Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Định nghĩa và nêu ví dụ
Câu đặc biệt, câu rút gọn là gì? Định nghĩa, khái niệm, tác dụng chính, các ví dụ minh họa về câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu đặc biệt, câu rút gọn đều là những mẫu câu các bạn học sinh gặp nhiều trong chương trình học. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người vẫn băn khoăn và thắc mắc về khái niệm của câu đặc biệt, câu rút gọn và tác dụng thực sự của mẫu câu này như thế nào. Để hiểu hơn về khái niệm này bạn đọc cùng theo dõi hết nội dung bài viết sau nhé!
Định nghĩa về câu đặc biệt là gì?
Khái niệm câu đặc biệt
Chúng ta có thể hiểu câu đặc biệt chính là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc là cụm từ. Xét về cấu tạo sẽ không có bao gồm mô hình chủ vị đầy đủ. Những kiểu câu như vậy được gọi là câu đặc biệt.
Tác dụng chính câu đặc biệt là gì?
Khi xét về tác dụng chúng ta có thể hiểu câu đặc biệt như sau:
- Dùng để xác định về thời gian, nơi chốn được diễn ra sự việc
Ví dụ như: Một đêm mưa. Người mẹ đang phải cày bừa ngoài ruộng đồng
- Câu đặc biệt sử dụng để bộ lộ cảm xúc ở trong câu nói
Ví dụ như: Lạy trời! hôm nay trời đừng mưa
- Câu đặc biệt được sử dụng với chức năng chính là gọi đáp
Ví dụ như: Tâm ơi! Tâm à! ngày mai đi học không
- Câu đặc biệt được sử dụng để liệt kê hoặc thông báo về sự việc hiện tượng
Ví dụ như: Một biểu chiều trên sân trường thật náo nhiệt. Học sinh vui chơi, tiếng , tiếng trống trường.
Có những câu đặc biệt được đảm nhiệm với nhiều chức năng khác nhau và chúng được sử dụng ở trong nhiều trường hợp khác nhau. Đã có rất nhiều bạn học sinh bị nhầm lẫn giữa hai loại câu đặc biệt và câu rút gọn. Do đó làm thế nào để có thể phân biệt chúng một cách cụ thể và dễ hiểu nhất. Bạn hãy tìm đọc ngay ở dưới phần tiếp theo sau.
Tham khảo ví dụ về câu đặc biệt
- “ Bố ơi! ( thể loại câu đặc biệt dùng để hỏi đáp)
Con mừng quá! thì học kỳ con đạt điểm 10 môn toán (“con mừng quá” là câu đặc biệt để bộc lộ về cảm xúc)
- Thủ Đô Hà Nội, mùa thu năm 1975 ( “ Thủ đô Hà Nội” là câu đặc biệt dùng để xác định về thời gian, địa điểm)
- Gió. Lạnh. Mưa. Thời tiết đặc trưng của mùa đông Hà Nội ( “ gió. mưa.lạnh” sử dụng câu đặc biệt liệt kê)
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã một năm tôi đã rời xa ngôi trường ấy. Ôi thật nhớ lắm! đó là buổi đầu tiên đang còn nhiều bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Bạn bè và thầy cô đều cảm thấy tôi rụt rè khi phải đối mặt với rất nhiều thứ xa lạ. Nhưng rồi ngày mai tôi phải tập làm quen với nhiều điều mới và học tại môi trường mới. Tôi tin mình sẽ làm được.
- “ Ôi thật nhớ lắm” chính là câu đặc biệt được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của chính nhân vật. Từ đó đã biểu thị rõ ràng được cảm xúc bồi hồi, nhớ nhung khi nhớ về buổi đâu tiên đến trường.
Định nghĩa về câu rút gọn là gì?
Xét về định nghĩa về câu rút gọn chúng ta có thể hiểu như sau đây chính là loại câu đã bị lược bỏ đi một số những thành phần phụ trong câu. Điều này đã giúp cho câu trở nên ngắn gọn và xúc tích hơn.
Tác dụng chính của câu rút gọn đó là rút gọn câu để tránh bị lặp từ. Đặc biệt là giúp cho câu văn trở nên súc tích dồi dào cảm xúc hơn.
