Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương (Món Phở) hay nhất

Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương: Món Phở một món ăn truyền thống của Việt Nam, cùng tham khảo để lập dàn ý và viết bài văn hay nhất.

Một trong những dạng bài thuyết minh thường được sử dụng nhất là: thuyết minh về các món ăn. Đối với dạng đề này, đòi hỏi người viết phải có sự nhìn nhận, sự đánh giá vấn đề thật tinh tế và tài hoa. Tránh đan xen vào phương thức tự sự, biểu cảm và miêu tả quá nhiều sẽ làm xáo rỗng bài thuyết minh. Sau đây là bài thuyết minh về: Món ăn dân tộc, mang đậm nét đẹp quê hương: Món phở. Chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn dàn bài cùng với bài làm mẫu về đề bài trên. Hy vọng bài làm của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn.

Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương (Món Phở) hay nhất

Thuyết minh về món ăn dân tộc quê hương

Mở bài: 

Giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Việt Nam, khái quát về món Phở: đi khắp ba miền và trở về với hương vị th ngon của Phở, món ăn được ưa chuộng, và phổ biến toàn quốc, và đã được nhiều bạn bè quốc tế ghi nhận.

Ví dụ minh họa:Trên dải đất Việt Nam uốn lượn hình chữ S, nếu địa đầu Hà Giang nổi tiếng với món: thịt trâu gác bếp, với bánh tam giác mạch,… đến với Sapa đầy hơi thở của bông tuyết: ta được thưởng thức món bánh hạt dẻ, đến với Thanh Hóa, ta được thưởng thức vị cay, chua xen chút nồng nàn của: nem chua, đến Huế ta được thưởng thức các món bánh: bánh bột lọc, bánh nậm; xa hơn về mảnh đất miền Nam: ta được thưởng thức bánh tráng, bánh canh, bánh bò, bánh tiêu,… thì khi quay trở về lại với miền Bắc, bạn không thể nào bỏ qua hương vị ngọt từ xương ống, vị mềm mềm của sợi bún, cái thanh thanh của nước dùng, cái đượm ngọt của thịt,… từ bát Phở Hà Thành. Nếu ai đến với Thủ đô mà chưa một lần tìm hiểu và đến ăn thử nguyên bản của món Phở – thức quà tinh hoa của dân tộc thì thật là lãng phí.

Thân bài:

Nguồn gốc xuất xứ của món Phở:

     –  Phở Nam Định xuất phát từ làng Vân Cù, trong một dòng dõi mang họ Cồ – dòng họ Cồ là dòng họ nổi tiếng với món phở thơm ngon và đặc tả đúng những mùi vị đến sự tinh tế cổ xưa của món phở cổ truyền dân tộc.

     –  Phở Hà Nội cũng có nguồn gốc từ đầu thế kỉ XX, và là món ăn đặc sản tạo nên nét đẹp với du khách khi tới tham quan, nếm thử hương vị Phở Hà Nội.

Cách chế biến món Phở:

a, Nguyên liệu:

      –  Gồm xương ống bò.

      –  Những gia vị hương thơm đi kèm như: hoa hồi, quế chi, thảo quả, gừng, hạt tiêu bắc nguyên hạt.

      –   Dụng cụ: một chiếc nồi hầm to, túi lọc đựng các ngũ vị hương.

      –  Sợi phở trắng trong, là loại gạo một.

      –  Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt ngan,… tuỳ người dùng chọn loại phở nào thì dùng tương ứng một loại thịt đó.

      –  Rau thơm: hành lá, mùi tàu; ớt, có thể thêm chút nước mắm và hạt tiêu cho đượm vị hơn.

b, Cách chế biến món phở:

c, Các loại phở phổ biến ở nước ta:

Các loại phở phổ biến được dùng nhiều là:

d, Phở xuất hiện trong hầu hết các mặt đời sống và cả về tinh thần của con người:

Kết bài:

Khẳng định lại về phở. Nêu khái quát ngắn gọn cảm nhận của bản thân về món ăn đậm đà bản sắc dân tộc này.

