Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Quê hương và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục, cách khai thác nghệ thuật và dàn ý phân tích.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh là sự nhấn mạnh, sự khắc họa một làng chài ven biển hết sức sống động và độc đáo. Bài thơ cũng là một nỗi niềm nhớ nhung của tác giả đối với quê hương của mình. Hãy cùng tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh ở dưới đây nhé.

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Quê hương

Tác giả – Tác phẩm:

Bố cục:

Tác phẩm được chia thành 4 phần như sau:

Giá trị nội dung của bài thơ:

Quê hương với ai cũng luôn là nơi tạo dựng bản thân, là nơi vun đắp con người, và là cội nguồn nâng đỡ bước đi thành công của con người. Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh mở ra là vẻ đẹp thiên nhiên tươi sáng và ấm áp của làng chài ven biển quê hương nhân vật trữ tình. Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp thiên nhiên đầy yêu chiều con người, đồng thời từ thiên nhiên ấy, tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người nơi đây. Họ khoẻ khoắn, họ chăm chỉ lao động và hăng say, phấn khởi với những chuyến ra khơi. Đặc biệt, từ vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp hình tượng con người; tác giả gửi gắm tâm tư mong nhớ quê nhà của mình. Ông nhớ về con thuyền vượt sóng căng buồm vươn khơi, nhớ về những con người yêu chuộng công việc, cần cù và siêng năng; nhớ về những mê lưới bội thu; về cả những thơ mộng của thiên nhiên. Tóm lại, tác phẩm hiện lên là sự khắc hoạ từ tâm tư nhớ mong của tác giả đối với quê hương chài lưới của mình.

Hướng dẫn khai thác nghệ thuật của bài thơ:

Tế Hanh đã viết thơ nhưng lại tựa như một bức tranh vẽ những khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, cùng con người khoẻ khoắn trong khung cảnh ra khơi, cùng với đó là vẻ đẹp vui vẻ, sôi nổi trong khung cảnh thuyền cập bờ, với mẻ cá bội thu. Qua bài thơ, tác giả thể hiện tâm trạng da diết yêu thương đối với quê hương của mình, nỗi nhớ quê hương ấy, khắc sâu trong tiềm thức của nhân vật trữ tình.

Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ, chủ yếu là sử dụng các biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả cho thi phẩm:

     –  “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”:  ở đây, tác giả so sánh “chiếc thuyền” với “con tuấn mã” cùng với sự kết hợp của động từ “hăng” càng nhấn mạnh vẻ đẹp sức sống căng tràn, vượt mọi rào cản để vươn khơi của con thuyền. Giữa biển khơi bao la rộng lớn; con thuyền nhẹ lướt như con tuấn mã băng rừng. Ở đó, con thuyền thể hiện sự mạnh mẽ và chí hướng vươn khơi cao lớn của mình.

     –  “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”: Ở đây, tác giả so sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, thể hiện rõ khát vọng, ý chí vươn khơi bám biển của người dân làng chài. Cánh buồm giương lên khi gặp gió, căng tràn nhựa khí ra khơi; cũng như căng tràn mang theo tâm hồn, cùng nhiệt huyết ra khơi của tất cả dân làng chài. Cánh buồm ấy như linh hồn to lớn, cao đẹp của con người muốn góp sức mình, dõi theo hình ảnh ra khơi.

     –  “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”: Tác giả sử dụng động từ mạnh “phăng” kết hợp cùng tính từ “mạnh mẽ” như khắc họa sâu hơn về hình ảnh con thuyền hiên ngang, bất khuất trên mặt sóng biển. Biện pháp nhân hoá giúp con thuyền trở nên mạnh sẽ và giàu sức tạo hình với độc giả.

     –  “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”: Tế Hanh nhân hóa cánh buồm với hành động “rướn”, cái rướn ấy là rướn thâu góp gió, là rướn góp nhặt những ước mơ hoài bão về mùa bội thu muôn dân chài lưới.

     –  “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”: Câu thơ là sự nhân hoá vẻ đẹp ngay cả trong sự nghỉ ngơi của con thuyền và con người sau ngày dài chiến đấu với sóng biển bao la.

