So sánh là gì? Khái niệm và các phép so sánh thường dùng
So sánh là gì? Khái niệm và các ví dụ về biện pháp so sánh, có những kiểu so sánh gì và các phép so sánh thường sử dụng.
Xin chào các em! chúng ta đang đi đến chương trình hướng dẫn khái niệm ngữ Văn lớp 6. Hãy cùng làm quen với thuật ngữ khái niệm về so sánh là gì? tham khảo thêm về các kiểu và ví dụ hình thức so sánh. Chắc chắn với một số thông tin sau đây sẽ giúp các em hiểu hơn về hình thức diễn đạt đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt. Các em hãy cùng tham khảo và tìm hiểu sau nhé!
Tìm hiểu khái niệm và ví dụ về so sánh
So sánh được hiểu như thế nào?
Dựa vào khái niệm so sánh là gì ở trong Sách Giáo Khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2. Các bạn có thể hiểu biện pháp so sánh chính là biện pháp tu từ được sử dụng để đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật và sự việc khác. Chúng sẽ gần giống trong một điểm nào đó, nhằm tăng gợi hình và gợi cảm để diễn đạt. Các em có thể hiểu định nghĩa thông qua ví dụ sau:
Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Đối với vị dụ này, “ thân em” được so sánh với “ tấm lụa đào”. Ở đây thân phận của người phụ nữ được ông cha ta ví von như “ tấm lụa đào” thể hiện sự đẹp sẽ. Nhưng thân phận của người phụ nữ cũng mong manh, vô định.
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng như thế nào?
Khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh sẽ giúp làm nổi bật một đặc điểm hay khía cạnh nào đó của sự việc, sự vật. Chúng sẽ đặt ở trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau. Đặc biệt chúng giúp cho sự vật, sự việc này trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Giúp cho sự vật, hiện tượng, hình ảnh sẽ được diễn đạt một cách rõ ràng và gần gũi nhất.
Sử dụng biện pháp này giúp cho người đọc, người nghe có thể hình dung một cách dễ dàng. Thậm chí là liên tưởng đến sự việc, sự vật một cách dễ hình dung nhất. Bởi nét đặc trưng của biện pháp này đó chính là lấy cái cụ thể để biểu đạt cái trừu tượng, lấy cái không cụ thể để biểu đạt nên cái vô hình,…
Đặc biệt khi sử dụng biện pháp này sẽ giúp cho câu văn, câu thơ được diễn đạt một cách thú vị và bay bổng hơn. Không gây cảm giác nhàm chán cho người đọc, giúp người nghe dễ hình dung được sự vật, sự việc đang được nhắc đến một cách cụ thể nhất. Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho lời văn trở nên bay bổng và thú vị hơn. Chính vì thế mà chúng được các nhà văn, nhà thờ sử dụng trong các tác phẩm của mình.
Nhận biết biện pháp tu từ so sánh như thế nào?
Để có thể nhận biết được phép so sánh cũng vô cùng đơn giản và không phức tạp. Theo đó, chúng ta có thể nhận biết thông qua câu văn câu thơ có sử dụng những từ như: ví như, như, là, giống như,…Cùng với đó qua nội dung ở bên trong sẽ là sự việc, sự vật có đặc điểm chung được mang đi so sánh cùng với nhau.
Việc nhận biết biện pháp này còn dựa vào nội dung của câu nói. Trong trường hợp nội dung của câu thơ, câu văn được thể hiện tương đồng của sự vật, sự việc. Lúc này phép so sánh đã được sử dụng một cách triệt để.
Phép so sánh có cấu tạo như thế nào?
Trong một phép so sánh, sẽ có bao gồm những phần cấu tạo đơn giản như:
- Đối với vế A sẽ là sự vật, sự việc hoặc con người được so sánh
- Đối với vế B sẽ là tên của sự vật, sự việc hoặc con người được dùng để so sánh với vế A
- Cấu tạo biện pháp so sánh không thể thiếu từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ so sánh sẽ là bộ phận không thể không có trong biện pháp so sánh
Để hiểu hơn về cấu tạo bạn có thể tham khảo thông quan ví dụ đơn giản sau:
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Trong đó vế A sẽ là “ trẻ em”, từ để so sánh là “ như” và từ chỉ phương diện so sánh đó là búp trên cành. Vế B sẽ là “ như bếp trên cành”.
