.
+ Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa.
+ Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.
b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
– Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
– Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
– Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
– Cuộc sống ổn định
→ Nền sản xuất phát triển
9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
– Sản xuất phát triển → xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.
– Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.
– Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
→ Nhà nước Văn Lang ra đời.
10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang:
11. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
– Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.
– An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.
– Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
– Đi lại bằng thuyền.
12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
– Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.
– Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.
– Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.
→ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
– Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.
– Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ.
– Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.
– 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.
Lịch sử 6 - Tags: đề cương hk1, đề cương hk1 lịch sử, lịch sử, lịch sử 6