Một số phép tu từ ngữ âm trong tiếng Việt
Phép tu từ ngữ âm trong tiếng Việt chính là cách biểu đạt ngôn ngữ một cách nghệ thuật và có giá trị biểu cảm hơn so với những cách nói thông thường.
Đây cũng là phương pháp mang tính hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường.
Phân loại một số phép tu từ ngữ âm
– Nhóm thứ nhất: Các biện pháp tu từ ngữ âm bao gồm: hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh…
– Nhóm thứ hai: Là các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa: so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ…
– Nhóm thứ ba: Các biện pháp tu từ cú pháp: điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng…
Lý thuyết về một số phép tu từ ngữ âm
Khái niệm
Một số phép tu từ ngữ âm là các phương tiện ngữ âm (âm vị, âm tiết) được xem là những đơn vị mang tính một mặt – khách với những đơn vị mang tính hai mặt (hình vị, từ, câu). Là vỏ âm thanh – cơ sở vật chất để biểu đạt ý nghĩa nào đó của ngôn ngữ. Vì đặc điểm đó mà bản thân các ngữ âm phương tiện ngữ âm chưa thể hiện rõ màu sắc tu từ.
Đôi nét về hệ thống âm tiết tiếng Việt
Trong một số phép tu từ ngữ âm của tiếng Việt thì không thể thiếu các yếu tố như: Hệ thống thanh điệu, hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm. Chi tiết hơn như sau:
* Hệ thống thanh điệu:
Giá trị của độ cao thể hiện ở trên hai mặt đối lập: độ cao (âm vực) và âm điệu, có thể lấy một vài ví dụ như sau để làm rõ
+ Về độ cao (âm vực):
Bống = ngang – ngã – sắc
Trầm = huyền – hỏi – nặng
+ Về âm điệu:
Bằng (không gãy) = ngang – huyền
Trắc (gãy) = sắc – nặng – hỏi – ngã
Sự đối lập giữa âm vực và âm điệu giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tác thơ văn, có thể thấy, trong các thể thơ của Việt Nam, những sự đối lập nêu trên của thanh điệu đã chi phối ảnh hưởng và hầu như tất cả vào yếu tố vận luật.
* Hệ thống nguyên âm:
Trong tiếng Việt, nguyên âm bao giờ cũng là hạt nhân chính của âm tiết, do đó không bao giờ vắng mặt ở âm tiết. Các nguyên âm tiếng Việt có hai mặt đối lập:
– Đối lập về âm vực:
+ Loại bổng: gồm các nguyên âm hàng trước không tròn môi khi đọc đó là: i, e, ê, iê
+ Loại trầm: Gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi khi đọc là: u, ô, o, uô ( Các nguyên âm hàng giữa: ư, ơ, â, a, ă, ươ là loại trầm vừa hoặc tính trung hòa)
– Đối lập về âm lượng:
Dựa theo độ mở của miệng dễ dàng nhận thấy có hai mặt đối lập
+ Bậc lớn (sáng) gồm nguyên âm rộng, hơi rộng là: e, a, ă, o.
+ Bậc nhỏ (tối) gồm các nguyên âm hẹp là: I, ư, u
(Các nguyên âm hơi hẹp là những nguyên âm trung hòa về lượng)
* Hệ thống phụ âm:
Các phụ âm tiếng việt không làm thành một hệ thống có những thể đối lập rõ rệt như hệ thống nguyên âm. Tuy vậy, nó cùng với phần vần tạo nên một sức gợi tả nhất định, các nhà thơ thường dùng biện pháp phụ âm đầu để tạo nên biểu tượng về một sức mạnh.
Giá trị của biện pháp tu từ ngữ âm
Giá trị gợi cảm của âm thanh là một nội dung khách quan, tùy thuộc tồn tại vào phẩm chất ngữ âm của từng ngôn ngữ. Hiệu quả gợi cảm của âm thanh đối với nội dung biểu đạt phong phú, tinh tế đến mức nào là phụ thuộc vào khả năng vận động của người nói. Bên cạnh đó một số biện pháp tu từ ngữ âm trong tiếng Việt cũng đem lại những giá trị gợi cảm rất riêng biệt của tiếng Việt khi đưa ra những cách diễn đạt vô cùng uyển chuyển.
Có thể nói rằng, về mặt từ vựng học, ngữ âm học của tiếng Việt đều đã phân loại rõ ràng cũng như thể hiện đặc trưng cấu tạo từ và âm thanh của mỗi loại biểu đạt, thể hiện từ ngôn ngữ.
Ngữ Văn 12 - Tags: ngữ âm, ngữ văn 12, phép tu từ