Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” – Lớp 12

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” trong chương trình Ngữ văn lớp 12 sẽ giúp cho các em học sinh hiểu 2 khổ thơ đầu trong bài thơ hơn.

Trước đó,… đã gửi đến các bạn gợi ý phân tích về 4 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”. Tiếp theo, dưới đây là bài giúp các bạn tham khảo về phân tích vẻ đẹp tình yêu trong 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”, các bạn hãy đón đọc nhé.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” - Lớp 12

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”

Bài mẫu số 1:

“Biển nói với em về hạnh phúc

Và nói với em về những chuyến đi 

Đêm không tiếng sóng nằm thao thức

Biển và em nỗi nhớ tràn đầy.”

(Giang Nam)

Tình yêu từ bao đời nay luôn là tình cảm to lớn và cao đẹp xuất phát từ trái tim cuồng nhiệt khát vọng cháy bỏng với người mình yêu. Yêu mang đến cho con người hạnh phúc, yêu mang đến cho con người sự thăng hoa. Ngược lại, yêu cũng mang đến cho con người nỗi buồn, mang đến cho con người nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Tiếng lòng của tình yêu là tiếng nói đồng điệu, là tiếng cảm thông sâu sắc nhất của đời người. Và tiếng lòng ấy, cũng là tiếng tâm hồn của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, khi chị viết về bài thơ “Sóng”. Với hai khổ thơ đầu mở ra, Xuân Quỳnh mang đến hai hình tượng “sóng – em” với những nỗi niềm và khát khai tình yêu cháy bỏng.

Xuân Quỳnh ( 1942-1988), là nhà thơ tiêu biểu trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ Xuân Quỳnh vừa mang tâm hồn của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng trong hạnh phúc bình bị. Bài thơ “Sóng” sáng tác năm 1967, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ, với nhan đề “Sóng”, cùng hai hình tượng song hành “sóng – em” xuyên suốt toàn bài. Trong đó “em” là cái tôi trữ tình của nhà thơ, hay chính là sự hoá thân của Xuân Quỳnh vào hình tượng “sóng” để nói lên những khao khát tình yêu chân chính đời mình.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết rằng: “Khi bạn đang hát một bản tình ca, là đang hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang, thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.” Quả thật, có thể nói tình yêu là quà tặng vô giá, là tuyệt phẩm kì diệu nhất trong cuộc sống. Trong tình yêu luôn mang những trạng thái cung bậc cảm xúc khác nhau; tuy nhiên đến với tình yêu trong “Sóng” Xuân Quỳnh, với khổ thơ mở đầu, người đọc sẽ được cảm nhận trạng thái đối lập mà lại thống nhất trong tình yêu của hình tượng “sóng”:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành; với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng. Ở đó hồn thơ Xuân Quỳnh là “cánh chuồn chuồn báo bão chao đi chao về mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên.” (Chu Văn Sơn). “Sóng” là cách Xuân Quỳnh tìm bến bờ nương thân giữa sự bão tố và bình yên ấy. Ngay ở hai câu thơ mở đầu, với trạng thái đối lập của “sóng” trong tình yêu, nhà thơ cũng đã khắc tạc tâm tình ẩn chưa trong tình yêu của người phụ nữ. Bằng biện pháp liệt kê những đặc tính của sóng, và đặt những đặc tính ấy đối lập: “dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ” kết hợp với cách sử dụng tính từ, từ láy và liên từ “và” hình tượng “sóng” trở thành hiện thân của các đối cực. Qua cảm nhận của nhà thơ, sóng là một thực thể mang trong mình nhiều tính cách đối lập nhưng lại voi cùng thống nhất, sự vận hành của sóng thông theo quy luật của tự nhiên, còn trạng thái của người ohuj nữ trong tình yêu cũng mang sự đồng điệu như sóng, nhưng là quy luật của tình yêu. Đó là lúc : “dữ dội – ồn ào” mạnh mẽ, những sau cùng lại vẫn là sự “dịu êm – lặng lẽ” được thể hiện qua những âm tiết của mở mang thanh bằng kết thúc ở cuối mỗi câu thơ. Sóng cũng như người phụ nữ khi yêu sau những dữ dội, vẫn là sự hiền dịu khi yêu. 

