Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ ngắn gọn và cực đầy đủ Lớp 12

Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ hay đầy đủ nhất sẽ có ở trong bài viết sau đây và các bài mẫu tóm tắt Vợ chồng A Phủ đã được chọn lọc kỹ càng.

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, có rất nhiều các tác phẩm từ thơ ca đến truyện ngắn đều là những tác phẩm hay và sâu sắc. Đặc biệt đây cũng là chương trình Ngữ văn để các bạn ôn thi trung học phổ thông Quốc gia. Chính vì vậy, ở mỗi tác phẩm các bạn phải có cho mình sự để tâm cùng với sự hiểu rõ, hiểu sâu sắc kiến thức. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài chính là một truyện ngắn đặc sắc những cũng có phần khó nắm bắt. Dưới đây là bài mẫu về: Tóm tắt truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Hy vọng với bài mẫu chúng tôi mang đến sẽ là một nguồn gợi ý cho bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ ngắn gọn và cực đầy đủ Lớp 12

Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ

Tác giả – Tác phẩm

“Một nhà văn chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sekhop). Quả thật, mỗi một nhà văn cũng chính là người kiêm luôn chức vui của một nhà nhân đạo. Bởi trong họ luôn mang nỗi lòng yêu thương và trân trọng con người. Tô Hoài (1920-2014) chính là một nhà văn, một nhà nhân đạo sâu sắc. Tô Hoài sinh ra ở quê nội Hà Đông cũ trong một gia đình làm nghề thủ công, song lại lớn lên và phát triển ở quê ngoại Hà Nội. Tên thật của ông là Nguyễn Sen. Ông có nhiều bút danh như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa,… song bút danh Tô Hoài là được ông sử dụng nhiều nhất, bút danh này được ông lấy cảm hứng từ con sông Tô Lịch của quê ngoại cùng với phủ Hoài Đức. Ngay từ khi bắt đầu bước vào tuổi niên thiếu, Tô Hoài đã bắt đầu lam lũ với các công việc khác nhau để kiếm sống, ấy vậy mà cũng có lúc con người vất vả không ngại khổ khó ấy lại rơi vào trạng thái thất nghiệp. 

Ông bén duyên với con đường sáng tác văn học với các tác phẩm về đề tài võ hiệp. Song ông chỉ thực sự được độc giả biết đến qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi, cùng với thể loại văn xuôi hiện thực. Tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi của ông là “Dế Mèn phiêu lưu ký” tác phẩm này đã được dịch ra ngoại ngữ. Trong chặng hành trình văn học kháng chiến, nhất là trong kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu xoay quanh đề tài về Việt Bắc. Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài mang đậm suy tư, triết lý sâu sắc, của một con người trải nghiệm, nhìn nhận vấn đề đầy trong trẻo, tự nhiên. 

Các tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Tô Hoài phải kể đến: các tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, các tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu trong dòng văn xuôi hiện thực như: “Truyện Tây Bắc”, “Vỡ tỉnh”, “Nhà nghèo”,… các tác phẩm tiểu thuyết như: “Mười năm”, “Miền Tây”, “Quê người”, “Ba người khác”,… tác phẩm hồi kí nổi tiếng: “Cát bụi chân ai”, “Cỏ dại”,… một trong những thể loại khá khó viết tạp văn: “Giữ gìn 36 phố phường”,…. Trong đó tạo nên thành công vang dội cho ông là “Dế Mèn phiêu lưu ký”, tác phẩm được bạn đọc thiếu nhi trong nước và cả nước ngoài đón đọc. 

“Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, là kết quả của trải nghiệm, dấn thân thực sự của tác giả tại nơi xa xôi địa đàng Tổ quốc trong quá trình kháng chiến chống thực dân và bọn tay sai phản Cách mạng. Tại đây, ông cùng với các chiến sĩ bộ đội đã có cơ hội được sinh sống và tìm hiểu về tập quán, con người Tây Bắc. Chính những cơ sở này là tiền đề cho sự ra đời của tác phẩm.

