Số chính phương là gì? Cách nhận biết số chính phương
Số chính phương là một số tự nhiên có căn bậc hai cũng là một số tự nhiên. Bài viết này hướng dẫn học sinh cách nhận biết số chính phương.
Ngoài ra ta có thể hiểu số chính phương là số bằng bình phương đúng của một số nguyên.
Tính chất, cách nhận biết số chính phương
– Số chính phương chỉ có chữ số tận cùng là 0,1,4,5,6,9, nếu các số tận cùng là 2,3,7,8 thì không phải là số chính phương.
– Khi phân tích ra thừa số nguyên tố, số chính phương chỉ chứa các thừa số nguyên tố với số mũ chẵn.
– Số chính phương chỉ có thể có 1 trong 2 dạng: 4n hoặc 4n + 1, không có số chính phương nào có dang 4n + 2 hoặc 4n + 3 (với n € N).
– Số chính phương chỉ có thể có 1 trong 2 dạng: 3n hoặc 3n + 1, không có số chính phương nào có dang 3n + 2 (với n € N).
– Số chính phương có chữ số tận cùng là 1 hoặc 9 thì chữ số hàng chục là chữ số chẵn.
– Số chính phương tận cùng bằng 5 thì chữ số hàng chục là 2.
– Số chính phương tận cùng bằng 4 thì chữ số hàng chục là chữ số chẵn.
– Số chính phương tận cùng bằng 6 thì chữ số hàng chục là chữ số lẻ.
– Số chính phương chia hết cho 2 thì chia hết cho 4.
– Số chính phương chia hết cho 3 thì chia hết cho 9.
– Số chính phương chia hết cho 5 thì chia hết cho 25.
– Số chính phương chia hết cho 8 thì chia hết cho 16.
– Số chính phương chia cho 3 không bao giờ có số dư là 2; chia cho 4 không bao giờ dư 2 hoặc 3; số chính phương lẻ khi chia 8 luôn dư 1.
– Số ước nguyên dương của số chính phương là một số lẻ.
– Số chính phương chia hết cho số nguyên tố p thì chia hết cho p2.
Ví dụ số chính phương
9 = 32; 36 = 62; là số chính phương.
Số chính phương 36 = 62 chia hết cho 2 ⇒ 36 chia hết cho 4 = 22
Số chính phương 144 = 122 chia hết cho 3 (144:3=48) ⇒ 144 chia hết cho 9 (144:9=16)
Tất cả các số chính phương có thể viết thành dãy tổng của các số lẻ tăng dần từ 1 = 1, 4 = 1 + 3, 9 = 1 + 3 + 5, 16 = 1 + 3 + 5 + 7, 25 = 1 + 3 + 5 + 7 + 9, …v.v
Số chính phương chẵn, số chính phương lẻ
Một số chính phương được gọi là số chính phương chẵn nếu như nó là bình phương của một số chẵn, ngược lại. Một số chính phương được gọi là số chính phương lẻ nếu như nó là bình phương của một số lẻ.
Ví dụ:
4= 22 là một số chính phương chẵn
9= 32 là một số chính phương lẻ
16= 42 là một số chính phương chẵn
25 = 52 là một số chính phương lẻ
36= 62 là một số chính phương chẵn
225 = 152 là một số chính phương lẻ
289 = 172 là một số chính phương lẻ
576 = 242 là một số chính phương chẵn
1.000.000 = 1.0002 là một số chính phương chẵn
Kiến thức THCS - Tags: số chính phươngChứng minh bất đẳng thức Cosi cho 2 số, 3 số, 4 số, n số không âm
Cách nhận biết các dạng biểu đồ và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý
Cách chứng minh tam giác vuông ở lớp 7, 8, 9
Ứng dụng Cosi ngược dấu chứng minh bất đẳng thức
Tuyển tập một số bài toán bất đẳng thức trong kì thi chuyên Toán 2020
Bài tập trắc nghiệm Toán 6, 7, 8, 9 file word
Bộ đề kiểm tra Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 cả năm