Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh được hiểu như nào? Tìm hiểu về ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm.
Trong truyện cổ tích sẽ luôn xuất hiện các yếu tố kì ảo, tưởng tượng. Vậy theo các bạn, yếu tố kì ảo xuất hiện trong các truyện truyền thuyết nhằm mục đích gì? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm ở trong truyện “Thạch Sanh”. Qua đó hãy làm rõ về ý nghĩa của hai chi tiết, và nêu lên vai trò của yếu tố kì ảo.
Ý nghĩa của hai chi tiết tiếng đàn và niêu cơm ở trong truyện “Thạch Sanh”.
Chi tiết tiếng đàn:
Tiếng đàn trong truyện “Thạch Sanh” cũng chính là tiếng đàn của Thạch Sanh: là tiếng đàn lần lượt than vãn cũng là tiếng đàn trách móc Lý Thông; và còn là tiếng đàn đánh tan quân sĩ mười tám nước. Cây đàn là quà của vua Thuỷ Tề tặng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn đầu tiên cất lên là tiếng đàn sầu não, than thân phận của mình của Thạch Sanh khi bị Lý Thông cướp công và trở thành người có tội, bị giam trong ngục tù. Cũng chính tiếng đàn than thân phận mình bị hiểu lầm, tiếng đàn giải oan ấy của Thạch Sanh đã giúp công chúa khỏi câm. Tiếng đàn ấy, giúp Thạch Sanh giải oan được cho mình, cũng được giãi bày hết những chiến công của mình đối với vua. Như vậy, tiếng đàn đầu tiên cất lên, vừa giúp Thạch Sanh giãi bày tấm lòng mình, vừa chính là tiếng đàn đưa công chúa có tiếng nói trở lại, là tiếng đàn giúp công chúa kêu gọi sự trở lại từ chốn ngục tù của Thạch Sanh. Chỉ với lần cất lên đầu tiên của tiếng đàn đã tạo nên những ý nghĩa to lớn và vinh quang cho Thạch Sanh. Tiếng đàn này là đại diện cho điều ác, điều xấu rồi cũng sẽ bị vạch trần; cái thiện, cái tốt sẽ được ghi nhớ.
Tiếng đàn thứ hai cất lên, là khi Thạch Sanh trước mặt nhiều quan lại triều đình, khi quân sĩ mười tám nước không đồng ý cho Thạch Sanh cùng công chúa ở bên nhau, vì thân phận của Thạch Sanh. Họ cho rằng thân phận Thạch Sanh nghèo nàn, không xứng đáng được đứng cạnh ngang hàng với công chúa. Chính vì vậy, các Hoàng tử nước khác, trước đây bị từ chối nổi giận kéo quân đến đánh. Tuy nhiên, khi quân sĩ mười tám nước nghe tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên, tất cả họ đều buông bỏ vũ khí và từ bỏ rời đi. Như vậy, tiếng đàn thứ hai cất lên là tiếng tri âm muốn bên nhau trọn đời của Thạch Sanh và công chúa. Đồng thời nó cũng là tiếng đàn của sự trân trọng con người; tiếng đàn trân trọng hạnh phúc hoà bình.
Chi tiết niêu cơm:
Chi tiết niêu cơm được Thạch Sanh dùng để đãi các quân sĩ, cho thấy tấm lòng lương thiện và tinh thần nhân đạo cao cả của Thạch Sanh. Hình ảnh niêu cơm cứ vơi lại đầy, ăn sao cũng không hết chính là khắc hoạ cho sự ấm no, hạnh phúc và hoà bình của các quốc gia với nhau. Qua chi tiết kì ảo niêu cơm vơi rồi lại đầy, chính là muốn chúng ta càng khắc sâu những thành quả to lớn, tốt đẹp tạo nên hạt thóc của con người.
Trên đây là bài mẫu về Ý nghĩa hai chi tiết tiếng đàn và niêu cơm trong “Thạch Sanh”, hy vọng sẽ giúp các bạn thành công.
Xem thêm: Tóm tắt truyện và nắm bắt ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Ngữ Văn Lớp 6 -