“Vợ chồng A Phủ” sau này được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là sự miêu tả rõ nét của Tô Hoài về thiên nhiên, về con người vùng Tây Bắc. Đặc biệt tác phẩm nói lên sự bất hạnh, cùng cực đến cả thống khổ của con người nơi đâu, khi rơi vào tay của bọn cường hào, thống lí; chúng biến cuộc đời của người dân nghèo đói, lương thiện trở nên lầm than hơn bao giờ hết. Song, qua sự khắc nghiệt khốn khổ ấy, tác giả Tô Hoài cũng mang đến cho độc giả cái nhìn ưu cái về vẻ đẹp tâm hồn con người nơi đây. Họ giống như bông hoa giữa sa mạc khô cần, chống chọi với cái nắng, cái cằn cỗi để mang đến cho đời những hương sắc tuyệt diệu. Họ cũng giống như hòn than, âm ỉ, âm ỉ trong ngục tối, chờ một ngày gió thổi sẽ bùng cháy.

Tóm tắt tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài:

Bài tóm tắt tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” số 1:

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xoay quanh nhân vật chính là người con gái xinh đẹp, tài hoa – tên là Mị. Cùng với sự xuất hiện ở nửa sau của A Phủ – một chàng trai can đảm và chất phác. Mị là người dân tộc H’mông, sinh ra trong một gia đình không có của ăn của để, ngược lại còn mang nợ trong gia đình. Ngày bố mẹ Mị lấy nhau, có vay của nhà Thống lý Pá Tra một khoản tiền để lo tươm tất, đủ đầy cho việc cưới xin. Song, qua nhiều năm, lãi mẹ đẻ lãi con, hai người chỉ làm rẫy, lên nương ngô nên chẳng thể nào trả hết được số nợ. Ngày kia, mẹ của Mị qua đời, chỉ còn lại Mị và bố gánh nợ trên vai. Bố cũng đã già yếu, nợ vẫn còn nguyên. Một hôm Thống lý Pá Tra đến nhà nói với cha Mị rằng, chỉ cần gả con gái cho con trai lão, lão sẽ trừ hết nợ. Cha Mị tuổi đã già, khó lòng cáng đáng chuyện nợ nần, mà làm nương ngô cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng thương mình số khổ, thì càng thương con. Ông không đồng ý, cộng thêm lời Mị nói con đã lớn, có thể làm nương làm rẫy rồi, nên cha đừng bán con cho nhà giàu; càng làm ông không nỡ.

Ngày Tết, các gia đình có con gái nào có thể ngủ yên, bởi trai càng sẽ thổi sáo sát vách nhà họ, với hy vọng rủ được người con gái trong nhà đi chơi. Mị lại nổi tiếng xinh đẹp, có tài thổi sáo, ngay cả thổi lá nàng cũng thổi hay như thổi sáo, vì vậy trai đứng nhẵn vách nhà Mị. Nhưng Mị đã có người yêu, có nhẫn định tình. Đêm đó, khi nghe tiếng sáo, một đôi tay đeo nhẫn luồn vào qua vách, Mị nhận ra đó là người yêu mình. Mị mở cửa bước ta, nhưng lại bị trùm đầu, nhét vải vào miệng Mị. Sáng hôm sau, khi nghe tiếng xập xình, Mị mới biết mình đang ở nhà Thống lý Pá Tra, Mị bị bắt tới đây cúng trình ma làm con dâu nhà Thống lý. Cha Mị biết, nhưng chẳng thể làm gì được. Mấy tháng đầu ở nhà thống lý, ngày nào Mị cũng khóc ròng rã. Một đêm tối, Mị với đôi mắt đỏ hoe trở về nhà. Cha biết Mị có ý định tự vẫn, đau lòng con gái, những sức già, Mị mà chết, nợ ai trả. Lá ngón xuất hiện lần đầu tiên ở chi tiết này, song thấu hiểu lời cha nói, Mị vứt lá ngón, trở về nhà Thống lý Pá Tra. Cũng kể từ đó, Mị sống cho qua ngày, bởi Mị tự nhận thấy mình còn không bằng con trâu, con ngựa nhà Thống lý.

Một mùa xuân, một cái Tết nữa lại đến với Hồng Ngài, khác với mọi năm, năm nay Mị bỗng muốn được đón Tết, Mị bỗng muốn được đi chơi. Mị nhớ về cái thời Mị còn trẻ, Mị thổi lá hay như thổi sáo, khiến trai làng nườm nượp đi theo, Mị nhớ về những buổi “Anh đánh pao, em bắt pao”,… Mị nhớ đến Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Nhưng ngay trong lúc nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ này, cũng là lúc Mị ước có nắm lá ngón trong tay ăn cho chết quên hết sự tình. Rồi men theo hơi rượu Mị thấy A Sử trở về, hắn thay quần áo mới để đi chơi, Mị cũng vậy, Mị vấn tóc, Mị với chiếc váy hoa, Mị tính đi chơi. Nhưng tên A Sử đâu đầu ý, hắn thấy Mị có ý định sắp đi chơi thì đã đem Mị trói tay, cột tóc lên cao và dùng sợi đay trói đứng Mị ở cột trong phòng. Mị bị trói đứng đến tận sáng, khi A Sử người đầy thương tích trở về chị dâu mới gỡ trói để Mị đi hái thuốc cho hắn.

