Tóm tắt truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa truyện đầy đủ nhất
Tóm truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của truyện trong Ngữ Văn lớp 6. Mọi người đọc và tham khảo để hiểu rõ hơn truyện Thạch Sanh nhé.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, các em được làm quen với các thể loại văn truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. Có lẽ sự mới mẻ của tác thể loại trên khiến các em chưa thực sự hiểu rõ về nó, cũng như các tác phẩm về chủ đề này. Dưới đây là bài làm về: Tóm tắt tác phẩm truyện cổ tích “Thạch Sanh” và nêu lên ý nghĩa của nó. Hy vọng bài làm mẫu của chúng mình sẽ là nguồn tham khảo bổ ích và là bài làm mẫu giúp các bạn hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm “Thạch Sanh” và nêu ý nghĩa của truyện cổ tích này.
Bố cục của truyện cổ tích “Thạch Sanh”:
Tác phẩm “Thạch Sanh” được chia bố cục thành ba phần, cụ thể như sau:
- Phần 1: Từ đầu cho đến đoạn … “mọi phép thần thông”. Đoạn này là phần giới thiệu, khái quát về Thạch Sanh. Và là phần sinh ra cũng như quá trình lớn lên của Thạch Sanh. Đây là đoạn nêu quá trình giới thiệu thân thế của Thạch Sanh. Và cũng là đoạn khái quát minh chứng cho những tài năng, thông minh của Thạch Sanh về sau.
- Phần 2: Tiếp đó cho đến đoạn … “bị bắt hạ gục”. Phần này giới thiệu thêm về Lý Thông – một kẻ đa mưu đa kế. Đã lừa gạt lòng tốt bụng của Thạch Sanh. Đồng thời, đoạn này cũng nói lên chiến công, sự đa tài và dũng mãnh của Thạch Sanh khi một tay chàng giết chết hai con Chằn Tinh và Đại Bàng Tinh. Song, kết quả vì quá nhân hậu, tốt bụng và thật thà, Thạch Sanh đã bị Lý Thông cướp công. Đồng thời còn bị hãm hại bắt giam vào ngục tù.
- Phần 3: Đoạn còn lại của tác phẩm. Đoạn này là tiếng lòng than thở trước ngục tù của Thạch Sanh. Là sự vạch trần tội ác quỷ kế đa mưu của Lý Thông. Thạch Sanh được giải oan, trở thành Phò mã, là người khiến chứ hầu hoàng tử các quốc gia lân cận nể phục.
Sự khác biệt giữa Thạch Sanh và Lý Thông:
Sự khác biệt giữa Thạch Sanh và Lý Thông, thể hiện rõ ràng qua các phương diện: xuất thân, tính cách con người, hành động của cả hai. Cụ thể như sau:
- Đối với Lý Thông:
– Xuất thân: là con một nhà nông bình thường, Lý Thông là một kẻ bán rượu, nuôi mẹ già và bản thân sống qua ngày.
– Tích cách: Ngoài mặt là một người hiền lành, tốt bụng, mang ý giúp đỡ Thạch Sanh. Song trong nội tâm lại rắn rết độc địa. Là con người mưu tính xa xôi, quỷ kế đa đoan. Là kẻ gian dối, tham lam và độc ác, hết lần này tới lần khác cướp đi công lao của Thạch Sanh; còn có ý định sẽ giết chết Thạch Sanh để diệt khẩu, tránh hậu hoạ về sau.
- Hành động độc ác của Lý Thông:
– Lần đầu tiên giả vờ làm quen rồi kết nghĩa anh em vì thấy Thạch Sanh cường tráng khỏe mạnh, sẽ giúp ích cho việc đốn củi của mình.
– Lần thứ hai mưu tính xui khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình.
– Lần thứ ba Lý Thông trắng trợn cướp công giết Chằn Tinh của Thạch Sanh nhằm hưởng lợi lộc về cho mình.
– Lần thứ tư Lý Thông mưu tính cướp công của Thạch Sanh bằng cách nhờ Thạch Sanh giết Đại Bàng Tinh để cứu công chúa.
– Lần thứ năm, gặp lại Thạch Sanh, Lý Thông nảy sinh ý định giết người diệt khẩu.