Ví dụ minh họa:

Phở từ bao đời này đã là thức quà trân quý trong ẩm thực Việt Nam. Đi vòng quanh mảnh đất hình chứ S với biết bao món ngon, song cái vị thanh thanh, ngọt ngọt tinh tế của phở vẫn đọng lại trong lòng mỗi chúng ta. Để rồi. Dẫu vươn xa khỏi dải đất Việt Nam, vẫn có nhiều nhà hàng Phở mang hương vị truyền thống. Như một cách thức lưu giữ lại bản sắc dân tộc của những người con xa quê.

Trên đây là bài dàn ý thuyết minh về một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc: món Phở. Hy vọng bài dàn ý của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn. Đồng thời, ở phía dưới cũng sẽ có một bài làm văn mẫu thuyết minh về một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc: món Phở. Các bạn hãy đón đọc nhé! Lưu ý bài làm chỉ mang tính chất tham khảo, không nên quá dựa vào.

Thuyết minh về món ăn dân tộc: món Phở Hà Nội.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ Hà Nội những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.”

(“Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)

Trong khắp dải đất Việt Nam thân yêu, đâu đâu ta cũng bắt gặp những món ngon, vật lạ, đề là những thức quà tạo nên nét đẹp riêng của dải đất cong lượn hình chữ S. Nếu đến với Hà Nội qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi ta bắt gặp sớm mai mùa thu hương cốm lan tỏa khắp khu phố; thì đến với Hà Nội trong “Băm sáu phố phường” của Thạch Lam ta lại bắt gặp một Hà Nội với đặc sản nức tiếng “Phở”. Đi du ngoại thêm trên dải đất xinh đẹp này, địa đầu Lũng Cú (Hà Giang) ta bắt gặp món: Chè Shan tuyết, đến Cao Bằng ta bắt gặp món: bánh cuốn trứng, đến với Phú Thọ, ta được thưởng thức món: bánh gai tứ Trụ, dạt qua Nghệ An quê Bác: ta nếm vị ngọt xen lẫn cái bùi bùi của bánh cu đơ, vào với miền Nam: ta thưởng thức bánh tráng, bánh canh, bánh xèo,… Để rồi sau một vòng quanh khắp đất nước, ta trở nếm vị ngọt thanh của phở Hà Nội – một thức quà tạo nên nét đẹp ẩm thực Việt Nam.

Phở Hà Nội có từ những năm đầu thế kỉ XX. Có nhiều người cho rằng phở là đặc sản xuất phát từ làng Vân Cù trong dòng họ Cồ ở Nam Định. Song lại cũng có người cho rằng, phở bắt nguồn từ Hà Nội, và là đặc sản của Hà Nội. Dù là ở đâu, bắt nguồn từ nơi nào, thì phở ta đời vẫn là một món ăn mang đậm nét tinh hoa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Phở đã có từ rất lâu, và là món ăn rất phổ biến đối với con người Việt Nam vào các buổi sáng. Một tô phở thơm ngon, khói còn lan tỏa, chính là một thức quá hiếm có dành cho người sành ăn. Hiện nay, phở không còn đơn độc ở thị trường trong nước nữa, mà đã được biết đến ở thị trường nhà hàng nước ngoài. Các nhà hàng nước ngoài, có cả nhà hàng của người Việt mở, song điều này cũng cho thấy Phở đang dần được đông đảo mọi người trên thế giới tìm kiếm, nếm thử và “ghiền”.

Món phở nổi tiếng hơn cả là phở Hà Nội. Bởi đây vừa là khu trung tâm sầm uất, vừa là Thủ đô của nước Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi năm ở đây đón rất nhiều khách du lịch từ trong nước đến các vị khách nước ngoài. Họ đến để tìm hiểu về văn hoá, con người Việt Nam, và món phở trở thành món ăn được họ yêu thích nhất. Cùng với sự thay đổi và phát triển của thời hiện đại; cùng với những nhu cầu khác nhau của con người, phở giờ đây không còn là món ăn đơn điệu như: phở chan nước lèo, phở bò truyền thống; mà đã được chế biến, được đổi mới với các món như: phở bò tái, phở gà, phở ngan, phở xào, phở trộn, phở chiên,… tất cả đều tạo nên hương sắc mới cho món ăn cổ truyền này. Song, dẫu cho biến tấu, dẫu có thay đổi như thế nào thì món phở cổ truyền với cái vị ngọt thanh của nước lèo chiết xuất từ xương hầm, với cái hương thơm ngũ vị, sợi phở trắng dẻo dai nhưng vẫn mượt mà, vẫn chính là thức quà trân quý của ẩm thực dân tộc ta.

