Thuyết minh về cách làm đồ chơi lồng đèn ông sao – Văn Lớp 8, 9
Thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao đây là một đề bài khá khó, nhưng đừng lo hãy tham khảo bài viết này để có thể làm được.
Mùa thu sang, lòng người luôn háo hức chờ mong đến dịp lễ Trăng Rằm. Ngày này mặt trăng sẽ xuất hiện to tròn nhất, và là ngày các bạn trẻ từ thiếu nhi, đến các bạn đã trưởng thành đều sôi nổi làm những đồ chơi để buổi tối đi lễ hội Rước đèn. Sau đây là bài văn Thuyết minh về cách làm đồ chơi (đèn ông sao), bài viết thuộc về lối viết của chương trình Ngữ văn lớp 8,9.
Thuyết minh về cách làm đồ chơi – đèn ông sao
“Trung thu trăng rằm sáng khắp nơi
Đèn sao lấp lánh đẹp tuyệt vời
Sư tử cùng lân vui nhảy múa
Trẻ nhỏ, người lớn cùng chung vui.”
(“Trung thu” – Nguyệt Hoàng)
Mỗi độ thu đến, mang theo cái lành lạnh của gió se se; mang đến vệt nắng ấm nhè nhẹ, và mang đến cả những kỉ niệm vui vẻ của ngày Rằm Trung thu. Ngày Rằm Trung thu là ngày Tết thiếu nhi, là ngày trẻ con được thỏa sức vui đùa, và tung tăng hoà mình vào những màn múa lân, những ánh đèn nhấp nháy, những ca khúc “Chiếc đèn ông sao”,… đầy vui nhộn. Và hoà trong không khí ấy, còn là hình ảnh chúng ta tự làm đèn ông sao để tham dự buổi tối rước đèn. Việc tự làm chiếc đèn cho chính mình, sẽ là kỉ niệm và cũng là trải nghiệm đầy thú vị cho bạn, hãy thử vào dịp Trung thu năm nay nhé.
Ngày nay đã xuất hiện nhiều những trò chơi hiện đại như: Đèn lồng chạy bằng pin, các hình ảnh búp bê, siêu nhân được lồng ghép vào nhạc trung thu,… nhưng tất cả đều không thể ý nghĩa bằng chiếc đèn ông sao mà bản thân được bố mẹ hoặc tự tay mình làm để cùng vui chơi đêm trung thu. Tôi cũng đã từng được mẹ làm cho đèn ông sao, bà cũng tự biết làm chiếc đèn này. Sau đây tôi sẽ miêu tả cách làm chiếc đèn ông sao tới các bạn, hy vọng cách làm của tôi sẽ giúp bạn có một chiếc đèn xinh đẹp và một tết Trung thu đầy kỉ niệm vui vẻ.
Chuẩn bị dụng cụ thực hiện gồm có:
- Các thanh tre
- Dây buộc cố định các que
- Keo dán
- Giấy bóng màu để phủ lên các que tre
- Bút, và thước kẻ
- Kéo để cắt giấy bóng màu
Cách làm chiếc đèn ông sao tại nhà như sau:
Bước 1: Đầu tiên, ta chẻ các thanh tre thành 10 thanh bằng và giống nhau (kích thước 50cm). Sau đó chẻ thêm 5 que nữa ngắn hơn và có kích thước là 10cm.
Bước 2: Sắp xếp 10 thanh tre kích thước 50cm lại, sao cho tạo thành hình của hai ngôi sao 5 cánh. Sau đó dùng tay định hình lại và dùng dây thép hoặc dây kẽm để cố định lại ngôi sao.
Bước 3: Sau khi cố định xong, chồng hai ngôi sao lên nhau, tiếp đó dùng dây tiếp tục cố đính 5 đỉnh của ngôi sao vừa chồng lên nhau ấy lại. Sao cho gộp thành một hình ngôi sao hoàn chỉnh. Đồng thời, dùng 5 thanh tre ngắn 10cm đã chuẩn bị từ trước, cho chúng vào phần điểm giao của ngôi sao to, để dựng chúng lên để tạo thành hình ngôi sao 3D. Sau đó tiếp tục dùng dây thép hoặc kẽm để cố định lại chắc chắn phần giao của ngôi sao. Để cho ngôi sao thật chắc chắn.
Bước 4: Lấy keo phết đều lên bề mặt của các thanh tre, công đoạn này có thể dùng keo dán bình thường cũng được.
Bước 5: Dùng giấy bóng màu sắc: xanh lục, đỏ, cam, vàng dán lên bề mặt thanh tre vừa phết keo. Công đoạn này yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo của người làm. Nhớ chừa vị trí để bỏ nến và thắp nến.
Bước 6: Sau khi dán xong, để khô, chúng ta đã có được thành quả là một chiếc đèn ông sao rất rực rỡ và đẹp đẽ.
Dàn ý thuyết minh về cách làm đèn ông sao
Văn thuyết minh là một dạng văn dễ bị nhầm lẫn với văn tự sự, miêu tả và biểu cảm. Vì vậy hãy hết sức cẩn thận trong quá trình làm bài. Dưới đây là bài mẫu về dàn ý làm bài văn Thuyết minh về cách làm đèn ông sao. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.
1. Mở bài
Giới thiệu về đèn ông sao và cách làm đèn ông sao.
