Các loại từ trong Tiếng Việt phổ biến và hay sử dụng nhất
Các loại từ trong Tiếng Việt, tìm hiểu toàn bộ các loại từ trong tiếng Việt, khái niệm từ loại và các từ loại chúng ta hay gặp.
Ngữ pháp hay các câu từ trong Tiếng Việt đều rất đa dạng và phong phú. Trong đó từ chính là đơn vị cấu tạo nên thành câu. Và mỗi loại từ trong Tiếng Việt đều đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các loại từ trong Tiếng Việt một cách đầy đủ và chi tiết nhất, các em hãy cùng theo dõi hết nội dung bài viết sau nhé!
Tìm hiểu đầy đủ các loại từ trong Tiếng Việt
Khái niệm từ loại là gì?
Từ loại là bao gồm các từ giống nhau về đặc điểm về ngữ pháp và những ý nghĩa biểu đạt khái quát, chúng ta gọi tắt đây là những từ loại. Từ loại sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cơ bản ở trong hệ thống tiếng Việt sẽ bao gồm các từ loại như:
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Đại từ
- Số từ
- Chỉ từ
- Lượng từ
Bên cạnh đó, chúng còn có quan hệ từ, tình thái từ hay phó từ,…
Điểm danh những từ loại chúng ta thường hay gặp
Danh từ
Chúng ta có thể hiểu danh từ là từ loại để nói về những sự vật, sự việc, hiện tượng hay được gọi tên con người, sự vật, khái niệm hay đơn vị. Danh từ sẽ đảm nhiệm vụ chủ ngữ ở trong câu.
Ví dụ:
- Danh từ chỉ về hiện tượng: nắng, mưa, bão, sâm, chớp,..
- Danh từ chỉ về sự vật: xe cộ, bát đũa, bàn ghế,…
- Danh từ chỉ về khái niệm: tư duy, tư tưởng, con người, lối sống, ăn uống
- Danh từ chỉ về đơn vị: kilomet, mét, tạ, tấn,…
Trong đó sẽ bao gồm danh từ chung và danh từ riêng
- Danh từ riêng: nói về tên riêng của sự vật, hiện tượng, tên địa phương, tên người,…
Ví dụ: tên người: Hoa, Lan, Hồng, Huệ, Tâm,….Tên địa phương: xã Thiệu Vân,…
- Danh từ chung: Được dùng để chỉ tên chung cho những sự vật, hiện tượng,…
- Danh từ cụ thể: là những danh từ mà chúng ta có thể cảm nhận hoặc sờ nắm được
- Danh từ trừu tượng: là những danh từ không thể cảm nhận được giác quan hay nhìn thấy bằng mắt thường như: tư tương, đạo lý, định nghĩa,…
Động từ
Động từ là những từ ngữ được sử dụng để chỉ hành động trạng thái của sự vật, sự việc con người. Ở trong câu động từ sẽ có nhiệm vụ đóng vai trò là vị ngữ. Ví dụ như: chạy, nhảy, bơi, giận, vui,…
Thông thường động từ sẽ được chia thành hai loại chính đó là nội động từ và ngoại động từ. Đối với nội động từ sẽ được đứng sau chủ ngữ và tân ngữ đi theo sau là không có. Ví dụ như: Anh ấy đang chạy/ cô ấy đang bơi…Đối với ngoại động từ ở đây sẽ là thường được đi sau tân ngữ. Ví dụ như: Cố ấy đang nấu cơm/ Họ đang ăn cơm,..
Bên cạnh đó, dựa vào định nghĩa người ta còn chia động từ chỉ trạng thái thành các loại cụ thể như sau:
- Động từ trạng thái tồn tại và không tồn tại: không, có, hết
- Động từ trạng thái chỉ sự biến hóa: chuyển thành, hóa, thành,..