Đối với người dân Việt Nam, phở thường là món ăn thanh đạm vào buổi sáng. Với đầy đủ các chất dinh dưỡng cho một ngày làm việc mới. Song với các du khách, với các khách tham quan du lịch Hà Nội, phở lại là món ngon bất kể thời gian. Cũng chính vì nguyên do này mà các hàng quán bán phở cũng mở ra nhiều hơn, và thường bán từ sáng sớm tới tận khuya, có quán bán cả buổi đêm; với mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu của thực khách. Phở được làm các nguyên liệu rất dễ tìm trong đời sống con người; song để làm nên một bát phở với nước dùng trong, có hương mùi hương ngũ vị thoang thoảng cùng với những sợi bún trắng dẻo dai, những miếng thịt vừa chín tới đã mắt thì lại là một công đoạn rất kì công và đồ hỏi người đầu bếp phải có tay nghề và kĩ năng cao. Nước lèo để chan vào sợi phở được nấu từ các nguyên liệu: xương ống của con bò, kết hợp với các hương vị: gừng đã nướng và rửa sạch, hoa hoè, quế chi, thảo quả, hạt tiêu còn nguyên hạt (lưu ý: các loại hương liệu này cần bỏ vào túi lọc riêng, sau đó buộc chặt bỏ vào nồi). Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tất nguyên liệu và đã sơ chế lại sạch sẽ nguyên liệu, người đầu bếp sẽ bỏ xương vào nồi hầm lớn, sau đó bỏ một lượng nước sao cho phủ kín lên mặt xương, nấu đến khi nước trong nồi đó sôi lên thì đổ nước từ nồi xương đó đi, rửa lại xương bằng nước ấm thêm một lần nữa. Sau đó bỏ túi lọc có các hương liệu vào, bỏ xương trở lại nồi hầm và bắt đầu hầm nước lèo. Khi nước chuẩn bị sôi, trên mặt nước sẽ xuất hiện các váng bọt màu trắng, vàng, lúc này mở nhỏ bếp lại, lấy muỗng vớt hết váng bọt ấy ra, sau đó căn chỉnh lửa thật khéo léo để có thể vớt hết tất cả các bọt trắng. Như vậy đến khi đun được ¾ thời gian, nước sẽ trong và không còn lợn cợn đục. Khi đun được khoảng ½ thời gian, đầu bếp sẽ cho gia vị vào nồi nước lèo, việc này sẽ giúp tăng hương vị của nước dùng. Đó là công đoạn chế biến nước dùng. Còn đối với sợi phở, là loại màu trắng, cán dẹp dẹp, được làm ra chủ yếu từ thành phần chính là gạo. Bên cạnh phở, còn có thịt: bò, gà, ngan. Đối với một bán phở hoàn chỉnh, là một bát phở mà nước lèo trong, sợi phở mềm mượt, thịt vừa đến độ chín; các hương vị nhẹ nhàng lan tỏa trong không khí, ăn kèm với nó là các loại rau thơm như: rau mùi tàu, hành lá,… các loại gia vị như: nước mắm, hạt tiêu bắc, hạt tiêu ngâm, măng ngâm, chanh,… 

