11 đức tính giáo viên cần phải có
Để làm được một nhà giáo ưu tú theo đúng nghĩa, không phải chỉ cần giỏi chuyên môn mà người thầy người cô cần phải có 11 đức tính.
Đó là: Nghiêm trang, Khiêm tốn, Cẩn trọng, Khôn ngoan, Kiên nhẫn, Dè dặt, Hiền lành, Nhiệt tình, Tỉnh thức, Lòng tin, Rộng lượng. Đây là những đức tính mà người thầy người cô cần phải có.
1. Nghiêm trang
Nghiêm trang là đức tính rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nghiêm trang thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và trật tự, được thể hiện qua lời nói, ánh mắt nhìn, cách đi đứng, cử chỉ, nét mặt, cách cư xử của bạn khi đứng trên bục giảng.
2. Khiêm tốn
Đức tính Khiêm tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình.
Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình, khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình. Khiêm tốn giúp giáo viên chia sẻ tri thức của mình một cách đơn sơ, bởi vì các trẻ em đây là trẻ nghèo, trẻ lao động. Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học (ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ) và học sinh (ngỗ nghịch, vô lễ, quậy phá…).
3. Cẩn trọng
Đức tính cẩn trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh.Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học, kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học sinh), dễ dạy (sẵn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí điều gì sẽ xảy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng (tránh những phiền phức có thể xảy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không có ai đó nhìn thấy.
4. Khôn ngoan
Đức tính khôn ngoan giúp giáo viên có thêm tri thức giúp bạn biết cư xử hành xử một cách khéo léo với tất cả mọi người. Ngoài ra khôn ngoan mang lại cho bạn hiểu biết, yêu mến và hoàn thành tất cả mục đích mà giáo viên đảm nhận.
5. Kiên nhẫn
Kiên nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công.
6. Dè dặt
Đức tính dè dặt giúp giáo viên suy nghĩ, phát biểu và hành xử trong vừa phải, thận trọng và nhún nhường. Thật là quan trọng học biết cách suy xét sự việc cẩn thận và đánh giá đúng. Đức tính dè dặt sẽ giúp giáo viên làm chủ mình trong những tình huống có thể làm giáo viên tức giận, tránh được những gì là không xứng hợp.
7. Hiền lành
Đối với một nghề giáo viên thì đức tính hiền lành cũng rất quan trọng. Hiền lành giúp bạn có được tình cảm không chỉ trong môi trường giáo dục mà cả ngoài xã hội. Nếu bạn dạy học bằng tất cả tình yêu thương thì sẽ giúp bạn sớm gặt hái được thành công. Và bạn là một giáo viên hiền lành thì qua bao thế hệ học trò bạn vẫn được nhớ đến.
8. Nhiệt tình
Đối với nghề giáo thì nhiệt tình là yếu tố quan trọng. Bạn hãy sẵn sàng hướng dẫn chỉ dạy tận tình và giúp đỡ các em. Biết quan tâm học sinh của mình. “Nếu là con chim chiếc lá thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh, sống là cho đâu phải giữ riêng mình”.
9. Tỉnh thức
Đức tính tỉnh thức giúp giáo viên hoàn thành bổn phận một cách chăm chỉ và cẩn thận. Giáo viên cần đức tính này cho chính mình và học sinh. Giáo viên tỉnh thức với bản thân, ví dụ, xem xét bản thân mình, cảm xúc, cách sử dụng các giác quan… để hoàn thành bổn phận cách xứng đáng. Giáo viên tỉnh thức với học sinh để học sinh học tốt hơn, nhất là đối với những học sinh cá biệt.
10. Lòng tin
Trước hết bản thân người giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh lòng tin lòng tin đối với cô giáo thầy giáo với nhà trường và với xã hội. Bên cạnh đó thì người giáo viên cũng phải đặt lòng tin vào học sinh của mình. Sự tin tưởng của bạn sẽ là động lực để học sinh phấn đấu và cố gắng.
11. Rộng lượng
Đức tính rộng lượng giúp giáo viên hy sinh một cách tự nguyện những sở thích cá nhân cho những người khác. Đây không phải là đức tính thông thường và phổ biến, nhưng là một đức tính cao thượng. Đây là sự hy sinh lớn lao, bởi vì giáo viên dâng cả đời mình, sẵn lòng làm một việc cao cả vì người khác, cụ thể là dạy dỗ trẻ, nhất là trẻ nghèo.
Cẩm nang - Tags: đức tính, giáo viênCha mẹ dạy con học ở nhà như thế nào?
Là cha mẹ nhất định phải dạy con 8 quy tắc này
Kích thích trí não cho trẻ bằng 50 câu đố
Giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng, giáo viên tự do
10 kỹ thuật dạy học tích cực giáo viên cần biết
Nhận xét đề thi tuyển sinh vào lớp 6 các trường THCS chất lượng cao 2020
Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực