Giáo án Ngữ Văn 10

Tiết 1,2 / Tuần 1

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

Cho các lớp:

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Biết được các bộ phẫn hợp thành văn học Việt Nam-Nêu được những đặc điểm lớn nội dung và nghệ thuật văn học Việt Nam.

b/ Thông hiểu: Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của văn học dân gian và văn học viết. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế.

c/ Vận dụng thấp: Đọc hiểu văn bản liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam

d/ Vận dụng cao: – Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về văn học sử

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc.

II. Trọng tâm

1. Kiến thức
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.

2. Kĩ năng

Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam

– Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;

– Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1. Thầy: – SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

– Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN .

2. Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm…

IV. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc soạn bài của trò

3. Tổ chức dạy và học bài mới:

Giáo án lớp 10 - Tags: ,