Giới hạn đo, đơn vị đo, cách đo độ dài – Vật Lý 6
Lên lớp 6 ở môn học Vật lí học sinh được học đầy đủ về cách đo độ dài của một vật, đo khoảng cách. Và khái niệm giới hạn đo, dụng cụ đo.
Đo độ dài là đo chính xác kích thước chiều dài của những vật dụng, khoảng cách các vật.
Khi nắm chắc được kiến thức về đo độ dài ở môn Vật Lý 6, các em học sinh sẽ tiếp thu được những kiến thức vật lý ở các lớp lớn hơn, biết cách chuyển đổi đơn vị về kích thước đơn giản nhất cũng như cách đo những vật dụng đơn giản nhất trong nhà mình.
Giới hạn đo
– Giới hạn đo (GHĐ): là độ dài lớn nhất ghi trên thước (ở cuối thước).
– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Đơn vị đo độ dài
– Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
– Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
– Một số chuyển đổi đơn vị đo độ dài cơ bản thường dùng:
Cách đo độ dài
– Ước lượng độ dài cần đo, chọn thước đo thích hợp.
– Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 ngang với đầu của vật.
– Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu cuối của vật để đọc kết quả đo. Đọc giá trị, ghi kết quả tới ĐCNN của thước đo có đơn vị liền theo. Khi mép cuối của vật không trùng với vạch chia thì ghi giá trị của vạch gần nhất.
Dụng cụ dùng để đo độ dài
Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
Vật Lý 6 - Tags: cách đo độ dài, đơn vị đo độ dài, giới hạn đo, vật lí 6