Nói quá là gì? Định nghĩa và tác dụng của nói quá là gì?
Nói quá là gì? Định nghĩa, khái niệm và tác dụng của biện pháp nói quá, phân biệt giữa biện pháp nói khoác và nói quá.
Hiện nay trong văn học chúng ta có sử dụng khá nhiều những biện pháp tu từ khác. Trong đó chúng ta có thể kể đến như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và đặc biệt là nói quá. Bởi đây chính là một trong những biện pháp tu từ mà chúng ta gặp thường xuyên ở trong văn học cũng như khi phân tích bài văn, bài thơ. Tuy được sử dụng nhiều nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về biện pháp nói quá cũng như tác dụng thực sự của chúng. Ngay tại nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu khái niệm nói quá là gì và ví dụ minh họa nhé!
Định nghĩa nói quá là gì?
Khái niệm nói quá là gì?
Ở trên nhiều diễn đàn văn học hay các trang mạng xã hội đã nêu rõ khái niệm về nói quá là gì. Tuy nhiên để có thể hiểu một cách đúng và dễ hiểu nhất thì chỉ nên dựa vào sách giáo khoa. Theo đó, trong chương trình ngữ văn 8 đã nêu rõ khái niệm về nói quá là gì?
Đây chính là biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ cũng như quy mô về tính chất sự việc. Chúng hiện thường là những mục đích chính để tạo nên ấn tượng, điểm nhấn để có thể tăng thêm sức biểu cảm cho diễn đạt.
Biện pháp nói quá có tác dụng như thế nào?
Nói quá chính là phép tu từ được sử dụng có tác dụng chính là để tạo nên sự ấn tượng đặc biệt là tăng thêm tính biểu cảm. Nói quá được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ hằng ngày chính vì thế chúng ta đã vô cùng quen thuộc với biện pháp này. Chẳng hạn như: nẫu ruột, lo sốt vó, tức sôi máu, mệt đứt hơi,…
Chưa dừng lại ở đó, biện pháp tu từ này còn được dùng nhiều trong các tác phẩm văn học cụ thể. Trong đó chúng ta có thể kể đến sự xuất hiện của nói quá trong các bài ca dao, tục ngữ, anh hùng ca hay châm biếm.
Ví dụ về biện pháp nói quá:
- Hôm nay, đi học con gặp bài toán khó mà nghĩ nát óc không ra
“ Nghĩ nát óc” chính là từ ngữ được nói quá
Hôm nay chạy bộ quanh xung viên, Thy mệt đứt hơi
“ Mệt đứt hơi” chính là từ ngữ thể hiện phép nói quá
Đã đến giờ thi nhưng Nam chưa đến, cô giáo lo sốt vó
“ Lo sốt vó” là từ ngữ nói quá được sử dụng trong câu
Nói quá và nói khoác được phân biệt như thế nào?
Các bạn học sinh hiện nay đang nhầm lẫn giữa hai định nghĩa nói quá và nói khoác. Theo đó bạn cần phải phân biệt rõ giữa hai định nghĩa này để hạn chế được sự nhầm lẫn trong khi làm bài tập văn cũng như trong cuộc sống thường ngày.
- Nói quá chính là việc nói đúng sự thật nhưng sẽ là biện pháp cường điệu để tạo nên sự ấn tượng nhằm tăng tính biểu cảm.
- Nói khoác sẽ là việc nói sai sự thật nhưng nói về sự tiêu cực. Với mục đích là để khoe mẽ là chính. Tuy nhiên chúng lại không có tác dụng để tăng giá trị biểu cảm mà còn khiến cho người khác hiểu sai về ý nghĩa cũng như sự việc được nói đến trong câu.
Luyện tập bài tập về biện pháp nói quá
Bài tập số 1: Hãy chỉ ra biện pháp nói quá và tác dụng chính của chúng
- “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Biện pháp nói quá trong câu trên được sử dụng để làm rõ về tính chất, mức độ của sự việc.
Tác dụng của việc nói quá như vậy sẽ diễn tả được sự cường điệu quá mức bình thường. Mục đích chính là nhằm nhấn mạnh về hiện tượng, sự việc đó. Có như vậy thì hiện tượng được nói đến trong câu thơ không bị phóng đại nhưng vẫn nhằm mục đích chính là để nhấn mạnh.
Bài tập 2:
- Sử dụng biện pháp nói quá về sức người là điều hoàn toàn đúng. Bàn tay của con người sẽ tạo ra tất cả và biên sỏi đá thành cơm.
- Sử dụng để nhấn mạnh chính về vết thương mặc dù có đau nhưng vẫn có thể đi bất cứ nơi đâu. Đi đến tận cùng của chân trời.
- Biện pháp nói quá về lời nói của con người đó là quyền hành, sức mạnh của mỗi lời được nói ra là người khác đã phải nghe theo. “ Thét ra lửa” là biện pháp nói quá sử dụng nói về nhân vật Bá Kiến ở trong tác phẩm Chí Phèo.
Bài tập 3:
- Ở nơi đây chính là chó ăn đá gà ăn sỏi không đến mức mọc nổi nữa là việc trồng rau, trồng cà.
- Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu là nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.
- Anh Nam tính tình xởi lởi ruột để ngoài ra nên ai cũng yêu quý
Bài tập 4: Hãy đặt câu có sẵn về biện pháp nói quá
- Thúy Kiều mang trong mình vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
- Sơn Tinh thuở xưa dơi non lấp biển
- Người chiến sĩ đất Việt mình đồng da sắt.
- Bạn Nam nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán khó này.
Bài tập 5: Hãy tìm ra 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá ở trong câu
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt
- Hiền như đất
- Ngủ như heo
- Chậm như rùa
Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn nắm thông tin cụ thể về biện pháp nói quá là gì và những ví dụ minh họa về biện pháp này. Chắc chắn với kiến thức làm rõ về tác dụng của biện pháp này đã giúp bạn có thể vận dụng vào làm bài tập một cách chính xác hơn.
Xem thêm: Từ láy – từ ghép là gì? Định nghĩa và các ví dụ minh họa
Thuật ngữ -Từ láy – từ ghép là gì? Định nghĩa và các ví dụ minh họa
Các loại từ trong Tiếng Việt phổ biến và hay sử dụng nhất
Từ đồng âm là gì? Định nghĩa và những kiểu từ đồng âm
Đại từ là gì? Khái niệm và vai trò của đại từ như thế nào?
Khởi ngữ là gì? Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Khái niệm và cách làm văn biểu cảm
Số từ lượng từ là gì? Định nghĩa, cách phân biệt và các ví dụ