Trong hai câu thơ tiếp theo, sóng là sự thể hiện của kỳ vọng, vươn đến tìm kiếm chân trời của tình yêu trong một hành trình đầy gian truân:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

Với những bản tính đối lập phức tạp, bí ẩn và mãnh liệt, sóng luôn khao khát được là chính mình, được vùng vẫy giữa biển lớn, để tìm đến những giá trị đích thực vốn là lẽ sống của sóng. Trong câu thơ: “sông” và “bể” được ẩn dụ sâu sắc, nếu “sông” với đôi bờ nhỏ hẹp, không gian chật chội, là một thế giới không thể hiểu nổi “sóng”, thì “bể” chính là đại dương, là không gian rộng lớn vô tận, là chân trời mơ ước của “sóng”. Ở đó “sóng” mới thực sự là “sóng”, thực sự được sống với giá trị đích thực mà nó sinh ra chứ không phải những con sóng nhỏ trên mặt sông lăn tăn. Tuy nhiên, hành trình của “sóng” từ “sông” đến “bể” là một hành trình đầy gian khó. Để có thể là chính mình, “sóng” sẽ phải dũng cảm giã từ thế giới nhỏ hẹp của mình, vượt qua muôn ngàn khó khăn mới có thể tìm đến chân trời của  đại dương mênh mông. Hành trình của “sóng”, gợi liên tưởng đến hành trình tìm kiếm kỳ vọng tình yêu của những phụ nữ. Ở đó, kỳ vọng đích thực của những người phụ nữ chính là yêu và được yêu, được trân trọng bao dung và thấu hiểu. Thời gian tìm kiếm tình yêu đích thực của “sóng” vốn không dễ dàng, nó phải vượt qua thành trì của những định kiến của sự đố kỵ, sự hẹp hòi trong những tâm hồn chật hẹp của con người. Vì thế, những phụ nữ khi yêu luôn dám bứt phá từ những chân trời nhỏ hẹp để đến với hiển lớn tình yêu, là một hành trình đau thương nhưng đầu can đảm, quyết liệt.

Có thể cảm nhận cảm xúc về tình yêu ấy trong bài thơ “Thuyền và Biển” của Xuân Quỳnh:

“Chỉ có thuyền mới hiểu

 Biển mênh mông nhường 

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu.”

Mượn hình ảnh “sóng” để nói đến tình yêu Xuân Quỳnh không phải là duy nhất. Trong bài thơ “Biển”, Xuân Diệu hoá thân thành con “sóng” mang thiên tính nam:

“Anh muốn làm sóng biếc

Hôm mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôm êm đềm mãi mãi.”

Đến lượt Xuân Quỳnh, nhà thơ với cảm nhận riêng đầy nữ tính đã khắc hoạ một tình cảm riêng, hình tượng “sóng” mang thiên tính nữ. Dù là con “sóng” nhỏ bé hay là “em” thì đều mang kỳ vọng được tìm đến chân trời yêu thương, bằng những cách quyết liệt.

Nếu ở khổ thơ đầu tiên, “sóng” được miêu tả trong không gian thì ở khổ thơ thứ hai, “sóng” được soi chiếu trong thời gian. Ở đó, nhà thơ tiếp tục giãi bày tình yêu bằng quy luật vĩnh hằng của tự nhiên và quy luật muôn đời của tình cảm con người. Vì thế “sóng” được đặt giữa “ngày xưa” và “ngày nay”:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Nếu “ngày xưa” ẩn dụ cho quá khứ, “ngày sau” để nhấn mạnh tương lai thì cách sử dụng tinh tế các nét ẩn dụ xuyên suốt khổ thơ đã dẫn đường cho những cảm nhận về sự tương đồng giữa “sóng” và tình yêu. Trong dòng chảy niên viễn của thời gian, những con “sóng” từ ngàn đời muôn khát khao biển lớn và tình yêu đích thực. Đó cũng là kỳ vọng muôn đời của nhân loại.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

(“Vội vàng” – Xuân Diệu)

Nỗi niềm vội vàng, khát vọng cuộc đời của Xuân Diệu, thật tương đồng với sự khát vọng tình yêu, khao khát tình yêu đến cháy bỏng của Xuân Quỳnh giữa nhiệt huyết sôi nổi của tuổi trẻ:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Nỗi khát vọng tình yêu muôn đời của người phụ nữ ấy, kết hợp với hai tiếng “bồi hồi” các khắc sâu hơn nỗi niềm ao ước, mong muốn tìm kiếm tình yêu đích thực. Để rồi, giữa tuổi trẻ, cái tuổi cuồng nhiệt nhất, tuổi kiên trì nhất, dám nghĩ dám làm nhất, nhân vật trữ tình không ngại vượt mọi rào cản, tiếp tục vươn mình xây dựng, vun đắp cho tình yêu. Như vậy, mong ước của “sóng” của “em” cũng chính là mong ước của nữ thi sĩ, mong ước ấy tạo nên sự kiên định và ý chí vươn đến tình yêu cho người phụ nữ.

