Từ đồng âm là gì? Định nghĩa và những kiểu từ đồng âm
Từ đồng âm là gì? Nắm bắt khái niệm, định nghĩa và những kiểu từ đồng âm, ngoài ra cùng tìm hiểu định nghĩa và cách phân loại từ đồng nghĩa.
Từ đồng âm, từ đồng nghĩa là gì – đều là những khái niệm nhiều em học sinh nhầm lẫn ở trong quá trình học và làm bài tập. Nắm bắt được những khó khăn này của các em khi phải phân biệt hai loại từ đồng âm, đồng nghĩa. Vì vậy ngay tại nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu và làm rõ về định nghĩa cũng như phân loại chúng một cách chi tiết nhé!
Nắm bắt khái niệm từ đồng âm – từ đồng nghĩa? Ví dụ
Định nghĩa từ đồng âm là gì?
Từ đồng âm sẽ bao gồm các từ trùng với nhau cả về hình thức cũng như mặt ngữ âm. Thông thường sẽ là các hình thức đọc, viết, tuy nhiên lại có sự khác nhau về ngữ nghĩa.
Ví dụ như: “ chân bàn” và “ chân thật”
Thông thường những từ đồng âm rất dễ nhầm lẫn với nhiều nghĩa. Chính vì thế để phân biệt được chúng ta phải dựa vào từng câu văn, trường hợp cụ thể để phân biệt.
- Đối với các từ đồng âm: Các nghĩa của câu sẽ khác nhau hoàn toàn và đều mang nghĩa gốc. Do vậy chúng không thể thay thế được hoàn toàn cho nhau.
- Đối với các từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể là khác nhau nhưng chúng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Những từ này có thể thay thế khi chúng được chuyển bằng một từ khác.
Ví dụ như:
- “ Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và “ đầu năm chúng ta thường đi chùa cầu may, cầu bình an cho mọi người trong gia đình”
– “ Cầu thủ” là từ để chỉ danh từ những người tham gia chơi môn thể thao bóng đá, còn “ cầu may” sẽ là động từ chỉ hành động tâm linh mà chúng ta thường làm vào dịp cuối năm. Xét về từ thì đây là 2 từ khá giống nhau về âm, nhưng khi xét về nghĩa thì chúng lại hoàn toàn khác và thậm chí là không thể thay thế được cho nhau. Đây chính là hiện tượng của từ đồng âm.
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
– Từ “ mặt trời” thứ nhất mang ý nghĩa về gốc mặt trời có thực và có chức năng là chiếu sáng. Còn từ “mặt trời” thứ 2 có ý nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy cùng trong một câu có 2 từ “ mặt trời” thì đều mang những ý nghĩa khác nhau. Mặt trời thứ 2 có thể thay thế bằng các từ như “ người”, “ Bác Hồ”. Chúng ta gọi đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Từ đồng âm có những kiểu nào và ví dụ minh họa
- Đồng âm kiểu từ vựng
Ví dụ: Ở quê ta mới xây con đường rất rộng
Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.
- Đồng âm về ngữ pháp – từ vựng
Ví dụ: Hôm nay bố câu được rất nhiều cá
Chỉ vài câu nói thôi không biết có khuyên được anh ta không?
- Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch
Ví dụ: Anh ấy là một chân sút tuyệt vời của toàn đội
Trong thời gian gần đây sức khỏe của ông sa sút nhiều quá
- Kiểu đồng âm từ với tiếng
Ví dụ: Em giải bài toán sai bị cô giáo cốc đầu
Cái cốc đã bị vỡ
Định nghĩa về từ đồng nghĩa là gì?
Trong sách giáo khoa có nêu rõ khái niệm về từ đồng nghĩa là gì? Theo đó chúng ta có thể hiểu khái niệm đó như sau. Từ đồng nghĩa là những từ có điểm chung về nghĩa ( một phần hoặc hoàn toàn) nhưng chúng lại khác nhau về âm. Chúng ta có thể phân biệt được với nhau về sắc thái, ngữ nghĩa hoặc sắc thái về phong cách. Trong một số trường hợp đồng thời sẽ bao gồm cả hai.
Ví dụ: “ Con gà” và “ con kha” đều là hai từ đồng nghĩa. “ con gà” là tiếng phổ thông, còn “ con kha” người nông thôn miền quê thường hay dùng.
Cách phân loại từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại chính đó là: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong đó:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ ngữ có ý nghĩa gần giống nhau. Chúng được dùng giống nhau để có thể thay thế lẫn nhau ở trong câu văn. Những lời nói không làm thay đổi được ý nghĩa câu.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa tương đối, đó là đồng nghĩa về sắc thái. Các từ có ý nghĩa tương đồng về một phần và khi sử dụng thay thế lẫn nhau cần phải có những cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất.
Những điều cần lưu ý đối với từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng xét về biểu thị sắc thái thì chúng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Chính vì vậy khi sử dụng, chúng ta cần phải lựa chọn làm sao để phù hợp nhất với các nghĩa ở trong câu, đặc biệt là phải đúng với hoàn cảnh và văn phong.
- Từ đồng nghĩa được sử dụng phổ biến trong viết văn cùng với một số trường hợp đã phát huy được tác dụng. Điển hình nó như một cách để nói giảm nói tránh.
Ví dụ: Tên cưới đã chết trong trận càn quét với các anh công an
Chiến sĩ đà hi sinh anh dũng để đổi lấy hòa bình đất nước”
“ Hi sinh” và “ chết” đều là hai từ đồng nghĩa chúng biểu thị ý nghĩa của sự ra đi của một cá thể hay tập thể con người. Nhưng ở trong trường hợp sử dụng 2 “ hi sinh” được dùng như một cách nói giảm nói tránh để bộc lộc rõ sự đau thương, mất mát của các chiến sĩ đã chiến đấu hết mình vì sự tự do của tổ quốc.
Chẳng hạn như từ đồng nghĩa không hoàn toàn: vợ – phu nhân, ăn – xơi, tử nạ – hi sinh.
Ví dụ: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với thịt gà” – “ Chúng mày hãy xơi hết đĩa thịt gà này nhé!”
Chẳng hạn những từ đồng nghĩa hoàn toàn đó là: thầy – cha – tía – bố, mẹ – u – má,…
Ví dụ: “ Cha vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi” – “ con yêu bố nhất trên đời”
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn làm rõ về từ đồng âm, từ đồng nghĩa là gì. Chắc chắn thông qua kiến thức này bạn sẽ không còn nhầm lẫn giữa hai từ ngữ này với nhau phải không. Hy vọng với những khái niệm này giúp các em vận dụng kiến thức một cách tốt nhất vào chính bài học của mình.
Xem thêm: Đại từ là gì? Khái niệm và vai trò của đại từ như thế nào?
Thuật ngữ -Đại từ là gì? Khái niệm và vai trò của đại từ như thế nào?
Khởi ngữ là gì? Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Khái niệm và cách làm văn biểu cảm
Số từ lượng từ là gì? Định nghĩa, cách phân biệt và các ví dụ
Luận điểm luận cứ là gì? Nắm bắt khái niệm và ví dụ minh họa
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa
Từ đơn từ phức là gì? Định nghĩa và khái niệm từ đơn, từ phức