Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết cực hoàn chỉnh

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay và chi tiết sẽ giúp học sinh có một mở bài hoàn chỉnh cuốn hút người đọc.

Truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết vốn đã là các thể loại văn học không còn xa lạ đối với thế hệ học sinh. Song thể loại kịch lại khá ít được nhắc đến và ít bắt gặp, dẫn đến, có lẽ các bạn vẫn còn khá mơ hồ về thể loại này. Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 – cũng là chương trình với các tác phẩm văn học sẽ dùng làm câu năm điểm của đề Thi ngữ văn trung học phổ thông Quốc gia; có một tác phẩm kịch rất nổi tiếng của Lưu Quang Vũ là “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đây là một thể loại khá mới mẻ trong cách viết của các bạn, chính vì vậy có lẽ các bạn sẽ gặp khó khăn trong việc mở bài sao cho suôn sẻ và hấp dẫn người chấm. Dưới đây là bài làm mẫu về mở bài của tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn.

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết cực hoàn chỉnh

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Những phần mở bài về tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ hay và xuất sắc.

Mở bài mẫu số 1 về tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

“Văn học đến với con người theo cách của ngọn lửa: nung đốt và sưởi ấm, tiêu huỷ và chiếu sáng” (Lê Thành Nghị). Văn học chính là vậy, là ngọn lửa trên tay mà tác giả công phu, tỉ mỉ góp nhặt từng ngày từng ngày vất vả mới có thể tạo thành. Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong thể loại kịch, hẳn bạn đọc không còn mấy xa lạ với cái tên Lưu Quang Vũ – một nghệ sĩ đa tài, đa sắc màu. Giáo sư Phan Ngọc đã đưa lời vàng ngọc nhận xét về lối viết kịch đầy ấn tượng của Lưu Quang Vũ: “Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý.” Và nhận định này của giáo sư dành cho Lưu Quang Vũ song lại hoàn toàn phù hợp với tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Tác phẩm chính là việc lấy hư tả thực, lấy sự thô lỗ, có phần thô tục để nói về cái cao sang, thanh thuần. Tác phẩm là tiếng nói mong muốn con người hãy sống là chính mình, hãy ham mê sống chân chính chứ không phải chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời này. Đồng thời, tác phẩm cũng mong muốn con người hãy nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn để sống cuộc đời của chính mình.

Mở bài mẫu số 2 về tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

“Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện… khát vọng chính của anh là khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con người. Cho nên vượt qua những đề tài có tính chất thời sự, kịch của anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững lâu dài” (Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Thưởng). Quả thật, như ngọn lửa mới lạ bùng cháy giữa nền văn chương Việt Nam, các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ rực sáng về một trong những đề tài phổ biến trong đời sống xã hội. Đó là con người, là những vấn đề xoay quanh sự sống, sự cống hiến và hoàn thiện từng ngày của con người. Để rồi từ cảm hứng về con người, về cái đẹp của họ, về sự thanh cao, thanh thuần của họ mà Lưu Quang Vũ đã làm nên những kiệt tác để đời. Trong đó tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một tác phẩm thể hiện rõ phong cách và nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm là tiếng nói về con người, cần xác định rõ bản thân giữa cái sống và cái tồn tại. Cần hiểu rõ về bản thân, sẵn sàng vượt qua gian nan thử thách để ngày một hoàn thiện chính mình. Tác phẩm cũng nói về một khía cạnh trong hôn nhân, đó là khía cạnh về quan hệ vợ chồng về cả thể xác và tinh thần. Con người cần có sự dung nhập hài hoà hai điều trên, để có thể tạo nên một cuộc sống gia đình hạnh phúc và một cuộc đời con người vẹn tròn.

Mở bài mẫu số 3 về tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

“Văn học cuối cùng là viết về trái tim của con người” (Maxim Malien). Quả thật là như vậy, văn học từ cổ chí kim đều chung quy viết về con người. Dẫu bắt nguồn vấn đề từ những khía cạnh của đời sống xã hội hay bắt nguồn từ khía cạnh của vẻ đẹp thẩm mỹ thiên nhiên, thì cuối cùng nó vẫn là sự dẫn dắt để nói lên cái đẹp trong cốt cách, tâm hồn của con người. Mà ở trong văn học, con người như một bậc “quân vương” chỉ cần lặng im ngóng trông sự khắc tạc của nghệ sĩ. Nếu truyện ngắn, thơ ca nói về tiếng lòng, tiếng khổ ải của con người ta qua tâm hồn nhà văn, nhà thơ. Thì kịch lại mang đến một hiện thực giày sức sống, mà ở đó từ hiện thực tác giả nói về con người. Trong dòng chảy của thể loại kịch, không thể nào không nhắc đến cái tên Lưu Quang Vũ, như một bậc thầy của thể loại văn học này. Tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của ông chính là sự khắc họa về hiện thực mà từ đó chính con người phải nhận thức được về “Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại” (Jack London). Đồng thời con người phải dùng chính sự sống nơi bản thân mình để vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc đời để tự hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt, “Hồn Trương Ba da hàng thịt” còn là tiếng lòng của tác giả phản ánh một vấn đề khá phổ biến trong hôn nhân. Đó là quan hệ vợ chồng. Qua tác phẩm, tác giả muốn, độc giả xem xét và nhìn nhận, từ đó dung hoà hài hợp về vấn đề quan hệ vợ chồng. Cũng là một vấn đề sẽ giúp tạo nên thay đổi cho con người.

