Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy sẽ giúp học sinh hiểu được quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tác phẩm “An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ” là một tác phẩm mang đến cho thế hệ học sinh về quá trình xây dựng, phát triển và hành trình bảo vệ đất nước. Câu chuyện muốn răn dạy về việc quá tin tưởng, cần có sự phòng bị tránh cho hậu họa khôn lường về sau.Câu chuyện trong sách giao khoa là ngôi kể của người kể chuyện. Chính vì vậy, dưới đây là cách kể lại câu chuyện qua giọng kể An Dương Vương. Dưới đây là bài làm mẫu về: Đóng vai nhân vật An Dương Vương kể lại chuyện “An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thuỷ”. Hy vọng bài gợi ý của bọn mình sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn.

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy

Đóng vai nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện “An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thuỷ”.

Tôi tên là An Dương Vương, là một người hết lòng vì nước vì dân. Câu chuyện mà tôi sắp kể đây là câu chuyện xảy ra trong quá trình gìn giữ và bảo về đất nước của tôi và quân dân. Trước mối hiểm họa giặc ngoại xâm có thể đánh chiếm bất cứ lúc nào, trước mối nguy cùng sự lo lắng cho thái bình của nhân dân, tôi quyết định cho xây thành Cổ Loa – một ngôi thành với kiến trúc độc đáo, riêng biệt. Song thành xây mãi vẫn chưa thành công. Hết lần này đến lần khác đều sụp đổ thất bại. Đứng trước điều này, tôi lo lắng không thôi. Một ngày nọ, bỗng có một người ăn bận áo trắng quần trắng, đến nói nơi đây yêu quái tác quái lộng hành nên chưa thể xây được thành như ý, nhưng hãy chờ, sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp đỡ xây dựng thành Cổ Loa. Tôi nửa ngờ nửa tin mà chờ đợi. Sứ giả Thanh Giang đến thật – đó là một con rùa, đã giúp tôi xây dựng thành công thành, sứ giả Thanh Giang, hay Thần Kim Quy trước khi rời đi còn tặng tôi một chiếc vút để làm nỏ thần. Giúp nỏ thần trở thành vũ khí ngăn cản đợt tấn công nhanh, thần tốc của quân Triệu Đà. Từ ngày xây xong Thành Cổ Loa, lại cộng thêm có chiếc nỏ thần này trong tay, lòng yên ổn hẳn. Tôi nghĩ có lẽ quốc đã thái, dân đã có thể sống an yên hạnh phúc. Song chuyện đâu dễ dàng như vậy.

Kẻ địch vốn là con người mưu mô, xảo quyệt, biết trong tay tôi có vũ khí lợi hại là nỏ thần, nên đã giả vờ hoãn bình, tính kế lâu dài. Chúng đang suy tính làm sao để mà có thể lừa tôi lấy được nỏ thần mới mang hy vọng chiến thắng được. Âm mưa của hắn ta quá xảo quyệt. Hắn mượn việc quân hoà, ý muốn hoà hoãn với Âu Lạc nên cử con trai là Trọng Thuỷ sang làm rể. Vừa có thể làm kế hoãn binh, vừa làm yên lòng quân dân tôi, lại có thể dễ dàng mưu tính tôi. Bởi vốn, Triệu Đà muốn hoãn binh làm hoà, lại thêm lòng tôi vốn thương dân, không muốn nhìn thấy dân chịu khổ cảnh đánh trận; con gái Mị Châu của tôi lại cũng có tình ý với Trọng Thuỷ con hắn; nên tôi cũng ngậm ngùi mà đồng ý chuyện này.

Vốn dĩ hắn đã có mưu tính đối với nỏ thần của Âu Lạc từ đầu; chỉ là chưa tìm được cách đánh trái nó từ trên người tôi, nênmới bày ra kế hoãn binh và cho con trai sang làm rể; hòng tìm cách đánh tráo. Nay viện cớ con rể, lại thêm con gái tôi thật thà yêu thương và chân thành thật lòng với Trọng Thuỷ. Vì vậy, mưu đồ cướp nỏ thần của chúng càng dễ dàng thành công. Tôi quý chiếc nỏ lắm, mà chiếc nỏ cũng khác xa những nỏ bình thường khác; chiếc nỏ thần của Thần Kim Quy phải là người lực lưỡng, khỏe mạnh mới có thể giương cung. Cung bắn một lần trăm tiễn, sẽ giúp tiêu diệt sinh lực địch rất nhanh. Chính vì vậy, Triệu Đà sợ nỏ thần của tôi, không dám tiến công, mà phải bày mưu tính kể mượn việc ở rể để đánh tráo cũng không lấy gì làm lạ. Chỉ tiếc đứa con gái ngây thơ tin người Mị Châu của tôi, lại dễ dàng bị chút mật ngọt của tên Trọng Thuỷ làm cho ngu ngơ. Nên đã dễ dàng bị tên hôn phu Trọng Thuỷ lừa gạt đánh tráo mất chiếc nỏ thần. Tôi vốn lòng yêu thương Mị Châu, tôi không kiêng dè hay giấu diếm gì con bé, có lẽ cũng vì vậy mà tôi mở đường cho giặc bước vào nước mình. 

