Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Đồng Tháp 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bạc Liêu, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút. Ngày thi 22 tháng 7 năm 2020.

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới xa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

(Ngữ Văn 9, tập 1, tr.94, NXB Giáo dục)

a. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình?

Câu 2. (3,0 điểm)

Stephen R.Covey chia sẻ: Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác.

(Stephen R.Covey, 7 thói quen để thành đạt, Vũ Tiến Phúc dịch,

NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.353)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc lắng nghe thấu hiểu đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm khơi dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,

Cá sông lấp lánh  đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận

Ngữ Văn 9, tập 1, tr.140, NXB Giáo dục)

Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và lao động của con người trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng tám.

*******Hết*******

Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Đồng Tháp năm 2020-2021

CâuNội dung
1a. BPTT điệp ngữ (lặp lại 2 lần “buồn trông”)

BPTT sử dụng câu hỏi tu từ (ở 2 câu hỏi trong đoạn thơ không để tìm người trả lời mà để nhân vật dãi bày cảm xúc)

b. Đoạn thơ trích từ bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
c. Đoạn thơ thể hiện niềm thương xót, đáng thương cho thân phận, tình cảnh bẽ bàng, xa cách người thân của nhân vật trữ tình.
21. Giới thiệu vấn đề:

-Dẫn dắt đi vào vấn đề cần bàn luận “ý nghĩa của việc lắng nghe và thấu hiểu”

2. Giải thích vấn đề: – Giải thích lắng nghe là gì, thấu hiểu là gì?

3. Bàn luận vấn đề:

– Bàn luận: bám theo các luận điểm cơ bản sau (có dẫn chứng cụ thể):

·   Lắng nghe, thấu hiểu là những kĩ năng vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống hiện nay.

·   Biểu hiện của người biết lắng nghe và thấu hiểu.

·   Vai trò, ý nghĩa, giá trị cảu việc lắng nghe và thấu hiểu đối với mỗi người và xã hội.

·   Hiện trạng, nhu câu về việc lắng nghe và thấu hiểu trong xã hội hiện nay.

Đoạn văn mẫu tham khảo:

Có người nói rằng “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Muốn biết được điều này có chính xác hay không trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu “lắng nghe”, “thấu cảm” là gì ? Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét…. Câu nói trên có nghĩa là chỉ cần ta chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và hiểu được, cảm nhận được suy nghĩ của người khác thì chúng ta sẽ tiến đến thành công. Câu nói này hoàn toàn chính xác bởi chỉ khi chúng ta biết tiếp thu, đồng cảm thì chúng ta mới nắm bắt được người khác như thế con đường thành công của chúng ta sẽ đến dễ dàng hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe người khác chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời khi ta lắng nghe người khác chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn nhận ra được tính cách của họ để nhận định ta có thể học hỏi, giao lưu với người đó không. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,… Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đên người khác,… Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người. Như vậy chúng ta thấy biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa gần nhất giúp chúng ta đạt tới thành công.

31. Giới thiệu chung:

– Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận và đi vào 2 đoạn thơ cần phân tích

2. Phân tích

• Khổ 1: Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao

– Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng”- con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ

– Nghệ thuật ẩn dụ: “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động

⇒ Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền

– Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”- mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển

– Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận”- cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt

⇒ sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc

• Khổ 2: Cảnh biển đẹp trong đêm

– Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển

– Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động

– Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng

– Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng – “em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương

– “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh

⇒ Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài

3 Tổng kết:

-Khái quát lại những cảm nhận của em về đoạn thơ, và về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật.

-Mở rộng ra những tác phẩm có miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, lao động mà em biết./.

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,