Mở bài mẫu số 4 về tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

“Nếu ví tác phẩm văn học là một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời, thì cái tạo nên nó là nước mắt hạnh trai và công phu của người nghệ sĩ” (Chế Lan Viên). Mỗi tác phẩm văn học khi được đến với mắt nhìn và tâm cảm nhận của độc giả, đều là những tác phẩm đã được mài giũa qua quá trình khắc nghiệt và gian nan. Ở đó, tác giả đã góp nhặt từng chút những một những con chữ, những bụi vàng chi tiết. Để rồi khi ghép lại, tác giả dùng công phu cũng như tài hoa xuất chúng của mình để lần nữa khắc họa một cách sâu sắc về tác phẩm sau đó mới đưa đến với bạn độc. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm ra đời chính là dùng tất cả tất cả tâm huyết, dùng tất cả tinh hoa của người nghệ sĩ để sáng tác nên. Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, không chỉ là sự xuất hiện của các tác giả nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, thơ, với tiểu thuyết, văn hiện thực;… mà còn có một thể loại tất nổi trội cùng một tác giả rất nổi bật là kịch, với tác giả nổi tiếng Lưu Quang Vũ. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp đã từng nhận xét về phong cách của Lưu Quang Vũ như sau: “Sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ, về bản chất chính là những truy vấn và đối thoại không ngừng về nhân sinh, lịch sử, đất nước, con người từ góc nhìn văn hoá và tinh thần nhân bản. Bằng tài năng và sức lao động đến mức phi thường, Lưu Quang Vũ đã truyền năng lượng và khát vọng đổi mới của ông đến hàng triệu người, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật hết sức to lớn. Đó là hạnh phúc không dễ gì có được của bất cứ người nghệ sĩ nào.” Và nhận xét của ông rất đúng và cũng hoàn toàn phù hợp với tác phẩm kịch nổi của Lưu Quang Vũ “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Qua tác phẩm, tác giả cũng muốn khuyên con người hãy sống đúng với giá trị của bản thân mình, sống với chính con người của mình; đồng thời, con người cần sống chứ không nên tồn tại, cần vượt qua khó khăn, thử thách để có thể có thể hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, con người cũng không nên chỉ quá chú trọng đến vấn đề thanh cao tâm hồn mà quên mất thể xác. Cần phải có sự hài hoà và dung nhập giữa hai yếu tố trên.

Mở bài mẫu số 5 tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ:

“Văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngữ Đường). Văn chương từ khi ra đời đã mang vẻ đẹp, khi thì ngợi ca con người, khi lại lên án, khi lại thương xót, song đôi lúc lại tù tội bỏ mặc con người. Nhưng thực chất, sâu trong cõi lõi của văn chương vẫn là những trang bản thảo viết về con người, về những nét đẹp tâm hồn con người. Qua đó có phê phán hay tố cáo thì cũng chỉ nhằm mục đích giúp con người phát triển toàn diện hơn. Trong kho tàng văn học Việt Nam, nhắc đến truyện ngắn, ta không thể bỏ qua cái tên: Nam Cao với những tác phẩm viết về người nông dân nghèo, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; nhắc đến tiểu thuyết, ta không thể quên cái tên Ngô Tất Tố với “Tắt đèn”, ở đó là hình ảnh của những con người trong xã hội cũ mà “con giun xéo lắm cũng phải quằn.”,… và đến với thể loại kịch, người ta không thể không nhắc tới Lưu Quang Vũ. Cái tên xuất chúng với tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đọc tác phẩm, ta thấy rõ ràng được phong cách viết độc đáo, sáng tạo, không trùng lặp của tác giải. Đồng thời, qua tác phẩm, tác giả muốn gửi tới con người thông điệp hãy sống, hãy vượt qua rào cản để đến được với con người hoàn mỹ nhất của mình. Và hãy sống là chính mình, với chính giá trị con người mình có. Song, con người cũng cần chú ý tới sự dung hợp, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn, tránh để mất cân bằng giữa hai yếu tố này.

Trên đây là bài làm mẫu về mở bài hay nhất tác phẩm kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Với phần làm mẫu mở bài này sẽ thật sự là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng cho bạn. Hy vọng bài làm mẫu của chúng mình sẽ làm nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn trong bài làm văn sắp tới. Chúc các bạn làm bài thật tốt và đạt được điểm cao nhé.

Xem thêm: Tóm tắt Vợ nhặt chi tiết ngắn gọn ý nghĩa nhất – Văn Lớp 12

Ngữ Văn Lớp 12 -