Tóm tắt Vợ nhặt chi tiết ngắn gọn ý nghĩa nhất – Văn Lớp 12

Tóm tắt Vợ nhặt chi tiết ngắn gọn và ý nghĩa nhất có trong bài viết sau đây có thể sẽ giúp học sinh hiểu rõ nội dung tác phẩm hơn.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm tiêu hiểu cho số phận đói nghèo của con người trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Để hiểu rõ bài hơn, các bạn cần tóm tắt bài để hiểu rõ nội dung. Dưới đây là bài Tóm tắt tác phẩm “Vợ nhặt” ngắn gọn của chương trình 12.

Tóm tắt Vợ nhặt chi tiết ngắn gọn ý nghĩa nhất - Văn Lớp 12

Tóm tắt Vợ nhặt

Hướng dẫn tóm tắt “Vợ nhặt”

Bài tóm tắt số 1

“Vợ nhặt” là tác phẩm viết về cuộc sống trong xã hội, về cuộc đời của những con người ở trong xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nạn đói nghèo tràn lan, làm cuộc sống của con người lầm than cơ cực, người chết như ngả rạ. Con người sống trong xã hội ấy, thống khổ, khắc nghiệt, nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần đều bị ăn mòn.

Trong xã hội đó, tác giả khắc họa hình ảnh của Tràng, một chàng trai thô kệch, xấu xí nhưng lại mang tấm lòng tốt đẹp. Trong một lần đang đẩy xe bò trên trường, trước cảnh những người nghèo giơ xương, Tràng mới buông lời bông đùa: 

“Có muốn ăn cơm trắng mấy giò. Lại đây đẩy xe bò với anh.”

Ấy vậy mà từ lời bông đùa đó, Tràng lại có vợ, một người vợ nhặt – bị sự đói nghèo ăn mòn, một người vợ không tên, người ta gọi nàng là thị. Khi nghe tin Tràng có vợ, cả xóm đều háo hức, nhưng lại cũng lo lắng, trước cái nghèo đố của gia đình. Trong đó, mẹ của Tràng cũng lo lắng. Bà lo lắng trước gia cảnh khó khăn của nhà mình, nghe tin con cưới vợ, bà vui vì đứa con thô kệch của mình cưới được vợ; nhưng ngay sau đó bà lại lo lắng vì thêm một người lại thêm một miệng ăn mà gia đình bà lại rất khó khăn. Tuy nhiên, nỗi lo lắng ấy bà vẫn cất trong lòng, bà không nói ra và quyết định khi gặp thị cùng Tràng sẽ chúc phúc cho hai con và sẽ khuyên hai con phấn đấu làm ăn.

Ngày hôm sau, khi thị về nhà Tràng, căn nhà vốn dĩ tối tăm, được dọn dẹp, trang hoàng ngăn nắp và tươi sáng hẳn. Bữa cơm gia đình với “nồi chè khoán”, với một thành viên mới là con dâu, bữa cơm vốn dĩ đắng chát của nồi cháo cám khô khốc lại trở nên vui vẻ, ấm áp tình người với những lời trò chuyện vui vẻ của bà cụ Tứ và con dâu. Bữa cơm là tấm lòng của người mẹ chồng, mong muốn một cuộc sống no ấm, đủ đầy sẽ đến với hai con của mình. Là sự thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho con dâu của mình.

Giữa lúc buổi ăn đang diễn ra vui vẻ thì tiếng trống thúc thuế vang lên, tiếng trống ấy thúc giục lòng người, lúc này trong lòng Tràng bỗng hiện lên hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phất phới, hiện lên lí tưởng cùng đi phá kho thóc giúp dân thoát cảnh nghèo đói. 

Bài tóm tắt số 2

Câu chuyện xảy ra vào những năm 1945 trước Cách mạng Tháng Tám. Khi đó trong xã hội tồn tại nạn đói, cái thứ nghèo đói làm ăn mòn suy nghĩ, ăn mòn con người của những người nghèo trong xã hội này. Ấy vậy mà, giữa lúc đó, Tràng một chàng trai nghèo đói, thô kệch và xấu xí lại có vợ. 