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là những biện pháp tu từ tăng sức gợi hình gợi tả của tác phẩm, là cách quan sát, ghi nhớ tinh tế, tỉ mỉ của tác giả đối với quê hương chài lưới của mình. Bên cạnh đó, việc tác giả sử dụng ngôn từ đậm đà chất phác và phong phú đa dạng, cũng là nét nghệ thuật tiêu biểu tạo nên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm. Hình ảnh thơ được tác giả sử dụng tất chân thực và gần gũi với con người giúp bài thơ thêm phần dễ gần và gắn bó với độc giả sâu hơn.

Tác phẩm còn là sự kết hợp nhuần nhị giữa phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm. Mà đặc sắc và chủ đạo nhất là miêu tat. Qua việc sử dụng yếu tố miêu tả, các hình ảnh quê hương hiện lên thật tươi tắn và sinh động; mà đồng thời ở đó, vẫn hiện lên chất trữ tình đằm thắm, đượm lòng người. Qua bài thơ, qua cách sử dụng nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ nên hiện thực của một vùng quê làng chài đầy chân thực và có sức sống căng tràn, hăng say.

Dàn ý phân tích khái quát bài thơ

Mở bài:

Thân bài:

     –  Thiên nhiên tươi sáng với “sớm mai”, “trời trong, gió nhẹ” và nắng còn ấm áp vương nụ hồng, đoàn thuyền đánh cá sẽ ra khơi.

     –  Hình ảnh thuyền “như con tuấn đã”, “cánh buồm như hồn làng” là khắc hoạ cho sự dũng mãnh khi ra khơi của con thuyền. Ở đó thuyền thỏa sắc càn quét những cá tôm, và hứa hẹn sẽ mang về một mùa bội thu.

     –  Biện pháp so sánh, nhân hoá cùng với các động từ mạnh: nhấn mạnh sức sống căng tràn và sự hăng say, nhiệt huyết cháy bỏng khi vươn khơi của con thuyền cũng như của chính con người.

     –  Không khí kho đoàn thuyền trở về, vẫn vương chút nắng, vẫn tươi tắn, nhưng đậm đà thêm hơn sự vui vẻ, sự phấn khởi cua một ngày dài vươn khơi mang đến nhiều thành quả tốt đẹp. Khung cảnh aay náo nức, tấp nập và sôi nổi.

     –  Hình ảnh con người hiện lên: khoẻ khoắn (người dân chài), hình ảnh của những ngư dân ấy hiện lên đậm đà bản chất mặn mòi biển khơi.

     –  Hình ảnh nhân hóa “thuyền – mệt – im – mỏi” là thể hiện cho vẻ đẹp khi nghỉ ngơi tĩnh lặng sau ngày chinh chiến của thuyền cũng như của những người ngư dân.

     –  Đối với mỗi người, quê hương chỉ có một, có thể là quê hương với dòng sông xanh, quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là kỉ niệm ngày dài chiến đấu chống giặc,… tất cả đều là những hình tượng đẹp đẽ về quê hương của riêng mỗi con người.

     –  Với Tế Hanh, niềm yêu, sự nhưng nhớ với quê hương của ông dành cho làng chài lưới, nơi có những con người tràn đầy sức sống, nơi có những con người da ngăm rám nắng nhưng khỏe khoắn và hăng say với nghề của mình.

     –  Nhà thơ nhớ làng chài, nỗi nhớ thổn thức không buông. Ở đó, tác giả nhớ từng vẻ đẹp thiên nhiên, từng câu hát ra khơi, từng hình ảnh dũng mãnh của thuyền khi ra khơi kéo mùa bội thu. Và cả hình nhẹ nhàng yên tĩnh lúc thuyền trở về nghỉ ngơi. Tác giả nhớ cả vẻ đẹp con người nơi đây. Và đặc biệt nhớ về cái mặn mòi trong tình người, trong cư xử của nơi đây.

     –  Tất cả các phần miêu tả, biểu cảm của bài thơ đều có chung mục đích nhằm nhấn mạnh tình cảm nhớ thương của tác giả với quê hương của mình.

Kết bài:

Trên đây là bài làm tham khảo về đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh. Hi vọng sẽ giúp ích cho bài học bà bài làm văn của bạn. Chúc bạn thành công. 

Xem thêm: Ý nghĩa cái chết của Cô bé bán diêm trong truyện đầy đủ nhất

Ngữ Văn Lớp 8 -