Ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm trong truyện đầy đủ nhất
Ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm như thế nào? Tìm hiểu các nội dung chính và soạn bài “Cô bé bán diêm”.
“Cô bé bán diêm” là tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tác phẩm lời cảm thông, trân trọng và xót thương của tác giả Andersen dành cho hình ảnh cô bé trong đêm đông gió rét, khao khát đề cả vật chất lẫn tinh thần. Đọc câu chuyện ta sẽ cảm nhận được sâu sắc sự tinh tế của tác giả, đồng thời qua tác phẩm, ta cũng thấy được vai trò to lớn của cái chết của cô bé. Ý nghĩa cái chết của cô bé trong truyện “Cô bé bán diêm” sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc, trân trọng hơn dành cho những con người vất vả, lam lũ ngoài xã hội. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được cái nhìn toàn diện nhất nhé!
Ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm:
Andersen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với thể loại truyện cổ tích viết cho thiếu nhi. Ông là nhà văn với trí óc thông minh và một tâm hồn cảm nhận tinh tế. Tác phẩm “Cô bé bán diêm” trong chương trình ngữ văn lớp 8 là đoạn trích thuộc vào phần cuối của truyện. Đoạn trích là tiếng lòng đau thương cho cái chết của cô bé bán diêm đêm đông. Đồng thời cũng là lời thức tỉnh của tác giả đối với con người, cần quan tâm, có cái nhìn thoáng hơn về cuộc đời, về số phận con người. Không chỉ vậy, nhà văn khắc họa cái chết của cô bé, như một sự yên giấc, nhưng là sự mở ra của trái tim con người, tác giả muốn con người hãy dùng trái tim đang đập của mình để yêu thương, gắn kết con người lại với nhau.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” là truyện cổ tích nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng thực sự mấy ai hiểu hết được dụng tâm xây dựng nhân vật của tác giả. Câu chuyện viết về cô bé mồ côi mẹ, sống cùng với bố. Đúng ra em phải nhận được tình yêu thương từ bố thay cho cả phần người mẹ đã mất; ấy vậy mà, ngay trong đêm giao thừa, em lại phải ra đường, đón từng đợt gió lạnh lùa vào người để bán diêm theo yêu cầu của bố. Em không bán được bao nào, cũng không dám quay về gặp bố. Cái lạnh khiến cô bé phải nép vào góc tường, rồi từng que diêm được em đốt lên, như đốt lên hơi ấn, đốt lên khát vọng của em về hạnh phúc vật chất và tinh thần. Que diêm cuối cùng bụp cháy, cũng là khi ước vọng theo bà lên thiên đường của em được thực hiện. Em đã chết, miệng vẫn nhoẻn cười nơi góc tường. Nhưng, trái ngược với vẻ yên bình khi rời xa thế gian của em, bên đường vẫn là hình ảnh tấp nập người qua lại vào sáng ngày mùng một. Mọi người vẫn vui vẻ qua lại, như không nhận thấy hình ảnh cái chết của em nơi góc tường.
Cái chết thương tâm của em giữa đêm Giao thừa lạnh giá, không có một vòng tay nào sưởi ấm em, không có một sự sẻ chai, giúp đỡ nào với em. Ngay cả khi em chết, cũng chỉ nhận lại sự thờ ơ của mọi người. Cái chết của cô bé bán diêm là lời thức tỉnh, là lời lên án của tác giả với cái xã hội vô nhân tính, bất công: Dòng người vui vẻ chào đón Tết, không ai sẵn lòng giúp đỡ cô bé trên tay lạnh cóng một bao diêm. Để rồi khi em chết, trước mắt cái chết của em vẫn là hình ảnh người người qua lại tấp nập, vui vẻ. Không hề hay biết, để tâm tới em. Như vậy, cái chết của em là sự lên án xã hội thiếu tình thương, vô lương tâm và ích kỷ với sống chết của con người. Cái chết của em cũng là sự thể hiện mong muốn hãy yêu thương trẻ em, hãy bao học trẻ em hơn; đừng khiến các em phải chịu nhiều đau khổ như vậy.
Câu chuyện cũng như lời cảnh báo tới con người ở xã hội hiện nay. Hiện nay vẫn có nhiều trẻ em phải chịu cảnh bị ép buộc, bị hành hạ. Hãy quan tâm, hãy đối xử với các em theo đúng lứa tuổi ngây thơ, trong sáng của các em. Đừng khiến các em phải chịu thêm sự dày vò, đau đớn nào nữa. Đừng chỉ quan tâm mình, để rồi khi các em rời đi mãi mãi như cô bé bán diêm trong truyện mới nhận ra thì đã quá muộn.
Soạn bài “Cô bé bán diêm”
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Hãy xác định ba phần của văn bản nếu lấy việc em bé quẹt diêm vào cách lần làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để chia bố cục bài ra?