- Về Thạch Sanh:
– Xuất thân: Xuất thân thật sự của Thạch Sanh là hoàng tử con Ngọc hoàng. Tài giỏi, thông minh, tuệ mẫn hơn người thường.
– Tính cách: Là một người đơn thuần. Tốt bụng và giàu lòng nhân hậu. Thạch Sanh cũng là người dũng cảm. Song sự thật thà của cậu lại khiến cho cậu nhiều lần bị lừa gạt bởi mưu tính của Lý Thông.
- Hành động:
– Lần đầu tiên lập chiến công là giết Chằn tinh để dẹp loạn cho dân làng.
– Lần thứ hai giết Đại Bàng Tinh để cứu công chúa.
– Lần thứ ba cứu con trai của vua Thuỷ Tề. Được vua Thuỷ trả ơn ngọc ngà, châu báu, nhưng cậu chỉ lấy một cây đàn.
– Lần thứ tư, trong ngục đàn để giải sầu, cũng là để nói lên tâm trạng oan uổng, tố các tên ngụy quân tử Lý Thông. Tiếng đàn giúp giải oan, giúp Công chúa khỏi câm.
– Lần thứ năm, tiếng đàn cùng niêu cơm, quân mười tám nước chư hầu định tiến đánh đã buông vũ khí, là hoà, rút lui.
Bài mẫu tóm tắt truyện cổ tích “Thạch Sanh”:
Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng thôn quê nọ, có một đôi vợ chồng già, sức đã yếu. Ngày ngày họ yêu thương, cùng nhau lên rừng đốn củi, đổi củi lấy tiền. Họ làm nhiều việc thiện, giúp đỡ được nhiều người; song đôi vợ chồng này lại chưa có con. Thấy hai vợ chồng già nhưng tốt bụng, một lòng hướng thiện, Ngọc Hoàng thương xót cho họ tuổi già sức yếu chưa có con nên đã phái Thái tử xuống đầu thai làm con họ. Từ đó, người vợ mang thai, nhưng kì lạ mấy năm rồi nhưng bà vẫn chưa sinh nở, người chồng không trụ nổi ra đi. Để lại bà, bẵng đi một thời gian bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Vài năm sau, do tuổi già, bà cũng ra đi, để lại một mình Thạch Sanh ở túp lều bên cạnh chân núi, với cây búa và nghề đốn củi làm nghề kiếm sống.
Một hôm, có người bán rượu tên Lý Thông đi qua, nghỉ chân tại gốc cây đa trước nhà Thạch Sanh. Nhìn thấy Thạch Sanh thân hình vạm vỡ, hắn mưu tính, gạ gẫm cậu kết nghĩa huynh đệ để có thể nhờ vả sức cậu. Thạch Sanh vốn thật thà nên không ngần ngại mà nhận lời. Cậu chuyển đến ở nhà Lý Thông cùng với hắn và mẹ hắn. Trong vùng ấy, có một con Chằn tinh, mỗi năm đều bắt nộp một mạng người cho nó tại ngôi đền phụng bồi nó. Năm nay đến lượt Lý Thông nộp mạng. Hắn sợ hãi, song nghĩ tới có Thạch Sanh, lừa cậu nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh thật thà tin lời hắn nói, đến miếu hoang canh giữ, đang nửa đêm, Chằn tinh như thường lệ đến để thưởng mức mồi. Thạch Sanh thấy Chằn Tinh thì đánh nhau với nó một trận. Kết quả Thạch Sanh chặt đứt đầu nó, còn thân xác thì thiêu rụi. Cậu mang thủ cấp cùng cây cung vàng trong miếu Chằn tinh về. Lại bị Lý Thông mưu tính lừa gạt. Kết quả cậu trở về lại túp lều sinh sống, còn Lý Thông thì nhận được vinh hoa phú quý nhờ công lao giết Chằn tinh mà Thạch Sanh để lại.