“Nghệ thuật làm nên câu thơ, trái tim làm nên thi sĩ.” (Naul Pose) Quả thật là vậy, nếu những dòng thơ đầy trắc ẩn ở hai khổ đầu tạo nên sự đặc sắc trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, với những cách sử dụng ngôn từ hàm ý sâu xa, cùng các biện pháp tu từ nhầm nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Thì đến với trái tim của nữ thi sĩ, người đọc như tìm đến với vẻ đẹp sâu sắc, vẻ đẹp vừa mang nét hiện đại, vừa mang nét cổ truyền của người phụ nữ khi yêu. Qua bài thơ “Sóng”  Xuân Quỳnh như khắc hoạ sự tươi đẹp của tình yêu, đồng thời ca ngợi sự dũng cảm với tình yêu của người phụ nữ. Tiếng thơ Xuân Quỳnh thời hiện đại, như tiếng tâm hồn thầm kín thời cổ xưa của người phụ nữ trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm:

“Khắc giờ đằng đẵng như niên, 

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”

Dù cách nhau một thế hệ, nhưng dường như họ đều gặp nhau trong nỗi niềm khát vọng tình yêu lứa đôi.

Bài mẫu số 2:

Mở bài:

Biêlinxki nhà phê bình văn học Nga từng viết: “Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.” Cuộc đời bao giờ cũng là cội nguồn cảm hứng mênh mông bất tận cho tâm hồn người nghệ sĩ. Thi ca nói riêng và nghệ thuật nói chung nếu không bám rễ vào cuộc đời, không hút nhựa sống đang ngầm chảy dạt dào của cuộc đời thì nó mãi là cây non khô héo, sẽ chết yểu trước định luật băng hoại của thời gian. Trong dòng chảy của nền thi ca Việt Nam hiện đại, “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một minh chứng cho sự hoà quyện giữa cuộc đời với nghệ thuật. Thi phẩm được khởi phát từ tâm hồn của một người nữ sĩ tài hoa “như một cây xương rồng kiên cường và kỳ diệu trên sa mạc đã vắt kiệt sức mình để nở những chùm hoa tuyệt quý cho đời” (Nguyễn Thu Phương). Hãy cảm nhận những nét đẹp tình yêu đáng trân trọng của người phụ nữ trong hai khổ thơ đầu bài thơ “Sóng”.

Thân bài

Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hồn thơ chị là tiếng tâm hồn của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong hạnh phúc bình dị đời thường. Các tác phẩm tiêu biểu của nữ thi sĩ như: “Tơ tằm – Chồi biếc”, “Gió lào cát trắng”, “Hoa dọc chiến hào”,… Bài thơ “Sóng” sáng tác năm 1967, là kết quả của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) của nhà thơ. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ tinh tế Xuân Quỳnh.

“Thích một bài thơ là thích một cách nói, một cách nghĩ, một cách cảm. Nghĩa là trước hết thích tâm hồn của một con người” (Hoài Thanh). Thật vậy, hồn thơ Xuân Quỳnh, chính là sự đồng điệu của tâm hồn nữ sĩ. Hai khổ thơ mở đầu thi phẩm mang nét trạng thái đối lập mà khao khát tình yêu mãnh liệt của tác giả. Khổ thơ đầu tiên mở ra là sự đối lập của hình tượng “sóng”:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

Ở đây, tác giả sử dụng sự đối lập của trạng thái “sóng” từ: “dữ dội – dịu êm” cho đến sự đối lập “ồn ào – lặng lẽ”. Bên cạnh đó, việc tác giả sử dụng tính từ cùng với liên từ “và” càng làm nhấn mạnh thêm trạng thái đối lập của “sóng”. Với cách sử dụng này, “sóng” được đặt trong hai thái cực đối lập nhau. Cũng như tình yêu của người phụ nữ, có đôi lúc “dữ dội – ồn ào” mong muốn có bằng được thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Nhưng có đối lúc lại “lặng lẽ – dịu êm” mặc cho tình cảm ấy trôi dạt. Có một câu nói, mà tôi được biết về sự cảm nhận chung của phụ nữ: “con gái, phụ nữ thật khó hiểu”. Quả thật, nhưng cái khó hiểu ấy của họ là bắt nguồn từ sự khao khát tình yêu, nhưng lại mong muốn tình cảm mình dành cho họ không phải là áp lực, không phải là gồng gánh đối với họ. Cũng như nhân vật trữ tình luôn khao khát tình yêu cháy bỏng, ngay cả trong bài thơ “Chỉ có sóng và em” tác giả cũng đã nhấn mạnh:

“Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào chẳng đập vì anh.”