- Động từ trạng thái chỉ sự tiếp thụ: bị, phải, được,…
- Động từ trạng thái chỉ sự so sánh: hơn, quá, thua, bằng, là,…
Tính từ
Tính từ là loại từ dùng để chỉ màu sắc, đặc điểm, trạng thái và tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng như: giỏi, xấu, đẹp, cao,..Theo đó tính từ chỉ đặc điểm là những từ ngữ dùng để chỉ những đặc điểm ở bên ngoài. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
- Ngoại hình của con người và những nét đẹp riêng,…
- Những đặc điểm riêng, kích thước, màu sắc, hình dáng của sự vật, hiện tượng
- Đây có thể là những đặc điểm bên trong mà khó có thể nhận diện được tâm lý hay tính cách
- Một số tính từ chỉ đặc điểm hình dáng bên ngoài như: thấp, gầy, cao, béo,…
- Những đặc điểm ở bên trong sẽ được thể hiện thông qua một số tính từ như: hư, lười, nhác, ngoan, hiền, chăm chỉ,…
Những tính từ dùng để chỉ tính chất nói về những nét riêng biệt bên trong của sự vật hiện tượng. Đó là những tính từ cụ thể như tốt, xấu, nhẹ, nặng,…Bao gồm một số những tính từ dùng để chỉ tính chất chung như: xanh, đỏ, tím, vàng,…Tuy nhiên sẽ có những tính từ có tính chất để xác định. Chúng mang tính chắc chắn tuyệt đối về sự vật, sự việc và hiện tượng như: chua lè, xanh lè, trắng tinh,…Bạn có thể hiểu qua ví dụ sau:
- Tính từ được sử dụng chỉ đặc điểm bên ngoài như: cao, to, gầy, béo, xanh, tím,..
- Tính từ được sử dụng chỉ đặc điểm bên trọng: ngoan, chăm chỉ, kiên trì, hiền,..
- Tính từ chỉ tính chất: tính chất riêng biệt của sự vật, hiện tượng sẽ thường là tính chất ở bên trong. Ví dụ như: tốt, đẹp, xấu, nhẹ, nặng,…
- Tính từ chỉ tính chất chung: tím, vàng, xanh,…
- Tính từ dùng để chỉ tính chất chất xác định tuyệt đối: ngọt lịm, trắng tinh, cay xè, xanh rì,…
Đại từ
Đại từ chính là những từ chỉ sự vật, chỉ người hiện tượng đang được nhắc tới. Những đại từ này được sử dụng ở trong một số trường hợp sau:
- Đại từ sử dụng xưng hô được dùng xưng hô giữa người với người. Ví dụ như: họ, chúng mình, tôi,…
- Đại từ được sử dụng để thay thế và dùng trong câu để thay thế cho sự vật hiện tượng đang được nói tới. Không muốn lặp lại ở trong một số câu phía sau. Ví dụ như: nó, ấy, đó, nọ,..
- Đại từ được sử dụng những từ dùng để chỉ số lượng của sự vật đó là: bao nhiêu, nhiêu đó, bấy nhiêu,…
- Đại từ được sử dụng nghi vấn thường được xuất hiện trong các câu hỏi được dùng để hỏi. Đó là những từ ai, gì, sao, nào,…
- Đại từ phiếm là những từ ngữ được sử dụng chỉ những thứ không xác định. Bạn cần phải phân biệt được dùng khác đại từ nghi vấn chỗ nào. Ví dụ như: cô ta làm gì cũng như vậy,…
Số từ
Số từ sẽ bao gồm những từ chỉ số lượng và thứ tự gọi sẽ được gọi là số tự.
Ví dụ như: thứ tự một, hai, ba,…thứ tự về số đếm: một trăm, ba vạn, một vài,..
Chỉ từ
Chỉ từ bao gồm những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để có thể xác định một khoảng ở trong không gian, thời gian và cụ thể là chỉ từ. Thông thường sẽ làm phụ ngữ cho danh từ hoặc cũng có làm chủ ngữ ở trong câu.
Chẳng hạn như: kia, ấy, này, đấy,…
Quan hệ từ
Quan hệ từ được sử dụng để biểu thị cho các ý nghĩa, mối quan hệ của bộ phận sự vật hiện tượng.
