Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 tiểu học Tây Giang, Thái Bình 2017-2018
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4, trường tiểu học Tây Giang, tỉnh Thái Bình, năm học 2017-2018.
Câu 1: Đọc thành tiếng:
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong 5 bài tập đọc (khoảng 90 tiếng) thời gian đọc 1 phút/em.
Bài: Những hạt thóc giống: Đọc đoạn từ “Ngày xưa …thóc nảy mầm được.”
Bài: Thưa chuyện với mẹ: Đọc đoạn từ “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ…đốt cây bông.”
Bài: Ông trạng thả diều: Đọc đoạn từ “Vào đời vua Trần Thái Tông…vẫn có thì giờ chơi diều.”
Bài: Văn hay chữ tốt: Đọc đoạn từ “Thưở đi học…cháu xin sẵn lòng.”
Bài: Tuổi ngựa: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn đáp án phù hợp cho mỗi câu hỏi phía dưới.
Câu 2 – 8: Đọc thầm và làm bài tập
Lộc non
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn… Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
(Câu 2) Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?
A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. |
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm. |
C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà. |
D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm. |
(Câu 3) Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?
A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá. |
B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc. |
C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa. |
D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá. |
(Câu 4) Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?
A. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh. |
B. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh. |
C. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn. |
D. Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh. |
(Câu 5) Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?
A. Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang |
B. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ. |
C. Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn. |
D. đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt. |
(Câu 6) Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Những vòm lộc non. |
B. Những vòm lộc non đang đung đưa. |
C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia. |
D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ. |
(Câu 7) Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?
A. Một tính từ. Đó là: non tơ. |
B. Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi. |
C. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi. |
D. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến. |
(Câu 8) Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”
A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. |
B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn. |
C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng. |
D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. |
Câu hỏi tự luận.
Câu 9: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
a. Để khen ngợi :………………………………………………………………………….
b. Để yêu cầu, đề nghị: …………………………………………………………………
Câu 10: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe,cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên nhìn lên vòm xanh.” Có:
A. Một động từ. Đó là từ: …………………………………………………………………
B. Hai động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………..
C. Ba động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………….
D. Bốn động từ. Đó là các từ: …………………………………………………………
Câu 11: Kiểm tra viết
1. Chính tả: (2 điểm) Đề bài: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “Trung thu độc lập”-sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.
Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”
2. Tập làm văn:
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đề thi tiếng Việt lớp 4 - Tags: đề kiểm tra hk1 tiếng việt 4, đề kiểm tra học kì 1, đề thi hk1 tiếng việt 4, tiểu học Tây GiangĐề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 tiểu học Tây Đằng, Ba Vì 2015-2016
Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 tiểu học Thanh Tân, Thái Bình 2017-2018
Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 tiểu học Kênh Giang, Hải Phòng 2016-2017
Đề kiểm tra giữa HK1 tiếng Việt lớp 4 tiểu học Yên Sở – Hoài Đức 2020 – 2021
Bộ đề kiểm tra giữa HK1 tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 có đáp án
10 đề bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi HSG môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020