A Phủ, một chàng trai thật thà, tốt bụng lại chính trực, vì không vừa mắt hành vi ra oai, gây hấn vô cớ của A Sử đã đánh hắn vỡ đầu. Kết quả bị lôi đến nhà Thống lý, bị bắt lại ở đợ nhà Thống lý. Trong một lần chăn bò, A Phủ vì mải mê tìm kiếm dấu vết của con hồ đã để chính con hổ ăn thịt mất bò. A Sử vì căm hận đã lâu, lại thêm việc A Phủ làm mất bò nên đã trói đứng A Phủ vào cây cột. A Phủ bị trói đứng nhiều ngày, không được cho ăn, cho uống; chàng trai lực lượng giờ đâu suy sụp, khô khốc. Mị ngày ngày nhìn thấy, vẫn thản nhiên nhóm bếp hơ lửa, Mị không cảm giác, Mị vẫn làm mọi việc như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến một đêm, khi đó Mị bỗng nhìn thấy giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt A Phủ. Mị giật mình, Mị nhớ về hình ảnh mình bị trói đứng; Mị nghĩ đến hậu quả thả A Phủ, nhưng Mị gạt bỏ hết, Mị dùng con dao nhỏ cởi trói cho A Phủ, trói đứt hết, A Phủ khuỵu xuống nền nhà, Mị nói nhỏ “đi đi”, A Phủ vốn sức cùng, lực kiệt, nhưng nghĩ đến mình phải sống đã đứng dậy chạy. Bóng A Phủ xa xa Mị mới sực chạy theo, Mị theo kịp A Phủ. 

Cả hai chạy rất nhanh, qua bao nhiêu làng, bao tộc người, cuối cùng cả hai dừng chân tại Phiềng Sa. Tại đây mọi người nhìn nhận họ là vợ chồng từ vùng bên cạnh chạy sang. Có lẽ gia đình đông anh em nên vợ chồng nhà này phải chia cắt tới đây. Hai người nhận mình là vợ chồng. Và rồi trên thực tế, họ đã là vợ chồng. 

Bài tóm tắt tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” số 2:

Mị – một cô gái H’mông xinh đẹp và tài năng. Gia đình Mị có một khoản nợ lâu năm với nhà Thống lý Pá Tra. Ngày đó, khi cha mẹ m cưới xin, vì không đủ tiền lo đầy đủ, chu toàn mọi việc, nên đã vay mượn tiền của nhà Thống lý Pá Tra để tổ chức cưới xin. Ngày này qua năm nọ, lãi mẹ đẻ lãi con chồng chất lên nhau. Nhà Mị vốn nghèo đói, quanh năm chỉ có lên rẫy, lên nương trồng ngồi kiếm chút thu nhập để trả nợ cho nhà Thống lý. Một ngày nọ, con trai Thống lý là A Sử, vì ham mê vẻ đẹp của Mị mà bảo cha qua nhà Mị để gạt nợ cưới xin. Nhưng cha Mị vì thương con nên không đành lòng. Mẹ Mị thì đã qua đời, nên mọi chuyện đều một tay cha Mị gánh vác. Mị biết chuyện, chỉ xin cha đừng bán mình cho nhà giàu, giờ Mị cũng đã khôn lớn, Mị có thể lên rẫy, lên nương cuốc đất trồng ngô trả tiền cho nhà Thống lý. Cha Mị nghe con nói vậy, cũng chỉ đau lòng mà đồng ý. Ngày Tết ở Hồng Ngài quê Mị là ngày trai gái yêu nhau có buổi hò hẹn. Nhà ai mà có con gái vào những ngày này không thể nào ngủ yên. Nhà Mị cũng vậy. Mị nổi tiếng là xinh đẹp, nết na lại có biệt tài thổi sáo, nên trai làng đứng nhẵn vách nhà Mị. Nhưng lòng Mị thì đã có mộng rồi, Mị có người yêu, có nhân định tình. Đêm đó, tiếng sáo cùng một đôi tay đeo nhẫn len vào trong vách nhà Mị. Mị nhận ra tiếng sáo và cũng nhận ra chiếc nhẫn. Đó là của người yêu Mị. Mị mở cửa bước ra, nào ngờ vừa ra, Mị đã bị người ta choàng đến, nhét vải vào miệng, rồi bịt mắt cõng Mị chạy đi. Người H’mông có tục cướp về, cúng trình ma thì sẽ trở thành dâu nhà họ. Sáng sớm mai, Mị nhận ra mình đang ở nhà Thống lý Pá Tra, Mị nghe thấy tiếng cúng trình ma. Giờ đây Mị đã là con dâu gắn nợ của nhà Thống lý. Mấy tháng ròng Mị đêm nào cũng khóc. Trong một đêm tối tăm, Mị với đôi mắt đỏ hoe chạy về nhà, cha Mị nhìn thấy con gái, biết con có ý định tự sát, nhưng ông giờ đã già, sức cùng lực kiệt, con gái mà chết ai gánh nợ thay. Công khuyên con, Mị nghe cha khuyên, nắm lá ngón giấu trong tay áo Mị ném tung. Mị tính chết đi cho rồi, nhưng nghĩ đến cha, nghĩ đến mình chết, nợ chưa trả, bọn chúng sẽ hành hạ cha. Mị lại trở về nhà Thống lý. Ngày tháng sau đó, Mị sống như cái xác không hồn, Mị tự nghĩ, mình còn không bằng con trâu, con ngựa nhà thống lý. Mãi cho đến ngày Tết trở lại với Hồng Ngài. Nhà thống lí cúng kiếng xong, mọi người uống rượu, Mị cũng uống. Hơi rượu phả vào trong tâm hồn, Mị chợt nhớ về ngày xưa, Mị nghe vang vọng tiếng sáng đâu đây. Mị nhớ mình từng thổi lá hay như thổi sáo, Mị nhớ tiếng thổi sáo của mình được bao trai làng mê mẩn, Mị chợt nhận ra Mị còn trẻ và Mị muốn đi chơi. Cũng ngay trong lúc này, Mị lại muốn có nắm lá ngón ăn cho chết, cho quên đi sự tình này. Rồi Mị thấy A Sử về hắn thay quần áo đi chơi tiếp, nhưng Mị đâu quan tâm hắn, Mị quan tâm việc Mị muốn đi chơi. A Sử thấy Mị vấn tóc, với chiếc váy hoa định mặc để đi chơi, hắn nào đâu đồng ý, hắn trói tay Mị trói tóc Mị lên cao rồi trói đứng Mị vào cột trong phòng. Sau đó hắn đi chơi, bỏ mặc Mị bị trói đứng. Ngày hôm sau kho hắn trở về, Mị nhìn thấy áo hắn rách, đầu chảy máu. Lúc này, cả người Mị đau đớn, chị dâu cởi trói cho Mị đi hái thuốc đắp cho hắn, Mị phải dựa vào người chị mới chống đỡ được. Qua buổi hái thuốc Mị biết thêm về A Phủ.

A Phủ một chàng trai chính trực, vạm vỡ; thấy A Sử là chuyện gây sự vô cớ, bất bình nên ra tay đánh vỡ đầu A Sử. Kết quả bị bắt đến nhà Thống lý Pá Tra, bị bắt làm ở đợ để trả tiền thuốc men đánh A Sử. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ lỡ để hổ ăn mất bò, về bị A Sử trói đứng. Trước tình thế A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn không cảm giác, Mị xem như không biết gì, vẫn như bình thường ra nhóm bếp hơ tay. Nhưng rồi một đêm, khi nhóm bếp lên, Mị nhìn sang A Phủ, nhìn thấy giọt nước mắt lăn dài trên má hắn, Mị bỗng nhớ về mình của ngày bị trói đứng. Nước mắt dàn dụa từ mặt xuống cổ mà không thể lau đi. Rồi Mị nhìn A Phủ, Mị nghĩ đến hậu quả của việc thả A Phủ bị phát hiện, nhưng Mị nhanh chóng gạt nó đi. Rồi Mị cởi trói thả A Phủ.

 Sau đó Mị cùng A Phủ bỏ trốn, hai người qua nhiều vùng, vượt qua nhiều ngọn núi, nhiều rừng sông suối, cuối cùng cả hai quyết định dừng lại ở Phiềng Sa. Người dân ở đây nghĩ họ là vợ chồng từ vùng khác sang. Họ nhận. Bởi họ là vợ chồng mà.