Khi đến với các quán phở ở Hà Nội, dù quán đông và luôn nườm nượp khách ra vào, song chỉ cần bạn ngồi vào bàn, chưa đến một phút sau nhân viên phục vụ sẽ mang đến menu và giới thiệu cho bạn về các món phở của quán. Thông qua menu cùng sự giới thiệu của nhân viên, bạn gọi đồ; và chưa đầy năm phút sau sẽ có một bát phở thơm ngon nức mũi được đưa đến trước mặt bạn. Đây cũng chính là một ưu điểm giúp khách ghé thăm và luôn chủ động muốn ghé Hà Nội, cũng như nhớ mãi vị phở Hà Nội. Khi phở được đưa ra, bạn thêm một chút chanh, một chút mắm, một chút tiêu, chút rau thơm rồi trộn đều tất cả lên, như vậy bạn đã có một bát phở thơm ngon. Thứ đầu tiên chúng ta thử khi ăn phở thường sẽ là nước dùng, vì vậy, nâng bát, hít hà một ngụm nước dùng, chính là cách giúp bạn căn chỉnh vị trong bát bún, giúp bạn thưởng thức được một tô bún thật thơm ngon.

Trong hiện thực đất nước ngày càng phát triển như hiện nay; phở không chỉ còn là một món ăn, nó còn được các nghệ sĩ nhắc đến trong tác phẩm của mình. Như tác phẩm “Phở đức tụng” của Tú Mỡ, tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam, hay phở còn xuất hiện cả trong dòng văn học dân gian; xuất hiện trong bức tranh “Gánh phở rong ở Hà Nội” của một họa sĩ người Pháp. Trong tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường”, tác giả Thạch Lam nhắc đến phở, và viết đầy đủ chi tiết cách thức thưởng thức một bát phở sao cho đúng chất nhất. Từ việc vát nhanh, thêm mắm, thêm tiêu, chi đến vị giác nơi đầu lưỡi khi tiếp nhận muỗng nước dùng đầu tiên. Tất cả đều được Thạch Lam miêu tả rất chân thật. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, ngày nay đã có rất nhiều các loại phở xuất hiện với công dụng giống với mì ăn liền. Song hương vị của nó thì không sánh bằng việc đến tận quán, thưởng thức nước lèo được đun trở nên trong sánh, và ngọt thanh.

Trong văn hoá ẩm thực nước ta, có hàng ngàn, hàng triệu các món ăn phổ biến và đã làm nên thương hiệu riêng cho món ăn dân tộc. Với nào là là bánh mì, bánh chưng, bánh giầy,… và trong số đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước ấy, không thể không nhắc đến Phở Hà Nội. Một món ăn tạo nên linh hồn của tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Một món ăn mà dẫu đi xa bao nhiêu, lòng người vẫn man mác nhớ về hương vị thanh thanh, đượm đượm lại thoảng hương thơm ấy.

Tham khảo một số đoạn văn dùng trong phần thân bài.

Đoạn văn thuyết minh về cách làm phở.

