Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Sơn La 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

Hình thức thi tự luận.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quan chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rũi ro hoặc thất bại tạm thời. Đó là lí do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình. Gục ngã hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.

Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoạt may mắn. Dù không thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình.

Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biến cơ hội thành hiện thực nghĩa là bạn sẳn lòng làm những công việc từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.

(Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 60-61)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, “lý do khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình” là gì ?

Câu 3. (1 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết làm thế nào để mỗi người có thể nắm bắt được cơ hội mà cuộc sống mang đến ?

Câu 4. (1 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích Đọc hiểu anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 câu) bàn về ý nghĩa của việc đối mặt với thất bại trong cuộc sống

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tình yêu làng, yêu trước của nhân vật ông Hai trong các đoạn văn bản sau:

Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi:

– Nó… nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ tại…

[…] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cuwleen ấy vẫn dõi theo…

(…) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…

(…) Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi :

– Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

– Là con thầy mấy lại con u.

– Thế nhà con ở đâu?

– Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

– Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

– Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

– À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

– Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

(Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục, 2014)

*******Hết*******

Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La năm 2020-2021

PHẦNCâuNội dung
I1– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
2– Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là: cơ hội thường núp dưới cái bóng của sự rủi ro hoặc thất bại tạm thời.
3– Để mỗi người có thể nắm bắt được cơ hội mà cuộc sống mang đến trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại.
4– Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó đưa ra lập luận lý giải.

Ví dụ: Đồng tình với quan điểm của tác giả: “đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới” vì sau mỗi vấp ngã chúng ta luôn trưởng thành hơn, chính những vấp ngã, thất bại cho bạn cơ hội nhìn nhận lại bản thân và mọi thứ, để điều chỉnh, thích nghi hoặc tìm một con đường riêng giúp chính mình bứt phá hay sống trọn vẹn hơn. Chỉ cần giữ được lửa nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ dám làm, bạn sẽ từng bước đi đến tận cùng mục tiêu của mình.

II11. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đối mặt với thất bại

2. Giải thích vấn đề: Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định. Đối mặt thất bại là một thái độ sống đúng đắn, thể hiện cách ứng xử của con người trước sự thật đau lòng dù mình không mong muốn.

3. Bàn luận vấn đề:

+ Đối mặt thất bại rèn cho con người tinh thần dũng cảm, ý nghí, nghị lực phi thường;

+ Đối mặt thất bại tạo cho con người có sức mạnh tinh thần để vươn lên hơn nữa, mới có thể đạt được những gì mình mong muốn, thực hiện được những khát vọng của bản thân.

+ Đối mặt thất bại trở thành cơ hội để sửa chữa sai lầm từ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra.

– Phê phán biểu hiện tiêu cực sau thất bại: Nếu thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì ta dễ bỏ cuộc và sẽ chẳng đạt được bất cứ thành công.

– Bài học nhận thức và hành động phù hợp:

+ Về nhận thức: hiểu được giá trị của việc đối mặt thất bại trong đời sống;

+ Về hành động: học tập và rèn luyện, sẵn sàng đón nhận thất bại và tìm mọi cách để vươn đến thành công; thắng không kiêu, bại không nản…

21. Giới thiệu chung

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

2. Phân tích

* Khái quát về nhân vật ông Hai:

– Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

– Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

* Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

– Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

* Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

– Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

– Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc

– Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.

– Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

– Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

– Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

– Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

– Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

* Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:

– Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.

3 Tổng kết

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

– Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,