– Nếu dùng cách của đề bài đưa ra, truyện sẽ được chia làm 3 phần như sau:
- Phần 1: Từ đầu, đến phần đôi bàn tay đã cứng đờ ra: Đoạn này là hình ảnh của em bé bán diêm hiện lên với sự bao trùm của cái lạnh giá rét đêm đông. Trên tay em vẫn là bao diêm, em ngồi trong một góc tối như muốn che giấu sự tồn tại của mình với cái lạnh. Vậy mà cái lạnh thấu xương ấy vẫn không buông tha cho em.
- Tiếp đó: từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm…” đến phần “về chầu Thượng Đế”. Phần này là phần nói lên khát vọng của tâm hồn bé thơ. Em quẹt từng que diêm, từng que một, từng que một cháy lên cũng là cháy lên sự khát vọng của em về cuộc đời về hạnh phúc. Mỗi que diêm bùng cháy là mỗi một nỗi niềm ao ước, khát vọng thường trực trong con người em. Ngay cả que diêm cuối cùng, cùng hình ảnh em và bà rời đi, cũng là khát vọng mưu cầu hạnh phúc giản dị của em.
- Phần 3: Từ “Sáng hôm sau” đến hết: Đây là phần khắc họa sâu sắc nhất của tâm hồn tác giả. Ở đây cái chết của em hiện lên với sự ảo diệu của lần đốt que diêm; nhưng thực chất cái chết của em đã xuất hiện từ khi em bước chân ra khỏi ngôi nhà, hoà mình vào nhịp người đông đúc nhưng lạnh lẽo của đêm đông. Cái chết của em vừa là sự khép lại của một con người; nhưng đồng thời cũng là sự mở ra của lựa chọn hạnh phúc cho em. Là sự phê bình và tố các xã hội bất công.
– Đặc biệt, nếu căn cứ vào phần quẹt diêm, ta có thể chia phần 2 thành những phần nhỏ hơn qua các lần quẹt diêm sưởi ấm của em như sau:
- Lần 1: Que diêm đầu tiên hiện lên, em nghĩ về những thứ làm mình ấm áp, bởi vì em đã quá lạnh lẽo giữa sự khắc nghiệt này.
- Lần 2: Que diêm thứ hai được em bật lên, là khao khát, là mơ ước bao lâu nay của em. Đó là một bữa ăn ngon, nơi em được thỏa sức lòng mình, đón đủ. Que diêm thứ hai là sự thèm thuồng bữa cơm, tình yêu thương gia đình của em.
- Lần 3: Que diêm thứ ba hiện lên, khi đã cảm nhận sự ấm áp, sự no đủ; em thèm thuồng cảm giác sum họp cùng mọi người đêm giáng sinh. Que diêm thứ ba là hình ảnh của cây thông noel, sáng rực rỡ và loá mắt em.
- Lần 4: Que diêm thứ tư, em không còn đơn thuần ao ước về vật chất; em cần sự sâu sắc của tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn em. Và que diêm thứ tư bật lên là hình ảnh của bà, bà đang nhìn và mỉm cười với em. Bà giơ tay đợi chờ em.
- Lần 5: Que diêm thứ năm là que diêm em bật em để trông ngóng hình bóng bà. Em đang cùng bà bay lên trời cao. Ở đó em hạnh phúc và mỉm cười.
Câu 2: Qua đoạn đầu chúng ta thấy được gì, biết được gì về gia cảnh của em bé bán diêm, về thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng để nói lên nỗi khổ cực của cô bé?
– Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Gia đình em không trọn vẹn. Em mồ côi mẹ, sống cùng với ba.
- Cuộc sống khổ cực, sống trên gác xép, với ngôi nhà gió lùa lạnh buốt xương.
– Hình ảnh cô bé bán diêm hiện lên thật tội nghiệp:
- Trong đêm Giao thừa, mọi người, nhà nhà nô nức sum họp, vui vẻ bên nhau. Cô bé bán diêm chân trần, đầu trần theo lệnh của người ta tệ bạc đi bán diêm.
- Quần áo của em đã cũ kĩ, người cô bé cũng chẳng được bao nhiêu, vậy mà em cứ vậy ra ngoài chịu cái lạnh buốt tâm can để rao bán diêm.
- Cái lạnh dần dần thâm nhập sâu hơn vào người của em, vậy mà vì chưa bán được bao diêm nào, lo sợ bị cha chửi, lo sợ bị cha đuổi, em nào dám về.
– Bối cảnh:
- Thân hình gầy gì, quần áo sờn bạc rách, cũ, em co ro ở trong góc tối của bức tường.
- Cái lạnh, từng cơn gió lùa như càng khắc sâu buốt giá trong lòng em.
- Sự tương phản diễn ra trong lòng cô bé bán diêm là:
- Sự tương phản của quá khứ em đã từng được no đủ, từng được bao bọc, yêu thương trong tổ ấm – với cái hiện tại đầy đáng trách từ sự vô tâm của người cha, em đang chịu cái lạnh của mùa đông và chịu cả cái lạnh giá trong tim vô cảm của người cha.