Hai câu thơ tiếp theo mở ra với biện pháp tu từ nhân hoá, để rồi từ sự nhân hoá “sóng” ấy, tác giả khắc sâu nỗi khát vọng tình yêu cháy bỏng ở trong chính bản thân mình, cũng như trong mỗi người phụ nữ khi yêu:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

“Sông” là vẻ đẹp trong xanh, dịu nhẹ, sẵn sàng vỗ về “sóng”. Tuy nhiên sự vỗ về gợn nhẹ của mặt sông nhỏ hẹp đâu thể nào thỏa mãn khát vọng yêu của “sóng”. Ấy vậy, mà “sóng” quyết định rời bỏ chốn nương tựa bao năm, rời bỏ sự vỗ về của “sông” để tìm đến bến bơf đích thực của tình yêu là “bể”. “Bể” là biểu tượng của sự bao la, rộng lớn, là đại dương, là nơi “sóng” được thỏa mãn nỗi niềm khát khao tình yêu cháy bỏng của mình. Động từ “tìm” cùng cụm từ “tận bể” thể hiện rõ ràng cho mục đích cao đẹp của “sóng” – là mong muốn tìm bến đến bờ đích thực của tình yêu. Như vậy, nỗi khát vọng tình yêu của “sóng”, cũng là niềm khát vọng của hình tượng “em” và của những người phụ nữ đang yêu. Họ khát vọng yêu và được yêu, khát vọng bến bờ hạnh phúc bình dị.

Trên con đường kiếm tìm hạnh phúc riêng cho mình ấy, “sóng” bỗng nhận ra:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Động từ mang âm hưởng tính từ: “Ôi” cất lên như một sự nhận định bất ngờ của chính bản thân “sóng” về những điều mình đang tìm kiếm từ trước đến nay. Nếu “ngày xưa” là biểu tượng cho quá khứ, “ngày sau” là biểu tượng cho tương lai, thì dù là quá khứ, hiện tại hay là tương lai, nỗi khát vọng tình yêu của “sóng” đều là “vẫn thế”. Trong quá khứ, “sóng” khát vọng tình yêu cháy bỏng như thế nào, thì ở hiện tại và tương lai, nỗi khát vọng ấy chỉ có hơn chứ không có kém. Đồng thời, câu thơ kết thúc khổ hai cất lên: “Bồi hồi trong ngực trẻ” càng làm nhấn mạnh thêm khát khao ấy. Người ta thường nói: tuổi trẻ là tuổi của sự dám nghĩ dám làm, dám yêu dám hận,… ở đây, nhân vật trữ tình của chúng ta đang sống đúng với tuổi trẻ xanh tươi. Tác giả, dám mơ ước về một tình yêu to lớn hơn, dám kiên định vượt qua khó khăn, rào cản để đến với tình yêu đích thực của mình. Để rồi, giữa nhiệt huyết tuổi trẻ đó, hai tiếng “bồi hồi” xuất hiện càng khắc sâu thêm vẻ đẹp tình yêu sôi sục trong tâm hồn người phụ nữ. Như vậy hai khổ thơ, khép lại với hình tượng “sóng” ẩn thân cho hình tượng “em” thả mình vào tình yêu. Đồng thời, cũng là sự khắc tạc cho sự dũng cảm, dám yêu hết mình của người phụ nữ.

Kết bài:

Tóm lại, “Sóng” của Xuân Quỳnh chính là tác phẩm tiêu biểu, là dòng chảy ngọt ngào của thi ca kháng chiến. Đặc biệt, với hai khổ thơ đầu, tác giả khắc tạc một hình tượng “sóng” thật dữ dội trong tình yêu, và một “em” rất khát vọng yêu và được yêu đến điên cuồng . Thật đúng như lời chị nói:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai cũng có

Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”

(“Tự hát”)

Hy vọng bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài “Sóng” ở trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Xem thêm: 7 đoạn mở bài Việt Bắc hay sáng tạo và ý nghĩa nhất

Ngữ Văn Lớp 12 -