Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử. Cùng tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và bố cục bài thơ.

“Đây thôn Vĩ Dạ” là thi phẩm đặc sắc cho hồn thơ Hàn Mặc Tử. Hãy đọc qua bài thơ, và từ đó nêu suy ngẫm của anh/chị về nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Nội dung, nghệ thuật bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Tác giả, tác phẩm

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Đồng Hới (nay là Quảng Bình). Ông là theo đạo Thiên Chúa giáo, ông tôn thờ sự trong sạch thuần khiết. Hàn Mặc Tử là một trong đỉnh cao của phong trào “Thơ mới” (Hàn Mặc Tử “lạ nhất”) nức tiếng một thời và được vô vàn người yêu quý. Ông là người khởi xướng Trường thơ loạn, và cũng là người tiên phong cho dòng thơ lãng mạn ở Việt Nam. Phong cách thơ Hàn Mặc Tử được đánh giá là độc đáo và kì lạ. Với các tác phẩm tiêu hiểu như: “Lệ Thanh thi tập”, “Gái quê”, “Quần tiên hội”,…

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ được tác giả sáng tác năm 1938, in lần lần trong tập “Thơ điên”. Bài thơ được cho rằng, tác giả lấy cảm hứng sáng tác từ cô gái mình thầm thương trộm nhớ, quê ở thôn Vĩ Dạ. Bài thơ được xem là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, và là kiệt tác xuất sắc nhất chặng đường thơ Hàn Mặc Tử.

Bố cục bài thơ

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử được chia làm ba phần, tương ứng với ba khổ thơ của bài:

Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Thiên nhiên xanh mát của thôn Vĩ Dạ hiện lên trong tâm tưởng của thi nhân.

Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Vẻ đẹp của đêm trăng xứ Huế, và dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Giữa tâm tưởng mong nhớ của mình, hình ảnh cố nhân hiện lên, nhưng lòng thi sĩ lại ngờ vực, không dám tin (mộng lồng mộng).

Đặc sắc nội dung và nghệ thuật

Đặc sắc nội dung

“Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy.” (Tố Hữu). Qua bài thơ đây thôn Vĩ Dạ, người đọc như nhìn thấy ngòi bút điêu luyện, nhưng cũng chính là lời nói tâm can của tác giả về một thiên nhiên, một kỉ niệm đã xa.

 Bài thơ với ba khổ thơ tách biệt, nhưng lại là sự thống nhất của bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Là bài thơ viết về vẻ đẹp của tự nhiên, tuy nhiên giọng thơ của thi nhân lại đượm buồn. Nỗi buồn rỉ ngay dưới ngòi bút của một người đã lấy xong cho mình tấm vé đi vào cõi vĩnh hằng. Bài thơ là sự nhận thức của tác giả về việc bản thân sắp ra đi. 

Đồng thời, bài thơ đã thể hiện rõ ý nguyện muốn được sống, được cống hiến cho cuộc đời của Hàn Mặc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng thể hiện tình cảm lớn lao của tác giả dành cho xứ Huế mộng mơ. 

Đặc sắc nghệ thuật

“Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homero đến Kinh thi cho tới Ca dao Việt Nam. Thơ ca luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời trên những vui buồn của loài người và kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Có thể nói, với sức sống mãnh liệt và quảng đại, thơ Hàn Mặc Tử là sự cộng hưởng kì lạ giữa nỗi đau và tình yêu. Cấu trúc gián đoạn, nhảy cóc giữa ba khổ thơ khi được giải mã bí mật của ngôn từ lại là một mạch liên tưởng từ quá khứ hiện tại tới tương lai: quá khứ trong trẻo, thể hiện ước mơ với sự sống được thể hiện ở khổ thơ thứ nhất; hiện tại hiu hắt, mặc cảm chia kìa ở khổ thơ thứ hai; và tương lai là một cõi hư vô, mờ ảo, tuyệt vọng ở khổ thơ thứ ba. 

Bài thơ được tác giả sử dụng vốn ngôn từ dễ hiểu, bình dị mà giản đơn trong sáng; qua đó tạo sự gần giũ hơn cho độc giả.

Bài thơ còn đi vào cõi bất tử với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng. Bài thơ cũng đã thể hiện được sự vận động của tứ thơ và tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa và câu hỏi tu từ như chứng thực cho những lời nói hờn dỗi, trách móc; mà tha thiết nhớ thương. 

Đặc sắc nghệ thuật trong từng khổ thơ

Khổ 1:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu thơ với bảy tiếng, nhưng có tới sáu tiếng thanh bằng tạo nên sự dịu dàng như tâm tình người Huế, sức mạnh của câu thơ chính là ở chất trữ tình ấy. Câu hỏi vừa mở đầu gợi nên nhiều sắc thái liên tưởng: vừa như lời người con gái thôn Vĩ đang trách hờn nhân vật trữ tình, xen lẫn vào đó chút giận hờn đầy nữ tính; vừa như lời tự hỏi của chính tác giả: Sao lâu rồi chưa về lại thôn Vĩ để thăm chốn xưa, thăm người cũ. Dù là ở sắc thái nào, ta cũng có thể thấy ẩn tàng sau thi ngữ chính là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ. Nỗi niềm ấy vừa mãnh liệt, vừa đầu uẩn khúc, không dễ giãi bày. 

Khổ 2:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.”

Khổ 3:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Trên đây là gợi ý về đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” các bạn hãy tham khảo. Chúc các bạn thành công. 

Ngữ Văn Lớp 11 -