Nhân hóa là gì? Định nghĩa và bài tập về phép nhân hóa
Nhân hóa là gì? Tìm hiểu chung về phép nhân hóa, tìm hiểu các ví dụ nhân hóa và giải các bài tập về phép nhân hóa.
Biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm và thắc mắc hiện nay. Ở trên thực tế thì nhân hóa chính là biện pháp rất quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Phép nhân hóa cũng được sử dụng khá phổ biến ở trong các câu ca dao hay văn chương. Để có thể hiểu chi tiết hơn về nhân hóa và tác dụng của nhân hóa là gì? Các em cùng tham khảo thông tin bài viết sau nhé!
Tìm hiểu chung nhân hóa là gì và ví dụ
Định nghĩa nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hóa là sử dụng những từ ngữ để miêu tả chi tiết về con người để gọi tên. Miêu tả con người, con vật, đồ vật hoặc một sự vật hiện tượng nào đó. Sự miêu tả này sẽ khiến cho hiện tượng, sự vật đó trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Các kiểu của biện pháp nhân hóa được sử dụng phổ biến
Nhân hóa chính là biện pháp được sử dụng phổ biến ở trong các câu văn/ câu thơ được nhiều tác giải áp dụng. Theo đó, nhân hóa sẽ có 3 kiểu được sử dụng chính đó là:
- Gọi người, gọi vật thông qua việc sử dụng nhũng từ ngữ
Ví dụ như: Cô chào mào đang đậu ở trên ngọn cây hoa hót véo von
Sử dụng từ ngữ của con người là “ cô” để xưng cho loài chim
- Sử dụng những từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động và tính chất của sự vật.
Ví dụ như: Ông mặt trời ban phát cho chúng ta ánh nắng, cho cây hoa đâm chồi nảy lộc và cho con người.
Sử dụng từ ngữ tính chất và hoạt động của con người “ ban phát” sử dụng cho mặt trời. Hình ảnh ông mặt trời được miêu tả như hành động mà chỉ con người mới làm được
- Dùng từ ngữ để xưng hô với vật với con người
Chẳng hạn như: Chị thỏ ơi! chị đang nói chuyện với ai đó
Trong ví dụ này, từ ngữ xưng hô với con người được xưng hô cho thỏ
Phép tu từ nhân hóa có tác dụng như thế nào?
Có thể các em chưa biết, biện pháp nhân hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong văn học. Chưa dừng lại ở đó biện pháp này còn đem đến nhiều hữu ích trong đời sống của con người. Theo đó, chúng ta có thể kể đến một số công dụng chính của biện pháp nhân hóa đó là:
- Sử dụng phép nhân hóa sẽ giúp cho loài vậy/ cây cối đều trở nên sinh động và gần gũi với con người hơn.
- Loài vật/ cây cối và con vật tất cả đều được biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.
Cách nhận biết phép nhân hóa ở trong câu
Biện pháp nhân hóa sẽ không quá khó để chúng ta nhận biết, tuy nhiên đối với các em học sinh thì đây có thể là điều trở ngại, khó khăn. Theo đó, các em có thể tham khảo một số cách nhận biết biện pháp nhân hóa trong câu như:
- Khi ở trong cây hoặc đoạn văn có xuất từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người để miêu tả sự vật, con vật hay sự việc hiện tượng.
- Ở trong câu hoặc đoạn văn có xuất hiện những từ ngữ xưng hô như với con người như là: cô, chú, bác, anh, chị,…
Tìm hiểu về những ví dụ nhân hóa
Sau khi các bạn học sinh đã nắm chắc về khái niệm cũng như một số hình thức nhân hóa được sử dụng nhiều. Thì chắc chắn không thể bỏ qua việc tham khảo thông qua ví dụ. Bởi những ví dụ này sẽ giúp các em hình dung dễ hơn và làm bài tập nhuần nhuyễn hơn.
- Ví dụ: Quê em có những con sông uốn lượn quanh cánh đồng lúa
Trong đó: hình ảnh nhân hóa tả hình dáng con sông biết uốn lượn
- Ví dụ: Ở trên cung trăng chị Hằng đang vui chơi đùa hát ca cùng chú Cuội
Trong đó: Sử dụng từ ngữ gọi con người “ chị” để gọi tên vật là “ mặt trăng”
- Ví dụ: Con cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, sầm uất tàu mẹ, tàu con nối đua vào bến.
Trong đó: “ Sầm uất, nhộn nhịp”, “ tàu mẹ”, “ tàu con” chính là hình ảnh nhân hóa. Điều này đã giúp cho bến cảng trở nên gần gũi, sinh động giống như những người đang lao động.
Giải bài tập về phép tu từ nhân hóa
Bài tập 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa
Trong đoạn văn hình ảnh nhân hóa được thể hiện cụ thể ở những từ ngữ như: bến cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, bận rộn, tíu tít.
Sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu văn trên có tác dụng chính là:
- Nó giúp cho khung cảnh ở nơi bến cảng đều trở nên gần gũi, sinh động hơn với người nghe/ người đọc. Đặc biệt còn giúp liên tưởng đến bến tàu ngày càng một nhộn nhịp, đông đúc khi có thêm nhiều con thuyền cập bến.
- Miêu tả rõ được sự phấn khởi và niềm vui của con người khi lao động và sự khẩn trương, sầm uất, tấp nập thành một nhịp lao động.
- Thể hiện rõ được cảm xúc hạnh phúc, sự tự hào của chính tác giả khi được tận mắt trông thấy khung cảnh nhộn nhịp của bến cảng.
Bài tập 2: Tác dụng và cách hình thành nên biện pháp nhân hóa trong câu văn
Câu a
- Từ nhân hóa được sử dụng chính là “ ơi”
- Kiểu nhân hóa được sử dụng đó là trò chuyện với vật như trò chuyện với người
- Phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng là khiến cho những ngọn núi tưởng chừng như vật vô tri, vô giác. Đã trở nên có hồn và cảm xúc hơn. Điều này đã giúp cho người nói giãi bày những suy nghĩ của mình đối với ngọn núi.
Câu b
- Từ sử dụng nhân hóa chính “ tấp nập”
- Kiểu nhân hóa được dùng từ chỉ hoạt động và tính chất của con người để chỉ những hoạt động của vật
- Biện pháp nhân hóa sử dụng trong đoạn văn này có tác dụng giúp người đọc cảm nhận và hình dung rõ hơn về cuộc sống của những loài vật đang sinh sống ở bãi sông.
Với sự tìm hiểu và làm rõ trên đây rất dễ dàng các em đã tự hoàn thành được bài học của mình phải không. Khi biết được những hình thức nhân hóa sẽ giúp các em làm bài tập cũng như áp dụng vào trong bài văn phân tích một cách dễ dàng. Hãy luyện tập thêm nhiều bài tập về phép so sánh này để sử dụng nhuần nhuyễn hơn nhé. Chúc các em đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
Xem thêm: Ẩn dụ là gì? Định nghĩa và tác dụng của phép ẩn dụ là gì?
Thuật ngữ -