Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Vĩnh Long 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Long, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút. Ngày thi 18 tháng 7 năm 2020.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng…

Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia li nắng ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm. Khi dịch bệnh qua đinh, hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không?

(Trích Bức thư của nữ bác sĩ gửi con trai là bệnh viện Vũ Hán gây bão mạng, www.vietnamnet.vn, 01/02/2010)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu?

Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được”?

Câu 4.

a) (0.5 điểm) Nêu yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự. Chỉ ra câu văn trong văn bản tuân thủ phương châm lịch sự.

b) (0.5 điểm) Trong vai trò người con, em hãy đặt 01 câu tuân thủ phương châm lịch sự thể hiện nhận thức tích cực của bản thân đối với cách ứng xử của mẹ.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc.

Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn trích sau, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(Ngữ văn 9, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010, tr 93-94)

Liên hệ hai câu thơ đặc tả vẻ đẹp riêng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều và xét ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của tác giả./.

Đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Vĩnh Long năm 2020-2021:

PHẦNCâuNội dung
I1– Phương thức biểu đạt chính là tự sự
2– Qua ánh mắt tha thiết, tràn ngập khao khát sống luôn nhìn chăm chú vào bác sĩ của chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
3– Câu nói đó giúp em hiểu được vị trí, tình thế và những tình cảm của người bác sĩ cũng là một người mẹ. Người mẹ ấy yêu con mình vô cùng, thế nhưng vì công việc, vì hạnh phúc, tính mạng của những người khác, mẹ không thể không tạm xa con. Để hoàn thành nhiệm vụ đối với người dân và tổ quốc.
4a -Yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự là: ta cần thể hiện sự tôn trọng, tế nhị, lịch thiệp đối với đối tượng giao tiếp của mình

Câu văn đáp ứng yêu cầu này:

·   Xin lỗi con trai … gia đình con nhé!

·   Khi dịch bệnh qua đi … phải không?

b.

II11. Giới thiệu vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc.

2. Bàn luận vấn đề:

– Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý.

– Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó.

-> Cả câu: cho đi cũng chính là một hạnh phúc vì khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn biết mất.

Biểu hiện

– Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi.

– Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi.

– Cho đi để nhận lại là một quy luật của tự nhiên và xã hội loài người. Cho đi để rồi ta xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người.

– Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.

– Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

Dẫn chứng: lấy dẫn chứng ngay phần đọc hiểu hoặc trong tình hình chung khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành.

Phản đề: Phê phán một hệ thống giới trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

Kết thúc vấn đề: Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp.

21. Giới thiệu chung

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều

– Giới thiệu tám câu thơ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

……….

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Tám câu thơ này khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật Kiều.

2. Phân tích

Khái quát về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất tiền vốn lẫn lời nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lòng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống một mình ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi.

Khái quát nội dung tám câu thơ: là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ.

Kiều nhớ tới Kim Trọng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Chữ “tưởng”: hồi tưởng, nhớ lại

Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.

Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dung ở Liêu Dương cách trở, xa xôi, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi:

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.

⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu.

Nỗi nhớ cha mẹ

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

·   Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.

·   Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.

·   Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

·   Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.

·   Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.

-> Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.

⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.

Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến Kim Trọng

Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.

⇒ Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.

⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

⇒ Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, hiếu thảo và đầy lòng vị tha.

Liên hệ: 2 câu văn đặc tả Thúy Kiều và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du

Làn thu thủy, nét xuân sơn.

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Vẻ đẹp của Thuý Kiều được Nguyễn Du tài tình khi sắp xếp sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi “sắc sảo”, “mặn mà” tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật “khác thường” này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ” ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại như báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

3 Tổng kết

– Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều.

– Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

– Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế.

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,