Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Lai Châu 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Lai Châu, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

Hình thức thi tự luận.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục).

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy (1,0 điểm)

Câu 2. Bài thơ có những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình THCS. Điểm giống nhau của hai bài thơ đỏ là gì ? (1,0 điểm)

Câu 3. Câu thơ “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)

Câu 4. Thông điệp của đoạn thơ trên là gì ? (1,0 điểm).

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của minh về truyền thống “thương người như thể thương thân” của nhân dân ta.

Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.128, NXB Giáo dục)

*******Hết*******

Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Lai Châu năm 2020-2021

PHẦNCâuNội dung
I1– Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Tác giả: Phạm Tiến Duật.

– Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn. Bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng – Quầng lửa” (1970) của tác giả.

+ Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Miền Bắc được giải phóng miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hy sinh để vận chuyển tiếp viện miền Nam. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Lấy cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

+ Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mỹ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lý tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

2–  Đoạn thơ trên giống với bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.

– Giống nhau:

+ Đều xây đựng hình ảnh người lính trong kháng chiến.

+ Tinh thần chiến đấu và dũng cảm, lạc quan, tình đồng đội cao đẹp.

3– Phương pháp: Điệp ngữ.

– Tác dụng: Nhấn mạnh vào hình ảnh đoàn xe đang tiến bước về phía trước với một niềm tin vào tương lai chiến thắng

4Thông điệp là:

– Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.

– Tình đồng chí, đồng đội.

II1Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Động từ “thương” đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.
21. Giới thiệu chung

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn 7 câu thơ đầu.

2. Phân tích

– Cảm nhận về xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”

– Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi người một quê hương khác nhau và họ là những người xa lạ với nhau nhưng họ đều tập trung tại đây, đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

– Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp chung, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau

– Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí: Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn

3 Tổng kết

Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,