Tràng có vợ là qua một câu nói bông đùa, ấy vậy mà thị lại theo và trở thành vợ của Tràng. Một nghĩa vợ nhặt theo nghĩa đen. Khi Tràng dẫn theo vợ về nhà, xóm trọ nhìn thấy, họ vừa náo nức vui trông cho vợ chồng, nhưng lại vừa lo lắng cho gia đình họ. Bà cụ Tứ – mẹ của Tràng khi nhìn thấy con dẫn theo một người phụ nữ trở về, lòng bà vừa bâng khuâng vừa háo hức. Khi biết con dẫn theo là chính vợ mình, lòng bà vui vẻ, mừng rỡ, nhưng ngay sau đó bà lại lo lắng, lo lắng cho cái nghèo của nhà mình, lo lắng thêm một miệng ăn liệu có thể duy trì được hoàn cảnh sống. Nhưng bà chỉ nghĩ trong lòng, bề ngoài bà vẫn vui mừng chào đón thị về với gia đình, chào đón người con dâu nhìn gầy gò do cái nạn đói.

Ngày hôm sau, thị dọn dẹp lại căn nhà, làm vườn, cùng sắp xếp gọn gàng ngăn nắp một lượt đồ dùng trong nhà. Ngôi nhà sau khi được thị dọn dẹp đã trở nên sạch sẽ và tươi sáng hơn. Và bà cụ Tứ đã đãi con dâu mới bằng một bữa ăn thịnh soạn. Đó là bữa ăn với một bát choáng loãng và một nồi chè khoán. Một nồi chè đắng chát, khô khốc nhưng trong hoàn cảnh này, nó lại trở nên ngon miệng và là món ăn ấm áp, hạnh phúc của cả gia đình.

Bữa ăn giản dị đơn sơ đang diễn ra, giữa lúc đó tiếng trống vang lên dồn dập trong đầu của Tràng, về việc người người đi phá kho thóc Nhật mang đến ấm no cho người dân. Cũng lúc đó trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới, như một tươi lai tươi sáng đang bay cao.

Bài tóm tắt số 3

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta trải dài trong cảnh nhân dân chịu lầm than, người người chịu cái đói, cái nghèo, hàng triệu người đã phải bỏ mạng trong nạn đói này, cái chết cận kề với con người. Giữa lúc còn không thể lo xong cho bản thân mình, Tràng – một chàng trai thô kệch, xấu xí làm nghề đẩy xe bò thuê. Trong một lần đẩy xe bò Tràng đã gặp được người phụ nữ ven đường, một câu bông đùa, chàng và thị đã nên đôi vợ chồng.

Tràng dẫn thị về nhà. Người trong xóm nhìn thấy vợ của Tràng, người vợ nhặt đúng nghĩa, họ nửa mừng mà nửa lo. Họ lo cho cuộc sống gia đình, lo cho cái đói, cái nghèo đang bủa vây lấy nhà Tràng.

Bà cụ Tứ thấy con dẫn vợ về, bà mừng lắm, mừng vì con mình có vợ; nhưng bà lại cũng đau đớn thay cho hai con bởi số phận nghèo đói, đang hành hạ cuộc sống của hai con mình. Nhưng sự lo lắng ấy bà chỉ cất gọn trong suy nghĩ, bề ngoài, bà cụ vẫn vui vẻ chào đón người con dâu này. Trên người thị quần áo rách như tổ đỉa, gầy sọp, vậy nhưng bà cụ Tứ vẫn yêu thương, và chăm chút, nhẹ nhàng, ân cần nói chuyện cùng thị.

Ngày hôm sau, thị cùng bà cụ hai mẹ con dọn dẹp lại toàn bộ căn nhà. Sau khi dọn dẹp căn nhà đã trở nên sáng sủa, ánh nắng soi rọi vào căn nhà như ăn mừng cho gia đình có thêm thành viên. Thị không quản ngại, không ngại khó, ngại khổ, thị sẵn lòng làm hết mọi chuyện – vì với thị đây thực sự là gia đình. Bà cụ Tứ đã tiếp đãi sự chăm chỉ và cần cù của thị bằng một bữa ăn thịnh soạn. Bữa ăn gồm có một bát cháo trắng loãng và một nồi chè khoán, nhưng lại đong đầy tình cảm yêu thương của người mẹ chồng dành cho con dâu. Nồi chè khoán đắng chát và có phần khô khốc, ấy vậy mà hòa nhịp cùng bầu không khí vui tươi của ba người, món đồ khó nuốt ấy cũng được đánh chén rất ngon lành.