- Sự đối lập giữa khung cảnh người người tấp nập của đêm Giao thừa, không khí tưng bừng vui tươi, nhà nhà náo nức sum họp – với hình ảnh em bé đang cô đơn, co ro một mình trong góc tối.
- Sự đối lập giữa những mộng tưởng đẹp đẽ qua 5 lần quẹt diêm của em – với sự thật khắc nghiệt, tối tăm của thực tại.
=> Như vậy, với việc sử dụng các hình ảnh đối lập tương phản này, thực chất tác giả muốn nhấn mạnh cái nỗi cơ cực, bất hạnh và khổ sở của em. Dù trong sự bần cùng, trong sự cô đơn không có sự sẻ chia giúp đỡ, em vẫn luôn một lòng hướng về những điều tốt đẹp.
Câu 3: Chứng minh những mộng tưởng qua các lần quẹt diêm của em bé là theo trình tự hợp lí?
Qua 5 lần quẹt diêm, với những suy nghĩ lần lượt xuất hiện, tưởng chừng như là ngẫu nhiên, nhưng thực chất mỗi lần quẹt diêm của em đều mang đến những suy nghĩ hết sức hợp lý:
Lần đầu em quẹt diêm hiện lên là sự sưởi ấm, hợp lý với hoàn cảnh lạnh buốt em đang phải chống chịu. Lần thứ hai hiện lên là thức ăn, đây là mưu cầu đúng đắn của em, dưới cái lạnh, khi đã mộng tưởng được sưởi ấm, em sẽ nhận ra mình cũng muốn có những đồ ăn ngon như bao người.
Lần thứ 3 que diêm được quẹt, là hình ảnh cây thông. Em cũng mong chờ sự vui vẻ, sum họp gia đình như bao bạn bè khác.
Lần thứ 4, que diêm quẹt cháy là tâm thức nhớ về bà, về tình yêu của bà đã dành cho em. Lần quẹt diêm thứ 5, là mộng ảo em cùng bà bay lên trời cao, cùng vui vẻ hạnh phúc. Lần quẹt diêm này như sự giải thoát cho chính cuộc đời em.
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về chuyện “Cô bé bán diêm” và đoạn kết truyện.
“Cô bé bán diêm” vừa là câu chuyện mang đến cho chúng ta cái nhìn thấu đáo hơn về hiện thực tàn khốc của xã hội. Vừa mang chúng ta đến với thế giới của những em bé suy nghĩ hồn nhiên, tươi tắn trước mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời. Phần kết câu chuyện là cái chết của em bé bán diêm; khi đó miệng em vẫn nhoẻn cười, khuôn mặt em rạng rỡ, giữa hiện thực người người qua lại không chú ý đến em. Thì hình ảnh em hiện lên vẫn xúc động và khắc sâu trong lòng độc giả về một kiệt tác vừa phê phán hiện thực, tố cáo tội ác của những con người trong xã hội này. Vừa là sự khắc họa hình tượng trong sáng, ngây thơ và cần được chăm sóc, yêu thương của các nhỏ.
Câu 5: Nghệ thuật của tác phẩm?Tác phẩm là sự thể hiện rõ nét của yếu tố kì diệu, hiện thực và cả trong mộng ảo; kết hợp hài hoà đan xen giữa kể và miêu tả, biểu cảm. Tác phẩm là sự khắc hoạ về hiện thực xã hội với những khó khăn rào cản khắc nghiệt. Là tâm trạng yêu thương của tác giả dành cho nhân vật. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thương của tác giả dành cho quê hương đất nước xinh đẹp Đan Mạch.
Câu 6: Ý nghĩa của tác phẩm.
Andersen muốn người đọc lượm lặt những chi tiết mà ông gieo xuống, để rồi từ đó chính người đọc sẽ khai thác về khía cạnh này trong cuộc đời. Ở đây, tác giả mang đến hình tượng em bé bán diêm vào đêm Giao thừa dưới cái lạnh buốt giá, trước sự vô can, vô cảm của người đời; điều này cũng xảy ra khi em bé chết. Cái chết của em là sự thức tỉnh tới người đọc, về sự bất công cùng khắc nghiệt nơi xã hội. Về phía các bạn nhỏ, chúng ta cần yêu thương, trân trọng và sẵn sàng chia sẻ cùng các bạn những nỗi niềm sâu kín. Đồng thời, chúng ta cũng cần có cái nhìn bao dung hơn với các em.
Trên đây là bài làm về Ý nghĩa cái chết của cô bé trong tác phẩm “Cô bé bán diêm”, bên cạnh đó còn là phần soạn bài cho truyện. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới.
Xem thêm: Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của nhân vật Lão Hạc
Ngữ Văn Lớp 8 -