Bài tóm tắt tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” số 3:

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Mị. Một người con gái dân tộc H’mông với vẻ ngoài xinh đẹp, với tính cách hiền lành nết na cùng một tài nghệ thổi sáo rất hay. Mị sinh ra trong một đình không có vốn liếng. Cha mẹ ngày cưới nhau còn phải vay một khoản tiền của nhà Thống Lý Pá Tra. Sau này, từng ngày này, qua năm nọ; số tiền lãi mẹ đẻ lãi con đã nhiều hơn với số tiền vay. Mẹ Mị chẳng may qua đời sớm, chỉ còn lại Mị và cùng người cha đã có phần già yếu gánh trên vai khoản nợ. Một ngày nọ, Thống lý Pá Tra bỗng đến nhà Mị, đưa ra yêu cầu, nếu cha Mị gả Mị cho đứa con trai A Sử của nhà Thống lý thì sẽ gạt nợ cho nhà Mị. Nhưng Mị nào đồng ý, Mị xin cha đừng bán mình cho nhà giàu, Mị đã lớn, Mị sẽ đi cuốc rẫy, làm nương để trồng ngô lấy tiền trả nợ. Cha vừa đau lòng, song cũng vừa thương con gái nên từ chối Pá Tra. Ngày xuân, dịp Tết đang đến gần, bản làmg Mị rộn ràng tiếng ráo. Những ngày này, nhà ai có con gái đêm sẽ không tài nào ngủ yên, bởi các chàng trai sẽ đứng xung quanh nhà mà thổi sáo, rủ con gái nhà này đi chơi. Mị vốn nổi tiếng xinh đẹp lại có tài thổi sáo hay, nên trai đứng nhẵn vách nhà Mị. Nhưng, Mị vốn đã có người thương trong lòng. Đêm hôm đó, khi nghe tiếng sao thân quen, cùng đôi tay có đeo chiếc nhẫn định tình, Mị mở cửa bước ra. Nhưng nào ngờ, Mị nhanh chóng bị người ta choàng đến, nhét vải, bịt mắt và cõng Mị đi mất. Sáng hôm sau, khi Mị tỉnh dậy, Mị đã bị cúng trình Ma, trở thành con dâu nhà Thống lý Pá Tra. Mị không cam lòng. Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc. Rồi bỗng một hôm Mị trở về nhà trong tay là nắm lá ngón, đôi mắt đỏ hoe nhìn cha. Cha biết rõ con gái muốn tự tử, nhưng gánh nợ trên vai, tuổi đã cao, ông không thể làm gì khác ngoài khuyên con trở về. Mị hiểu ra, nếu mình thực sự tự tử cha sẽ bị bọn chúng hành hạ tới chết. Mị lại lủi thủi trở lại nhà Thống lý. Kể từ đó, Mị sống luẩn quẩn cho qua ngày, qua năm. Đôi lúc Mị nhận thấy mình còn không bằng con trâu, con ngựa nhà thống lý. Tết đang về trên Hồng Ngài. Nhà thống lý cúng kiếng xong xuôi, mọi người cùng nhau uống rượu chào mừng tết đến xuân sang. Mị cũng uống rượu. Hơi men ngà ngà khiến Mị nhớ về quá khứ. Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Nhưng cũng chính trong lúc ấy, Mị lại cũng muốn có nắm lá ngón trong tay, ăn cho chết, cho quên hết sự tình. Trong men say, Mị muốn đi chơi, nhưng A Sử biết vậy thì đã trói đứng Mị.

Trong một lần trêu con gái làng khác, A Sử bị  A Phủ đánh. Hậm hực. A Sử bắt A Phủ về làm ở đợ cho nhà mình. Trong một lần chăn bò, A Phủ để hổ ăn thịt mất bò, bị A Sử trói đứng. May thay giọt nước mắt lăn dài trên má của A Phủ đã thức tỉnh con người của Mị. Mị cứu A Phủ và hai người cùng nhau bỏ trốn. Họ chạy thật xa, đến nơi mà họ nghĩ người nhà thống lý sẽ không tìm thấy được họ. Họ dừng chân. Và theo tiếng nói của người Phiềng Sa, họ là vợ chồng. Và quả thật, họ đã trở thành vợ chồng tại vùng đất này.

Trên đây là bài mẫu tóm tắt về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Hy vọng bài làm trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập và tìm hiểu bài sâu hơn của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết cực hoàn chỉnh

Ngữ Văn Lớp 12 -