Nêu ví dụ về câu rút gọn
- “ Các em Học sinh cần học ăn, học nói, học gói, học mở”
Ở trong câu trên nếu lược bỏ đi thành phần chủ ngữ sẽ trở thành “ Học sinh cần học ăn, học nói, học gói, học mở”
- “ Khi nào bạn mới đi chơi”
Ở trong câu trên nếu lược bỏ đi cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ “ Sáng mai”
Câu rút gọn có tác dụng như thế nào ở trong câu
Nếu trong câu áp dụng câu rút gọn khi nói hoặc khi viết thì lúc này câu sẽ có những tác dụng chính sau đây:
- Sẽ giúp cho câu văn trở nên súc tích và ngắn gọn hơn rất nhiều.
- Giúp người nghe/ người đọc truyền tải thông tin dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt là tránh được việc lặp từ ở phía trước.
Cách sử dụng câu rút gọn như thế nào?
Có nói cách dùng câu rút gọn tương đối khó và không hề dễ dàng như chúng ta thường nghĩ. Bởi bạn phải áp dụng sao cho nghĩa của câu không đổi mà người nghe lẫn người đọc phải hiểu. Không nên dùng một cách tùy tiện tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn có nên rút gọn câu hay không. Khi dùng câu rút gọn cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng câu rút gọn khiến cho người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa câu
- Không nên sử dụng câu rút gọn khiến cho câu trở nên mất lịch sự hay cụt lủn.
Chẳng hạn như: – Hôm nay con đi học mấy giờ
- 2h
Ở câu trên đã lược bỏ đi thành phần chủ ngữ và vị ngữ đã khiến cho câu nói trên trở nên cộc lốc và ngắn gọn. Thậm chí là vô lễ mất lịch sự.
Cách phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Hiện nay, có rất nhiều bạn học sinh đang bị nhầm lẫn giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Cùng với đó 2 loại câu này có điểm giống nhau đó là đều có cấu tạo 1 từ hoặc là 1 cụm từ. Chính vì thế mà có một số những hướng dẫn phân loại cực chi tiết dành cho các bạn học sinh sau:
- Đối với câu đặc biệt cấu tạo của câu sẽ bị lược đi thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Do đó mà không có khả năng khôi phục được thành phần chủ vị. Đặc biệt cụm từ và từ luôn được làm ở trung tâm của cú pháp trong câu.
- Đối với câu rút gọn sẽ bao gồm câu đơn và có hai thành phần đã được lược bỏ đi đó là chủ ngữ hoặc vị ngữ. Câu rút gọn chỉ áp dụng vào những trường hợp cảm thấy thực sự cần thiết và phù hợp. Tùy thuộc vào từng câu mà chúng ta có thể khôi phục được thành phần chủ vị của câu rút gọn.
Chẳng hạn như:
- Lại nắng! cái nắng đến cháy da
“ Lại nắng” chính là câu đặc biệt bởi nó không đi theo mô hình có bao gồm chủ ngữ – vị ngữ. Và không thể khôi phục được 2 thành phần này.
“ Đi chơi không”
Ví dụ này là câu rút gọn vì khi khôi phục các thành phần chính trong câu sẽ được câu hoàn chỉnh đó là “ Làn có đi chơi không”
Nội dung trên đã giúp các em học sinh khái quát chung về câu đặc biệt, câu rút gọn là gì. Đặc biệt là công dụng của những loại câu này được xuất hiện ở trong câu. Đây là hai kiểu câu có kết cấu hơi giống nhau nên khiến các em học sinh dễ nhầm lẫn. Chính vì thế thông qua sự phân biệt cụ thể trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn và làm bài tập một cách chính xác. Chúc các em luôn đạt điểm số cao trong học tập.
Xem thêm: Truyền thuyết là gì? Khái niệm và các loại truyện truyền thuyết
Thuật ngữ -Truyền thuyết là gì? Khái niệm và các loại truyện truyền thuyết
Thơ lục bát là gì? Hướng dẫn cách gieo vần thơ lục bát
Từ Hán Việt là gì? Khái niệm và đặc điểm của từ Hán Việt
Nói giảm, nói tránh là gì? Định nghĩa, tác dụng và các ví dụ
Nói quá là gì? Định nghĩa và tác dụng của nói quá là gì?
Từ láy – từ ghép là gì? Định nghĩa và các ví dụ minh họa
Các loại từ trong Tiếng Việt phổ biến và hay sử dụng nhất