Trong một lần vui vẻ, tôi đãi tiệc ba cha con mong muốn tình cảm chả ba người càng thắm thiết hơn. Tôi và Mị Châu vui vẻ uống tới say, có lẽ, trong lần đó nó đã đổi nỏ thần của tôi. Ngày hôm sau nó cáo từ xin về nước gặp cha nó, tôi không ngăn cản. Rồi bẵng qua một thời gian ngắn, quân Triệu Đà sang xâm lược Âu Lạc tôi, tôi cậy mạnh đã có nỏ thần trong tay nên không phòng bị. Khi quân của Triệu Đà đổ vào thành, lôi mới sao người đem nỏ thần ra, nhưng khi giương nỏ bắn, thì lại không còn hiệu nghiệm nữa. Nỏ thần giờ đây đã trả thành chiếc nỏ bình thường, như bao nỏ khác. Trước tình hình nguy cấp, và cũng đoán ra được nỏ bị đánh tráo, tôi bị lừa, tôi chỉ còn cách kéo theo Mị Châu lên ngựa vụt roi chạy về hướng Nam. 

Chạy vào đường núi hiểm trở, nhưng sau lưng quân địch vẫn đuổi theo, đến đường cùng, trước biển ta hô lớn: “Sứ giả Thanh Giang hãy cứu tôi”. Thần Kim Quy xuất hiện trong gió lốc, chỉ nói vỏn vẹn một câu: “Giặc ở sau lưng nhà vua”. Tôi quay lại nhìn, sau lưng là Mị Châu đứa con gái tôi yêu quý. Tôi nhìn thấy những chiếc lông ngỗng còn vương trên đường, vương trên tay con. Tôi bỗng nhận ra một điều, nỏ thần bị mất, quân địch vẫn đuổi theo được, tất cả là vì Mị Châu quá tin tưởng tên Trọng Thuỷ. Trong một phút chốc nóng nảy, tôi vung kiếm chém chết Mị Châu. Rồi trước cảnh mất nước, máu mủ ruột già cha con chia lìa. Tôi lao đầu xuống biển định tự tử. Song Thần Kim Quy nhận thấy sự bất đắc dĩ, nhưng tấm lòng luôn hiếu với dân, luôn lo cho sống còn, ấm no của dân từ tôi nên đã rẽ nước biển, cho tôi xuống biển, tìm một con đường sống.

Ngẫm lại mọi chuyện ta nhận ra, ở đời không nên quá tin tưởng, không nên dành trọn niềm tin của mình cho bất kì ai cả. Bởi niềm tin của bản thân cho đến một người, cũng có thể sẽ được người đó trao cho người khác. Vì quá tin tưởng yêu chiều đứa con gái ruột thịt Mị Châu, mà tôi đã mất nước, mất con; dân tôi phải chịu lầm than. Tôi đau xót vô cùng. Song đây có lẽ cũng chính là một bài học to lớn cho tôi cũng như các thế hệ sau. Hãy tin tưởng, nhưng đừng quá mù quáng. Hãy luôn sáng suốt và phân định rạch ròi giữa quốc pháp và tình cảm cá nhân. Có như vậy, mới có thể đưa đất nước đi lên, phát triển, con dân mới được ấm no hạnh phúc.

=> Câu chuyện “An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thuỷ” là sự giải thích của dân gian về sự kiện xảy ra trong lịch sử: nước Âu Lạc bị đánh chiếm. Đồng thời, câu chuyện cũng là lời cảnh tỉnh đến con người về việc: không nên đặt lòng tin quá nhiều, nếu không hậu quả sẽ rất khôn lường. Như việc An Dương Vương mất nước vì quá yêu chiều và tin tưởng Mị Châu. Ngược lại Mị Châu lại quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thuỷ. Vì vậy ta không nên đặt lòng tin quá nhiều, và phải luôn cảnh giác đối với kẻ thù. 

Trên đây là bài làm mẫu về: Đóng vai nhân vật An Dương Vương kể lại toàn bộ câu chuyện “An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thuỷ”. Hy vọng với bài làm mẫu này của chúng mình, sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích dành cho các bạn. Chúc các bạn sẽ làm bài thật tốt, đạt được điểm cao.

Xem thêm: Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao Duyên hay chi tiết nhất

Ngữ Văn Lớp 10 -