Ví dụ như: Quan hệ từ được sử dụng dùng để nối: hay, nhưng, mà, rồi, và,..
“ Anh và tôi cùng đi đến tiệm gà rán
Mẹ tôi thích ăn rau nhưng tôi lại không
- Quan hệ từ thường đi thành cặp rồi tại thành các cặp quan hệ từ
Cặp quan hệ từ để chỉ nguyên nhân – kết quả: do … nên, vì … nên, nhờ… mà
Chẳng hạn: Do trời mưa nên đường rất trơn
Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả: nếu … thì, hễ … thì, giá … mà,…
Chẳng hạn: Nếu như trời không thì học sinh không phải nghỉ học
Cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản: mặc dù … nhưng, tuy … nhưng
Chẳng hạn: Mặc dù trời mưa nhưng chúng tôi vẫn phải đi học
Cặp quan hệ từ chỉ sự tăng tiến: không những … mà còn, không chỉ … mà còn,…
Chẳng hạn: Không những trời mưa mà còn đường rất trơn
Tình thái từ
Tình thái từ là những từ đã được thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu tiến hoặc là biểu thị trạng thái về cảm xúc của con người. Những từ như vậy được gọi là tình thái từ.
Chẳng hạn như: Em đi học nhé/ mọi người đã ăn cơm chưa/ bác không về quê à?
Thán từ
Thán từ sẽ bao gồm những từ được sử dụng nhằm bộc lộc cảm xúc, tình cảm của con người. Hoặc đây là những từ với chứng năng để gọi đáp thì được gọi là thán từ. Thông thường thán từ được dùng trong câu cảm thán và đứng sau dấu chấm than.
Chẳng hạn như:
- Thán từ gọi đáp là: Hỡi mọi người, bạn ơi, anh ơi
- Thán từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Chà, vị này thật ngon tuyệt, ôi! ngôi nhà đẹp thật,…
Giới từ
Giới từ là những từ ngữ được sử dụng để xác định được một sự vật trong không gian cụ thể hoặc là quan hệ sở hữu của vật này đối với con người.
Chẳng hạn như: ở, bên trong, của, bên ngoài, bên trên, dưới,..
Trạng từ
Chúng ta có thể hiểu trạng từ là những từ được dùng ở trong câu có chức năng chính là cung cấp thêm thông tin. Đó là bổ sung thêm thông tin về mặt không gian, thời gian, địa điểm,…Thông thường sẽ đứng sau động từ, tính từ được bổ nghĩa cho động từ hoặc danh từ.
Chẳng hạn như:
- Trạng từ chỉ thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, đang, ngay,..
- Trạng thái chỉ cách thức: chậm, nhanh,…
- Trạng từ chỉ tần suất: liên tục, thường xuyên,..
- Trạng từ chỉ nơi chốn: chỗ kia, chỗ này, ở đây,…
- Trạng từ chỉ mức độ: kém, giỏi, hoàn hảo, tốt,..
Thông qua nội dung bài viết trên đã giúp bạn thông tin cụ thể về các loại từ trong tiếng Việt. Theo đó chúng ta có thể thấy được sự đa dạng, phong phú các loại từ trong tiếng Việt. Chính vì thế để dùng và sử dụng chúng là điều không hề dễ dàng. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể mang về cho mình những kiến thức hay có liên quan đến các từ loại trong tiếng Việt và sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn.
Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Định nghĩa và những kiểu từ đồng âm
Thuật ngữ -Từ đồng âm là gì? Định nghĩa và những kiểu từ đồng âm
Đại từ là gì? Khái niệm và vai trò của đại từ như thế nào?
Khởi ngữ là gì? Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Khái niệm và cách làm văn biểu cảm
Số từ lượng từ là gì? Định nghĩa, cách phân biệt và các ví dụ
Luận điểm luận cứ là gì? Nắm bắt khái niệm và ví dụ minh họa
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa