Top 6 mở bài Sóng hay đầy đủ chi tiết có chọn lọc

Mở bài Sóng hay sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có thể đạt được điểm cao hơn và viết bài văn dễ hơn khi đã hòa mình vào để nhớ về Sóng.

“Sóng” của Xuân Quỳnh trong hệ thống các tác phẩm từ chương trình Ngữ văn lớp 12 chính là kiệt tác tạo nên những vẻ đẹp tình yêu tuyệt vời. Tác phẩm cũng thường được sử dụng trong các đề thi, có lẽ vì vậy mà các bạn khá quan tâm đến việc có một mở bài độc đáo và sáng tạo nhất. Vậy hãy cùng tham khảo 6 mở bài về “Sóng” hay và sáng tạo nhất sau đây nhé.

Top 6 mở bài Sóng hay đầy đủ chi tiết có chọn lọc

Mở bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

6 mở bài”Sóng” hay chi tiết và sáng tạo nhất

Mở bài 1:

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng). Quả thật, giữa dòng chảy khắc nghiệt và bom đạn chiến tranh nảy lửa, giữa sự khốc liệt của đường Trường Sơn bom đạn rơi nghi ngút, giữa khung cảnh đất nước đang ngày đêm kháng chiến chống đế quốc Mĩ, là sự ra đời của các tác phẩm viết về kháng chiến như: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, về văn xuôi như: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Thị Minh Khuê,… Thì sự ra đời bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh như một dòng chảy ngọt ngào giữa lửa đạn chiến tranh ấy. Bài thơ là vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình – luôn khao khát, luôn cận lực bày tỏ tình yêu và luôn một mực đi tìm đích đến chân chính cuối cùng của tình yêu. Hãy cùng cảm nhận bài thơ qua hai hình tượng song hành và xuyên suốt toàn bài “sóng – em”.

Mở bài 2:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt đòi vạn chuyến ong bay.”

(Chế Lan Viên)

Thật vậy, mỗi một tác phẩm ra đời đều là tất cả công sức, là tất cả tâm huyết của tác giả đổ trên trang giấy và trên chặng đường tìm kiếm chất riêng thơ mình. Mỗi một tác phẩm ra đời, là cả trăm, triệu lần “con ong” biến những bông hoa từ ngữ thành “mật ngọt” thu hút tâm hồn người đọc, là cả ngàn, vạn lần “ong” đi kiếm tìm chất thơ ở trong cuộc đời mênh mông. Để rồi, từ những chuyến bay ấy, nhà thơ đã tạo nên những kiệt tác đặc sắc cho đời. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh chính là một thi phẩm như vậy. Một thi phẩm tình yêu cháy bỏng giữa dòng chảy văn học Cách mạng. Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu, song đây cũng là tiếng lòng của chính nhân vật trữ tình đang khao khát, đang nhiệt huyết với tình yêu. Qua hai hình tượng “sóng – em” hãy cùng cảm nhận vẻ đẹp tình yêu đích thực trong thi phẩm “Sóng”.

Mở bài 3:

“Cuộc đời là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Pautopxki). Đối với mỗi một nhà thơ, cuộc đời chính là khu vườn rộng lớn, để nhà thơ gieo hạt mầm thơ ca và từ những hạt mầm lớn lên từng ngày ấy, thi sĩ sẽ chắt chiu và chọn lọc ra những tác phẩm hay và tinh túy nhất. Cuộc đời là khu vườn, mà ở đó thi sĩ là người nông dân ngày đêm chăm chút từng ít, từng ít một để những khóm thơ ca của mình được phát triển tốt đẹp nhất. Trong khu vườn cuộc đời này, mỗi thi sĩ lại có cho mình một khu vực riêng, ở đó họ thỏa sức mình mà tạo nên những kiệt tác văn chương xuất sắc. Xuân Quỳnh nữ thi sĩ nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Mỹ cũng có cho mình một khu vực riêng với cái tên tình yêu. Khu vực thơ chị, là sự cuốn hút, là sự trải mình sức sống tình yêu, là khu vực ngọt ngào giữa các khu vực khô khan của thơ ca Cách mạng. Trong đó, thi phẩm “Sóng” chính là kiệt tác thơ tình yêu của tác giả. Bài thơ với hai hình tượng “Sóng” và “Em” xuyên suốt, song hành từ đầu tới cuối, chính là đặc sắc và độc đáo lôi cuốn người đọc. Hãy cùng cảm nhận phong cách thơ Xuân Quỳnh cùng vẻ đẹp người phụ nữ trong tình yêu qua tác phẩm “Sóng”.

Mở bài 4:

“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” (Viên Mai). Thơ ca là hạt mầm, hạt mầm ấy bắt đầu nhen nhóm và phát triển hăng say tất cả là nhờ vào tiếng tâm hồn, tiếng lòng đồng điệu của thi sĩ đối với hạt mầm ấy. Hạt mầm ấy lớn nhanh hay chậm đều dựa vào sự cảm nhận, sự thấu hiểu của tấm lòng nhà thơ đối với cuộc sống. Thơ có hay hay không, là dựa vào tâm hồn nhà thơ có thực sự thanh tịnh, có thực sự đồng cảm với vấn đề hay không. Chính vì vậy, ngay từ khi đặt nét bút đầu tiên để khắc họa nên tiếng thơ, nhà thơ đã gieo vào chính tấm lòng của mình một hạt mầm. Và rồi từ những cảm nhận của nhà thơ hạt mầm ấy phát triển, nở ra những câu thơ hay và tuyệt sắc. Cũng chính vì lẽ này mà bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh ra đời là tác phẩm tiêu biểu trong đề tài tình yêu. Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu; đồng thời cũng là tiếng tâm hồn tha thiết, khát vọng tình yêu muôn đời của nhân vật trữ tình.

Mở bài 5:

“Thơ là rượu của thế gian” (Huy Trực). Quả thật là vậy! Thơ như một vò rượu lâu năm, mà chỉ thử một ngụm lòng người đã điên đảo say mê. Thơ khiến lòng người đồng điệu, thơ khiến lòng người đảo điên. Thơ là chất riêng, lạ, là mật ngọt rót vào tâm hồn con người. Là đắng cay dày xéo con người, là sức sống tràn đầy nơi tâm hồn con người. Thơ làm lòng người da diết, thơ làm lòng người dạt dào, thơ khiến lòng người cuộn cuộn sóng trào dâng. Để rồi, đúc kết lại, thơ chính là rượu, là thứ rượu làm con người ta tha thiết muốn nếm thử. Trong dòng chảy của thơ ca Cách Mạng, bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh chính là thứ rượu ngọt làm say đắm bao con tim độc giả, nhất là những trái tim đang lạc lõng giữa cái gọi là tình yêu. Bài thơ là sự ẩn thân của “em” vào “sóng” để nói lên khát vọng tìm kiếm hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Ở đó, tác giả cũng hòa mình vào nhịp điệu của tác phẩm để nói lên khát vọng tình yêu của mình.

Mở bài 6:

“Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp). Đối với mỗi con người, tâm hồn sẽ luôn có những khoảng cách đồng điệu, mà qua đó, những suy nghĩ, những trăn trở, những lo lắng và cả trải nghiệm của con người sẽ được khơi dậy. Có người sẽ chọn viết lách để nói ra tiếng lòng của mình. Có người âm điệu hơn lại chọn âm nhạc để nói lên tiếng tâm hồn mình. Và có cả những người chọn thơ làm nơi dừng chân cho những nỗi niềm của mình. Qua những câu thơ tưởng chừng như ngắn gọn, lại là cả một tấm lòng trải dài tâm tư của người thi sĩ. Trong dòng chảy của thi ca, tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh chính là vẻ đẹp tâm hồn đồng điệu và cả đồng cảm với tất cả những người phụ nữ trong tình yêu. Qua tác phẩm ta vừa cảm nhận được những tâm sự về khát vọng tình yêu của tác giả, đồng thời cũng là nhịp điệu muốn hết mình kiếm tìm tình yêu ấy. Hãy cùng cảm nhận “Sóng” để hiểu rõ về phong cách, nội dung đặc sắc của tác phẩm nhé.

Trên đây là tuyển tập 6 mở bài Sóng hay sáng tạo được sưu tầm từ bài làm văn đạt điểm cao tại các nhà trường và kỳ thi học sinh giỏi trên cả nước. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.

Xem thêm: Dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh đầy đủ nhất

Ngữ Văn Lớp 12 -