Ở trong một số trường hợp, có phép so sánh không có cấu tạo tuân theo quy tắc hoặc cấu tạo không đầy đủ. Cụ thể là:
- Trường hợp từ so sánh và phương diện để so sánh đã bị lược bỏ
Chẳng hạn: “ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”
- Trường hợp từ để chỉ phương diện so sánh đã bị lược bỏ bớt đi
Chẳng hạn như: Anh em như thể tay chân
- Đối với trường hợp này, “ anh em” là vế A, “ như thể” là từ để so sánh, “ tay chân” là vế B. Còn đối với từ chỉ phương diện không được nêu cụ thể ở trong trường hợp trên.
- Trường hợp đảo từ so sánh và vế B được đưa lên đầu
Chẳng hạn như: Như con trâu đồng, chúng ta phải đi cày
Có các kiểu so sánh nào?
So sánh ngang bằng
Đối với kiểu so sánh ngang sẽ là biện pháp so sánh giữa các sự việc, sự vật có sự tương đồng lần nhau. Với mục đích là muốn tìm kiếm sự giống nhau và thể hiện được hình ảnh của các bộ phận. Thậm chí là đặc điểm nào đó để giúp cho người đọc, người nghe hình dung dễ hơn. Theo đó, các từ để so sánh ngang bằng chúng ta có thể tham khảo là: tựa như, giống như, như là, y như,…
Ví dụ: “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Phép so sánh hơn kém
Đối với phép so sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu hiện tượng, sự vật trong mối quan hệ hơn kém. Từ đó để làm nổi bật lên cái còn lại, những từ so sánh hơn kém chúng ta có thể kể đến là: kém gì, kém hơn, hơn, kém,…
Ví dụ: “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”
Để có thể chuyển từ so sánh ngang bằng sang phép so sánh hơn kém chúng ta chỉ cần thêm vào trong câu những từ phủ định là: “ không, chẳng, chưa”. Trong trường hợp ngược lại, để có thể chuyển từ so sánh hơn kém sang phép so sánh ngang bằng. Để hình dung dễ hơn bạn có thể hiểu thông qua ví dụ sau:
Ví dụ: Những trái bóng dưới chân cầu thủ luôn cuốn hút tôi hơn cả dưới chân bạn nam cùng lớp. Từ so sánh xuất hiện ở đây là “ hơn cả”.
Tổng hợp những phép so sánh hay dùng
Để có thể giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc áp dụng cũng như giải bài tập. Ngay sau đây sẽ giới thiệu đến các em những kiểm so sánh thường thấy trong chương trình học là:
Phép so sánh với sự vật này đối với sự vật khác
Có thể nói đây là phép so sánh phổ biến và được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là phép so sánh kiểu đối chiếu sự vật này đối với sự vật khác được dựa trên những nét tương đồng.
Ví dụ như:
“Bầu trời đang tối đen như mực”
“Cây gạo lớn giống như một tháp đèn khổng lồ”
Phép so sánh sự vật với con người và ngược lại
Đối với phép so sánh này đã dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với phẩm chất của con người. Chúng có tác dụng chính là làm nổi bật lên phẩm chất của con người chúng ta.
Ví dụ:
“ Cây tre thanh cao và giản dị như con người Việt Nam”
“ Trẻ em như búp trên cành”
Phép so sánh âm thanh đối với âm thanh
Đây là phép so sánh được dựa vào sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này đối với đặc điểm của tiếng âm thanh khác. Chúng có tác dụng chủ yếu là làm nổi bật nên sự vật đang được so sánh.
Ví dụ:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
“ Tiếng hót líu lo như tiếng sáo du dương”
Phép so sánh của hoạt động này đối với hoạt động khác
Phép so sánh của hoạt động này đối với hoạt động khác được sử dụng cùng với mục đích là cường điệu hóa sự vật. Đặc biệt là chúng được sử dụng nhiều trong những câu ca dao, tục ngữ.
Ví dụ:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Biện pháp tu từ so sánh là một trong những phép tu từ đơn giản mà chúng ta thường gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng với giải đáp và hướng dẫn trên đã giúp các em nắm bắt được so sánh là gì? cấu tạo so sánh và các kiểu so sánh. Chúc các em luôn đạt nhiều thành tích tốt trong học tập.
Xem thêm: Nhân hóa là gì? Định nghĩa và bài tập về phép nhân hóa
Thuật ngữ -