Trong khi bữa ăn đang diễn ra, xa xa có tiếng trống vọng lại, tiếng trống ấy da diết mà dồn dập trong lòng Tràng. Trước tiếng trống ấy trong đầu anh hiện lên hình ảnh phá kho thóc Nhật cứu đói nhân dân; hiện lên hình ảnh của lí tưởng cao đẹp – lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trong gió.

Bài tóm tắt số 4

Tràng là người xóm ngụ cư, một chàng trai thô kệch và xấu xí, không ai trong xóm nghĩ một ngày Tràng sẽ có vợ. Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng, khác với vẻ ngờ nghệch của con, bà là người hiền hậu và am hiểu mọi chuyện. Người vợ nhặt, hay còn được gọi là thị, là người phụ nữ gầy gò, quần áo trên người rách như tổ đỉa. Nạn đói năm 1945, đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người, ngày ngày vẫn có nhiều những người đấu tranh với cái đói để giành giật sự sống cho bản thân. Và gia đình Tràng cũng vậy.

Tràng làm công việc đẩy xe bò thuê, trong một lần đẩy xe bò, Tràng gặp thị, một vài câu bông đùa, thị đã theo chàng về làm vợ chàng. Người vợ nhặt ấy trước khi theo chàng về là vẻ chỏng lỏn, ấy vậy mà khi được chàng dẫn về ra mắt, thấy mọi người bàn tán, thị lại e thẹn. Người của xóm ngụ cư thấy Tràng dẫn theo người phụ nữ lạ về thì vừa mừng, vừa lo cho Tràng. Họ lo cho cảnh nghèo đói của nhà Tràng liệu có thể có thêm thành viên mới hay không. Khi gặp bà cụ Tứ, thị khép nép đúng chất của người con gái mới về nhà chồng. Bà cụ khi trông thấy thị thì vừa mừng vui, vừa tuit thân cho con trai, cho hoàn cảnh gia đình nghèo khó liệu có thể giúp hai con hạnh phúc. Nhưng cất gọn những suy nghĩ đó, bà vui vẻ mà cầm tay thị đón về làm dâu. Ngôi nhà có thêm bóng dáng của người con dâu có sự thay đổi rõ ràng so với trước kia. Thị sửa soạn lại căn nhà, giặt giũ, dọn vườn,… căn nhà tối tắm bỗng trở nên sáng sủa và đẹp rạng ngời. Tiếp đãi con dâu, là bữa ăn gồm rau chuối và nồi chè khoán của bà cụ Tứ. Những món ăn tưởng chừng như khó nuốt ấy, vậy mà lại được chén sạch sẽ, có lẽ không khí vui vẻ cùng sự gia nhập thêm một thành viên đã khiến những thứ vốn khô khốc cũng trở nên ngọt ngào dễ ăn.

Trong bữa cơm, thị kể về những người lên đường phá kho thóc Nhật cứu đói cho dân. Câu chuyện thị kể, cùng với tiếng trống cứ thế văn vẳng trong thâm tâm Tràng. Để rồi, giữa lúc đó, trong đầu Tràng bỗng hiện lên hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới, như ao ước tương lai tươi sáng của mọi người dân.

“Văn học cổ kim luôn viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngữ Đường). Quả thật, tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân chính là dòng huyết lệ của tác giả dành cho phận bất hạnh của con người trong xã hội nghèo đói trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Để hiểu rõ tác phẩm, trước hết các bạn cần hiểu rõ về nội dung của nó, trên đây là bốn tóm tắt ngắn gọn mà đầy đủ ý nhất về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hy vọng bốn bài tham khảo bên trên sẽ có ích cho quá trình học tập của các bạn, giúp các bạn hiểu rõ vấn đề và hiểu rõ tâm ý mà Kim Lân gửi gắm vào tác phẩm. Chúc các bạn thành công và đạt được điểm cao trong bài làm văn của mình.

Xem thêm: Top 6 mở bài Sóng hay đầy đủ chi tiết có chọn lọc

Ngữ Văn Lớp 12 -