Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 9 quận Ba Đình 2016-2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, năm học 2016-2017.

Hình thức kiểm tra Tự luận. Gồm 3 câu.

Câu 1:

1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Ngữ văn 9, tập một)

2. Bài thơ “Ánh trăng” là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?

3. Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ trên. Những từ láy đó cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp của vầng trăng?

4. Với khổ thơ trên, tác giả đã cho ta thấy ánh trăng chính là biểu tượng của ánh nhìn vị tha từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền, chính điều đó khiến con người giật mình thức tỉnh. Từ hình ảnh mang tính biểu tượng này, em hãy viết một đoạn văn, khoảng nửa trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
– Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
– Là con thấy mấy lị con u.
– Thế nhà con ở đâu?
– Nhà ta ở làng chợ Dầu.
– Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
– Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
– À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy…”

[“Làng” – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một]

1. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại? Hãy giải thích rõ.

2. Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”? Điều này có ý nghĩa gì?

3. Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, khoảng 12 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).

Câu 3: Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Đề thi Ngữ Văn 9 - Tags: , ,