Phở – một món ngon nức tiếng của dải đất hình chữ S thân yêu. Phở xuất phát là món ngon có từ đầu thế kỉ XX. Là món ăn được ưa chuộng sử dụng vào buổi sáng. Dù rất ham mê, cùng say đắm hương vị của phở, song có lẽ nhiều người vẫn chưa thực sự biết đến cách chế biến phở kì công và yêu cầu sự tỉ mỉ công phu như thế nào. Để làm ra một tô phở thơm ngon và tròn vị đến với thực khách, không phải chỉ trong một vài phút như việc ta đến và được cung cấp phở ngay. Quá trình tạo nên một bát phở cần thời gian và sự khéo léo của người trưởng bếp nâu. Đầu tiên, đầu bếp cần chuẩn bị nguyên liệu nấu nước dùng của phở, gồm: xương ống của con bò, cùng với ngũ vị là: gừng đã nướng (rửa sạch), hoa hoè, quế chi, thảo quả, và hạt tiêu rang nguyên hạt. Lưu ý với hương liệu ngũ vị cần bỏ trong túi lọc. Sau khi chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, người nấu bỏ xương ống bò vào nồi hầm, đổ một lượng nước vừa phải san sát mặt xương, đun đến khi sôi thì đổ nước ấy đi; rồi rửa sạch lại xương và nồi bằng nước ấm. Tiếp đó, ta bỏ lại xương vào nồi hầm, bỏ túi lọc ngũ vị vào hầm cùng. Đổ nước đầy nồi, lút xương. Sau đó khi nước gần sôi, mặt nước nổi lên nhưng bọt hay váng màu trắng, thì t dùng muỗng nhẹ nhàng vớt hết bọt ấy ra, lại tiếp tục đun để những bọt ấy nổi lên, khi đã vớt hết bọt, ta lọc lại nước qua một nồi khác và tiếp tục đun, đến khi dưỡng chất tinh khiết từ xương chiết ra hết mới thôi. Đặc biệt, lưu ý, khi nấu được khoảng ½ thời gian, thì đầu bếp bắt đầu nêm gia vị, việc nêm thêm gia vị này sẽ giúp nước dùng được đượm vị hơn, khi bỏ cùng với phở sẽ thấm đượm hơn. Sợi phở, phải là sợi cán dẹp mỏng, to cỡ đầu đũa, sợi phở phải làm bằng bột gạo là chủ yếu. Khi trụng sợi phở cần căn chỉnh thật chuẩn xác, sao cho sợi phở trụng đủ nóng, mà không bị nhũn, vẫn có độ mềm và dẻo dai nhất định. Đối với topping của phở: có thể là thịt bò (chín hoặc tái), là thịt gà, thịt ngan,… tuỳ vào cách gọi phở của thực khách mà chủ hàng sẽ thêm loại thịt tương ứng. Sau quá trình nấu nước dùng, thành quả phải thu được một nồi nước dùng trong, thoang thoảng trong không khí là mùi thơm, hương vị phải là ngọt thanh từ xương, chứ không phải ngọt do bỏ gia vị. Đồng thời, ăn kèm với phở còn có rau thơm, chanh, ớt, tiêu bắc và cả chút ít nước mắm, như vậy tô phở sẽ thật sự đầm đà và tròn đầy nhất đối với thực khách.

Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa của món ăn đậm bản sắc dân tộc: Phở.

Phở là món ăn phổ biến trên khắp các nẻo đường của đất nước Việt Nam. Trước kia, phở ít phổ biến, bởi chưa có người lưu truyền công thức về cách nấu nước dùng sao cho thanh, sao cho ngọt mà lại trong không lợn cợn đục. Nhưng, ngày nay, tự phát triển dần của hiện đại, mọi công thức, mọi món ăn đều thường xuyên được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Chính vì vậy, phở cũng trở nên dễ kiếm tìm, và cũng có nhiều hộ gia đình đã tự tay làm phở thiết đãi họ hành vào buổi sáng. Phở ra đời là món ăn tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc. Phở có mặt từ sớm, là món ăn phổ biến vào buổi sáng của con người. Phở đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi, vitamin thiết yếu cho con người, chính vì vậy dùng phở rất bổ ích cho quá trình tiếp nhận năng lượng để hoạt động một ngày dài của con người. Không chỉ mang đến lợi ích đối với cá nhân cơ thể con người. Phở còn trở thành một lựa chọn hàng đầu trong việc bán hàng kinh doanh tăng thu nhập gia đình, phát triển kinh tế đất nước của con người. Phở trở thành món ăn xuyên quốc gia, khi được bán ngay cả ở các nhà hàng của Mỹ, Hàn Quốc,… Phở còn mang ý nghĩa đặc trưng tinh hoa văn hoá, ẩm thực Việt Nam khi nó xuất hiện cả trong những tác phẩm thơ, văn và tranh ảnh. Như vậy, từ xa xưa cho tới hiện nay, phở đều mang ý nghĩa là thức quà trân quý của cuộc đời tới con người. Là một món ăn mang đậm đà tính dân tộc, để dù ở đâu, chỉ cần nghe hương phở, lòng người lại nao nao nhớ về quê hương Việt Nam.

Trên đây là bài văn mẫu về Thuyết minh về món ăn của dân tộc: món Phở. Bên cạnh đó mình còn làm riêng một phần của thân bài viết về cách chế biến món phở; và một phần viết về ý nghĩa của món phở. Hy vọng với bài mẫu hoàn chỉnh, cũng hai đoạn văn trên sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn, chúc các bạn đạt được điểm cao trong bài làm văn của chính mình.

Xem thêm: Thuyết minh về Đà Lạt “Thành phố mộng mơ” ý nghĩa nhất

Ngữ Văn -