Cách tập khả năng nghe hiểu cho chó

Cách tập khả năng cơ bản cho cún của bạn nghe lời, phương pháp này rất hữu ích cho mọi người khi nuôi một chú chó dễ thương và đáng yêu.

Tất cả chúng ta đều biết chó là một thú cưng rất được chiều chuộng trong các gia đình hiện nay. Nó không những là thú giữ nhà-trợ thủ đắc lực để chống trộm mà con là “bạn” của con người, đặc biệt là các nàng còn phong cho những chú chó một danh hiệu rất chi là oai phong-vệ sĩ. Nhưng muốn có được một người bạn bốn chân thực sự ngoan ngoãn, phát huy được tối đa công dụng của chúng thì không phải ai cũng biết vì thế bạn cần phải biết cách nuôi chó sao cho tận dụng hết khả năng của chúng. Thời gian gần đây, khi kinh tế mỗi gia đình ngày càng được nâng cao thì lại càng có nhiều người sai lầm trong cách dạy chó. Vậy dạy cho như thế nào cho tốt và chăm sóc chúng ra sao thì tui sẽ bật mí một số mẹo nhỏ vừa đơn giản vừa dễ làm mà hiệu quả đem lại sẽ rất cao nếu mọi người chịu khó kiên trì trong một thời gian ngắn thôi.

Cách tập khả năng nghe hiểu cho chó

Đầu tiên, Cún xin đưa ra một vài ví dụ điển hình về cách huấn luyện chó có tốt hay chưa, bạn xem chó cún nhà bạn có nằm trong số đó không nhé:

1. Cắn tay chủ ( cắn yêu cũng không được đâu nhé)
2. Thường cọ sát thân mình vào người chủ. ( Mọi người thường nghĩ đó là hành vi cún bày tỏ tình cảm, nhưng loài chó chỉ làm điều đó với kẻ có địa vị thấp hơn nó)
3. Chủ gọi mà không thưa, phớt lờ ngồi ì một chỗ hoặc thái độ không vui vẻ khi phải tiến về phía chủ một cách chậm chạp.
4. Thấy chủ lại gần chỗ chúng đang ăn thì gầm gừ, phản đối.
5. Lúc đi dạo thường kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi
6. Khi đi dạo thường sủa to để thể hiện uy quyền của mình với những con khác
7. Khách tới chơi đã vào trong nhà rồi mà vẫn sủa om tỏi

Tất cả những hành vi trên gọi chung là bệnh thể hiện quyền lực và có thể nói hầu hết những chú chó ở thành thị hiện nay đều mắc phải căn bệnh đó.Giả sử như khi chó cắn tay chủ, mọi người vẫn tưởng rằng chó con thay răng nên cần phải cắn cái gì đó cho đỡ ngứa nhưng không phải như vậy. Nếu có nuôi vài con trong nhà các bạn sẽ hiểu chó con cắn nhau là để thể hiện vị trí của mình với bầy đàn trong nhà (đặc biệt là các nàng hay mắc bệnh này lắm nhé). Nếu để chúng cắn thường xuyên, các bạn sẽ làm chúng ngọ nhận rằng chúng “có địa vị” hơn chủ, lớn lên sẽ không thèm nghe theo lời chủ nữa.

Trong sách cũng đã nói, loài chó vốn sống theo bầy đàn nên khi đã nuôi thì phải thể hiện rõ cho chúng biết chúng có địa vị thập nhất trong nhà. Nếu không con chó sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao chúng phải phục tùng mệnh lệnh của người có địa vị thấp hơn chúng. Từ đó dễ nảy sinh những hành động hỗn hào đôi khi quá trớn không lường trước được.Nói tóm lại người chủ nuôi luôn phải có ý thức cảnh giác để biết chó của mình có mắc vấn đề trong cách hành xử hay không đẻ kịp thời có hành động uốn nắn. Khác với con người, loài chó có thể được huấn luyện bất cứ khi nào, dù cho chúng con non hay khi trưởng thành và cả khi về già.

Để dạy chúng sao cho khôn, cho ngoan cũng đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng thấu hiểu của mỗi nhà nữa. Về vấn đề này, Cún xin phép chia sẻ trong bài tiếp theo. Bạn nào có nhu cầu cần tìm hiểu thêm vầ cách dạy chó khôn, chó ngoan thì thẽo dõi trong bài viết tới của Cún nhé.

Cách nuôi chó -