Cách giữ ăn toàn cho chó
Có nhiều nguyên nhân và tai nạn khó lường trước có thể xảy ra với chó làm ảnh hường đến sức khỏe, chính vì vậy các bạn nên phòng tránh ngay hôm nay.
1. Kiểm soát nhiệt độ xung quanh chỗ ở của chó mèo
-Bộ máy hô hấp, bao gồm khí quản và phổi là bộ phận thực hiện chức năng giải phóng thân nhiệt ở chó và mèo. Hơi nóng trong cơ thể chúng có thể thoát ra một phần nào đó qua bề mặt da, tuy nhiên, khác với con người, chúng không có khả năng thoát nhiệt bằng cách toát mồ hôi. Vì thế, phần lớn chó và mèo đều có khả năng thích ứng với khí hậu nóng ẩm rất kém.
-Thời tiết nóng kéo dài trong mùa hè càng làm tăng nguy cơ khiến thân nhiệt của thú cưng tăng cao. Ở những trường hợp nghiêm trọng, chó mèo có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, có biểu hiện lờ đờ, suy giảm chức năng nhiều bộ phận cơ thể, máu vón cục, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Các giống chó mặt ngắn như Bulldog, Pug, chó mèo con hoặc chó mèo về già, đang bị ốm hay thừa cân là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn.
-Trong thời tiết này, bạn nên tránh cho thú cưng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đồng thời luôn cho chúng ở trong phòng có điều hòa không khí, giúp chúng cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn.
2. Chăm sóc da và lông cho chó mèo trong mùa hè
-Trong bất kể mùa nào, việc chăm sóc da và lông là một yếu tố quan trọng góp phần duy trì thân nhiệt của thú cưng ở mức độ an toàn. Tỉa lông gọn gàng sẽ giúp quá trình thoát nhiệt qua da trở nên dễ dàng hơn.
-Ngay cả với lớp da vô cùng dày, cháy nắng là một trở ngại khó mà tránh khỏi trong những tháng nắng gay gắt hay ở những nơi có khí hậu nóng khắc nghiệt. Những chú chó mèo có làn da sáng màu, hồng hào hoặc lớp da mỏng đặc biệt dễ bị cháy nắng hơn hẳn.
-Vùng mắt, tai và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài (mà không có lớp lông bao phủ) cần được chăm sóc, bảo vệ kĩ càng hơn, với sự trợ giúp của các loại quần áo dành cho thú nuôi hay kem chống nắng không chứa các thành phần salicylates và ôxit kẽm. Đối với kem chống nắng, bạn nên bôi lên da của chó mèo trước khi chúng ra ngoài khoảng 30 phút. Tuy nhiên, lựa chọn tối an toàn vẫn là giữ cho chúng tránh xa sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
3. Sắp xếp các hoạt động ngoài trời của chó mèo vào những khoảng thời gian mát mẻ trong ngày.
-Không được cho chó mèo luyện tập ngoài trời trong môi trường nóng ẩm. Sáng sớm và chiều tối thường có nhiệt độ thấp hơn trong ngày, tuy nhiên bạn cần giữ cho thú cưng tránh xa những nơi nó nhiều muỗi hay côn trùng độc.
-Để tránh tăng thân nhiệt và mất nước, luôn cho chó mèo nghỉ ngơi dưới bóng râm và uống nước sau mỗi khoảng thời gian 15 phút. Không bắt ép chúng phải chạy hay đi dạo nếu chúng tỏ ra chần chừ, không muốn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ thú y, để sắp xếp thời gian biểu hợp lí hơn cho những hoạt động trong ngày của chó mèo, đồng thời kiểm tra xem chúng có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào không.
4. Tránh xa đồ ăn và đồ uống của những buổi tiệc
-Trong những buổi tiệc BBQ, nếu có sự xuất hiện của chó mèo, bạn cần đặt chảo nướng ở độ cao hơn hẳn tầm với của chúng, vì mùi hương hấp dẫn từ các món nướng thường thu hút chúng đến gần. Không nên sử dụng các lò nướng than đặt dưới mặt đất, vì chó mèo cưng có thể đến gần và bị bỏng, cấp độ tùy thuộc mức độ và thời gian chó mèo tiếp xúc với nhiệt độ cao của chảo nướng.
-Ăn quá nhiều thức ăn, thức uống và cả đồ thừa sau những bữa tiệc có thể làm chó mèo bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, hôn mê, v… v… Hơn thế nữa, đồ nướng còn gây ra viêm nhiễm tuyến tụy, suy gan, suy thận, mất cân bằng điện giải và thiếu máu. Cách nuôi chó - Tags: Cách nuôi chó, giữ ăn toàn cho chó