Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Nghệ An năm 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ Văn 9 tỉnh Sóc Trăng 2020-2021
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Trảng Bom, Đồng Nai 2020-2021
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Hà Tĩnh 2020-2021
- Đề thi HSG Ngữ Văn 9 thành phố Hà Nội 2020-2021
- 25 đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án
- Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 9 huyện Sông Lô 2020-2021 có đáp án
- Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 9 huyện Ninh Giang 2011-2012
- Bộ đề thi HSG Ngữ văn 9 cấp quận huyện, tỉnh thành phố
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Vĩnh Tường 2013-2014
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Hồng Dương, Thanh Oai 2013-2014
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Phụ Khánh, Hạ Hòa 2014-2015
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Xuân Dương, Thanh Oai 2014-2015
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Hoằng Hóa 2015-2016
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Đại Lộc 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Đoan Hùng 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Phúc Yên 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Tĩnh Gia 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Thanh Thủy 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2010-2011
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2011-2012
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2012-2013
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2013-2014
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2014-2015
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Thanh Hóa 2013-2014
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Nghệ An năm 2015-2016
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2015-2016
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Bắc Ninh 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Hải Dương 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2016-2017
- Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Nghệ An năm 2016-2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh, sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An, năm học 2016-2017. Thời gian làm bài: 150 phút.
Hình thức thi Tự luận gồm 3 câu.
Bảng A
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh : đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt : vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này ?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khỏe và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Có thể thay thế dấu hai chấm (:) trong câu “Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt : vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể” bằng từ nào?
c. Nội dung chính của văn bản là gì?
d. Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất.
Câu 2: Trong Kim Vân Kiều truyện, tác giả Thanh Tâm Tài Nhân viết : […] chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. […] Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị :
– Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã !
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 84)
Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du giới thiệu :
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 81)
Căn cứ vào những ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng làm rõ sự sáng tạo của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Câu 3: Về tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, Trần Đình Sử nhận xét : Nếu nói nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật sáng tạo ra những tương phản, đối chiếu, thì truyện “Cố hương” đã có bao nhiêu là tương phản để gợi ra bao nhiêu vấn đề. (Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 176)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên; từ đó bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.
—– HẾT —–
Bảng B
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh : đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khỏe và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)
a. Nêu một phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
b. Có thể thay thế dấu hai chấm (:) trong câu “Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt : vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể” bằng từ nào?
c. Nội dung chính của văn bản là gì?
d. Từ văn bản trên, hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất.
Câu 2: Trong Kim Vân Kiều truyện, tác giả Thanh Tâm Tài Nhân viết : […] chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. […] Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị :
– Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã !
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 84)
Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du giới thiệu :
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 81)
Căn cứ vào những ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng làm rõ sự sáng tạo của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Câu 3: Về tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, Trần Đình Sử nhận xét : Nếu nói nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật sáng tạo ra những tương phản, đối chiếu, thì truyện “Cố hương” đã có bao nhiêu là tương phản để gợi ra bao nhiêu vấn đề. (Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2011, trang 176)
Qua nhân vật Nhuận Thổ (Cố hương, Lỗ Tấn, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ; từ đó bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.
—– HẾT —–
Đề thi Ngữ Văn 9 - Tags: đề thi hsg văn 9, tỉnh Nghệ AnĐề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2014-2015
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2016-2017
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Hải Dương 2016-2017
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Bắc Ninh 2016-2017
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Long An 2015-2016
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Nghệ An năm 2015-2016
Đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Thanh Hóa 2013-2014