Ví dụ minh hoạ: Đèn ông sao là món đồ chơi xuất hiện từ lâu đời, và thường được xuất hiện trong dịp Tết trung thu của dân tộc Việt Nam. Chiếc đèn với 5 cánh màu sắc rực rỡ, ngọn nến lung linh đã đi vào tâm hồn tuổi thơ của biết bao thế hệ. Ấy vậy, xuất hiện nhiều lần, và khá quen thuộc, nhưng ít người biết đến cách làm của chiếc đèn ấy như thế nào. Chiếc đèn ấy nhìn có vẻ cầu kì, nhưng bắt tay vào làm lại rất dễ dàng, hãy cùng thực hiện nhé!
2. Thân bài:
a, Nguồn gốc và ý nghĩa của đèn ông sao:
- Nguồn gốc: Chiếc đèn ông sao đã gắn bó lâu đời với tuổi thơ của con người. Ấy vậy mà không ai biết được nó bắt đầu xuất hiện từ đâu, và có chính xác từ khi nào. Chúng ta chỉ biết, nó thường có trong ngày Tết Trung thu, là món đồ chơi làm dựa theo những ngôi sao trên trời, và là món đồ chơi được các bạn thiếu nhi hết sức thích thú và ưa chuộng.
- Ý nghĩa: Chiếc đèn ông sao với sự mô phỏng của ông sao trên bầu trời, là món đồ chơi xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Nó mang ý nghĩa như chính tên gọi của nó là ngôi sao. Nó chiếu sáng mọi góc tối đêm trung thu. Nó cũng như lòng khao khát hạnh phúc hết sức vui tươi, bình dị trong ngày tết thiếu nhi này. Chiếc đèn ông sao là thể hiện cho lòng yêu cái đẹp, sự khát khao và ước mơ được mang đến những vẻ đẹp tuyệt sắc cho cuộc đời. Chiếc đèn ông sao cũng là sự biểu tượng cho vẻ đẹp trẻ thơ, hồn nhiên tươi tắn, trong sáng và ngây thơ.
b, Chuẩn bị nguyên liệu:
- Để chuẩn bị dụng cụ làm một ngôi sao hoàn chỉnh, các bạn cần chú ý nguyên liệu như sau:
- Các thanh tre hoặc trúc, gồm khoảng 10 thanh với độ dày khoảng từ 5mm-1cm, được vót nhọn đầu.
- Chuẩn bị 5 que tre hoặc trúc, độ dài 8cm-10cm và độ dày khoảng 5mm.
- Chuẩn bị giấy bóng đủ màu; cùng một dây kim tuyến.
- Chuẩn bị một ngọn nến.
- Các dụng cụ khác như: dao, kéo, băng keo, bút chì, thước kẻ; giây để buộc.
c, Cách làm:
- Đầu tiên chúng ta làm khung ngôi sao:
- Lấy 10 thành tre đã chuẩn bị từ trước, với các thanh có chiều dài và độ dày bằng nhau. Sau đó, lấy 5 thanh môt ghép lại thành hình 5 cánh sao. Lần lượt như vậy, ta sẽ có được 2 hình ngôi sao 5 cánh.
- Lưu ý: Sau khi đã tạo xong hai hình ngôi sao năm cánh; công đoạn cố định dây cần buộc ít vòng dây và các đầu cánh sao cần vót nhọn, ép sát lại với nhau; tránh để tròn, bị lộ sẽ xấu cánh sao.
- Sau đó dùng dây buộc chặt hai cánh sao. Chú ý cố định chắc chắn ở phần 5 đỉnh cánh sao, tránh tình trạng bung tuột giữa chừng.
- Tiếp đó, sử dụng đến 5 thanh tre ngắn, để chúng vào đầu trong t cánh sao. Sao cho chắc chắn, sẽ tạo được hình ngôi sao 3D. Như vậy là khung của ngôi sao đã được hoàn thiện.
- Sau khi đã cố định khung xong, chúng ta tiếp tục:
- Bôi keo lên phần khung của ngôi sao, bôi đều và khắp bề mặt.
- Sau đó chúng ta bắt đầu dán giấy bóng lên khung ngôi sao. Công đoạn này phải làm thật cẩn thận và tỉ mỉ. Tránh tình trạng dán giấy lệch, rách làm xấu cấu trúc của chiếc đèn về sau.
- Khi đã dán giấy cần để lại một chỗ kín đáo để bỏ nến và thắp nến.
- Sau đó, dùng dây kim tuyến quấn một vòng tròn quanh hình ngôi sao.
- Như vậy là chúng ta đã hoàn thiện xong chiếc đèn ngôi sao lung linh để đi rước đèn cùng bè bạn.
3. Kết bài:
- Như vậy, cách làm chiếc đèn ông sao thang đơn giản mà lại mang đến cho chúng ta trải nghiệm thú vị.
- Đèn ông sao từ bao đời nay đã là món đồ được trẻ em ưa chuộng sử dụng trong dịp lễ Trung thu. Vì vậy, việc tự làm một chiếc đèn cho riêng mình sẽ giúp bạn có những kỉ niệm riêng trong dịp tết Trung Thu.
- Chỉ với các bước thực hiện đơn giản, thành quả bạn nhận được sẽ là chiếc đèn sáng lung linh sắc màu ngày Tết Thiếu nhi.
Trên đây là bài văn thuyết minh cùng dàn ý về cách làm đèn ông sao. Hi vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích tới các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công và có được bài làm văn đạt điểm cao.
Xem thêm: Thuyết minh về ngôi trường của em hay và chi tiết nhất
Ngữ Văn -