Cũng thời điểm đó, vua có một người con gái đã đến tuổi cập kê, song hoàng tử các nước cầu hôn, mà nàng vẫn chưa đồng ý. Vua quyết định tổ chức buổi kén rể công khai toàn dân. Đang lúc công chúa sắp ném hoa thì bỗng nhiên có một con Đại Bàng tinh sà xuống cắp công chúa đi. Thạch Sanh đang ở túp lều, thấy con chim quắt thêm một người con gái, bèn lấy cung vàng ra bắn, cung bắn trúng cánh, song đại bàng vẫn cố gắng bay về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được hang Đại Bàng. Cùng lúc đó vua ra Thánh Chỉ, nếu Lý Thông bắt được đại bàng, cứu được công chúa thì sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông nghe chỉ, nghĩ ngay đến Thạch Sanh, thời điểm tìm được Thạch Sanh, cùng cậu đến hang cứu công chúa. Thạch Sanh cứu công chúa lên trước, bị Lý Thông hãm hại đóng cửa hang không thể lên được. Đánh nhau quyết liệt với Đại bàng cậu giành thắng lợi, còn cứu được cả con vua Thuỷ. Được vua tặng cho cây đàn.
Sau đó, Thạch Sanh trở về túp lều, lại bị linh hồn hai con Chằn tinh và Đại bàng hãm hại rằng cậu là người lấy trộm quốc khố. Kết quả bị bắt vào ngục. Đặc biệt, người phụ trách tra khảo và thẩm án cậu lại chính là Lý Thông. Lòng độc ác cùng sự chột dạ nổi lên đầu, hắn định sẽ giết Thạch Sanh để bịt miệng, tránh cho hậu họa về sau. Song may thay, trong ngục tối tăm, Thạch Sanh đem đàn được vua Thuỷ tặng ra đàn, cậu đàn, tiếng đàn – lại là đàn thần. Tiếng đàn vang lên như tiếng than trách, như tiếng kêu oan uổng, giải này tấm lòng của Thạch Sanh. Tiếng đàn cất lên, công chúa khỏi câm, Thạch Sanh được triệu gọi lên gặp vua. Trước mặt vua cùng chư thần, cậu kể về những chiến công của mình tất cả đều bị tên đểu cáng Lý Thông cướp. Cuối cùng cậu được giải oan, mẹ con Lý Thông được cậu tốt bụng thả đi, nhưng nửa đường bị sét đánh chết.
Vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Song Hoàng tử 18 nước chư hầu không đồng ý, đòi đánh nhau. Tiếng đàn cất lên cùng niêu cơm đã dẹp tan suy nghĩ xâm chiếm. Hoà bình và yên ấm lập lại.
Ý nghĩa truyện cổ tích “Thạch Sanh”
- Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, hư cấu kì ảo, nhưng chung quy vẫn là những điều mong muốn, những khát vọng thực tế trong đời sống của con người.
- Thạch Sanh là đại diện cho cái thiện, cái tốt; Lý Thông là đại diện cho cái xấu cái ác. Và qua đó khẳng định một chân lý trường tồn: “Cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái xấu”. Bên cạnh đó còn nhấn mạnh về chân lý “Ở hiền sẽ gặp lành”.
- Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn con người cần rèn cho bản thân sự tốt bụng, không nên sống trong mưu kế, tính toán. Bởi kẻ đa mưu, đa kế, độc ác rồi cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
- Ở trong xã hội ngày nay cũng vậy, những người làm việc tốt, việc thiện sẽ được mọi người tôn trọng yêu mến. Ngược lại những kẻ làm điều ác, điều ác, điều xấu xa sẽ bị lên án, phê phán.
- Qua câu chuyện, tác giả dân gian gửi tới các bạn nhỏ bài học nhân sinh sâu sắc. Là câu chuyện giúp giải trí song cũng là câu chuyện mang đến bài học về con đường đi trên đời của các em. Là câu chuyện răn dạy đạo đức của các em từ sớm. Để mai sau, các em sẽ trở thành những công dân tốt, mang đến những cống hiến tốt đẹp cho xã hội, cho đất nước.
Trên đây là bài làm về: Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Hy vọng với bài tóm tắt phía trên của chúng mình, các bạn sẽ có cho bản thân một nguồn gợi ý bổ ích. Từ đó có thể tiếp thu kiến thức trên lớp của tác phẩm một cách trọn vẹn hơn. Với phần ý nghĩa, bọn mình đã làm rất chi tiết và cụ thể từng ý nghĩa. Hy vọng cả phần tóm tắt và phần ý nghĩa của tác phẩm “Thạch Sanh” sẽ có ích với bạn. Chúc các bạn học tập vui vẻ, và đạt được điểm cao trong bài làm của riêng mình.
Xem thêm: Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt chi tiết đầy đủ nhất
Ngữ Văn Lớp 6 -