Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh

Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) với bố cục rõ ràng, chi tiết mà chúng tôi đã gợi ý bên dưới và tham khảo bài phân tích bài thơ Chiều tối.

Bài thơ “Chiều tối” trong chương trình ngữ văn lớp 11 là bài thơ thể hiện rõ hồn thơ Hồ Chí Minh. Dưới đây là dàn bài và bài phân tích về bài thơ “Chiều tối”; hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình học tập và làm bài của các bạn.

Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh

Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ)

Lập dàn ý bài thơ chiều tối

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả:

Giới thiệu tác phẩm

II. Thân bài

Hai câu thơ đầu:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ 

Vân mạn mạn độ thiên không”

Đánh giá mở rộng:

Hai câu thơ cuối

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Như vậy, hai câu thơ kết thúc với sự vận động luân hồi của không gian thời gian, cùng việc Bác sử dụng các thủ pháp ước lệ, điểm xuyết đã làm cho khung cảnh làm việc hăng say của cô thiếu nữ hiện lên rõ ràng và chân thật nhất. 

III. Kết bài:

Nghệ thuật:

Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên cảnh chiều tối, khắc họa nét đẹp con người trong lao động, đơn sơ, giản dị mà đẹp, mà yêu biết bao.

Phân tích bài thơ “Chiều tối” lớp 11

Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm khắc họa thiên nhiên, qua đó thể hiện tâm thế ung dung tự tại chốn ngục tù của Hồ Chí Minh. Song qua bài thơ cũng nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình trước tình thế tối tăm này. Hãy cùng phân tích bài thơ “Chiều tối” nhé!

“Thời gia là nhịp điệu của vũ trụ, là nhịp sống của con người, là sự vận động và phát triển của cuộc sống. Đối với Hồ Chí Minh, một người yêu trọn cuộc sống, người bao giờ cũng nhạy cảm với bước đi của thời gian. Đọc bài thơ “Chiều tối”, trong tập “Nhật kí trong tù”, ta không những thấy được dòng cảm nhận về thời gian, mà còn cảm nhận được dòng tâm trạng của người trong: mười bốn trăng tê tái khôn cùng vẫn rạng ngời lên ở đó, một trí tuệ vĩ đại, một nhân cách xuất chúng, của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Hãy cùng cảm nhận vẻ đẹp của Người trong bức tranh “Chiều tối”.

Hồ Chí Minh (19/05/1890-2/9/1969). “Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới. Là người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam” (Phạm Văn Đồng). Người vừa là một nhà thơ, vừa là một nhà văn lớn của dân tộc. Văn học đối với người là vũ khí sắc bén để đấu tranh và cổ vũ Cách mạng. Điều đó được kết tinh ở sự nghiệp văn học đa dạng và văn chính luận, thơ trữ tình,… Trong đó “Nhật kí trong tù” chính là kết tinh đẹp nhất của thơ trữ tình. Kết đọng ở đó tâm hồn lớn lao, vĩ đại, nhân sinh quan sâu sắc, xuất chúng của Hồ Chí Minh. “Nhật kí trong tù” là tập nhật kí được viết bằng thơ. Tập thơ được ra đời trong những ngày mùa thu năm 1942. Khi Người lên đường sang Trung Quốc với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập Đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược Việt Nam, để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ vô cớ suốt mười ba tháng đầy ải, cực khổ. Trong quá trình bị bắt giữ, tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời. Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ được viết khi người chuyển lao từ Tĩnh Tây đến thiên bảo. Vào cuối thu năm 1942. Dù cảm nhận ở bất kì phương diện nào, ta vẫn thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Bài thơ đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

“Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homero đến Kinh thi cho tới ca dao Việt Nam. Thơ ca luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời từ những vui buồn của loài người, và kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Sự mãnh liệt và quảng đại của thi ca đã thực sự tạo nên sức sống cháy bỏng trong “Chiều tối”. Hồ Chí Minh trong tư thế của một tù nhân, mang tâm hồn của một vĩ nhân đã khắc tạc ấn tượng về thiên nhiên nơi xứ người bằng ánh mắt bao luyến một cánh chim chiều. Một sự thấu hiểu trạng thái của một chòm mây cô đơn trong hai câu thơ đầu:

“Quyện điểu chi lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Cảnh chiều hiện lên đối với nhân vật trữ tình đang trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích. Song người tù Hồ Chí Minh lại hoàn toàn để tâm hồn tự do. Trái tim người rung động trước vẻ đẹp của cảnh chiều, ở đó, chiều tối là thoi đưa ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn, chân trời bị che khuất lấp với cây rừng và lá núi. Nên giây phút của ngày tàn, có lẽ được nhìn thấy trên đỉnh cao của bầu trời. Hình ảnh “quyện điểu” vừa miêu tả tư thế, vừa miêu tả tâm thế của cánh chim trở về rừng. Đó là tư thế mỏi mệt trong đôi cánh như muốn kéo cả ánh chiều, là tâm thế muốn lui về tổ ấm để nghỉ ngơi sau một ngày dài kiếm ăn mỏi mệt. Câu thơ đầu không có một chữ chiều nào, nhưng chỉ bằng nét chấm phá của hình ảnh cánh chim đã gợi về cả một không gian và thời gian chiều tối. Hình ảnh này là một hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn.”

Dịch thơ:

“Chim trời bay đi mất

Mây lẻ trôi một mình.”

(Lý Bạch) 

Trong thơ cổ tứ tuyệt, câu thứ hai thường thể hiện hình ảnh tĩnh lặng, không vận động. Song thơ Hồ Chí Minh ngay từ câu thơ đầu tiên, đã có sự vận động hướng về phía sự sống và tương lai.

“Nếu hội họa là thơ ca không lời, thì thơ ca là bức tranh biết nói” (Platon). Có thể nói, trong bức tranh của chiều tối, sự đặc sắc của tứ thơ không chỉ dừng lại ở hình ảnh của cánh chim, mà còn ở động thái của chòm mây cô đơn: 

“Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Hình ảnh “cô vân” vốn là một hình ảnh ước lệ trong thơ Đường, tạo nên cảm giác tĩnh lặng, u buồn, cô đơn, cô độc, cũng là một hình ảnh ẩn chưa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không chỉ thế, cách sử dụng từ láy “mạn mạn” của tác giả: miêu tả trực tiếp động thái phân vân, lững lờ, không biết nên đi hay dừng lại của chòm mây cô đơn, riêng lẻ giữa bầu trời. Hình ảnh thơ vừa như làm tôn cao lên bầu trời, vừa như kéo màn đêm che khuất bóng chiều, vừa như gọi về cả một miền tĩnh lặng. Mà chỉ bằng một nét bút chấm phá, Hồ Chí Minh đã lột tả được trạng thái thần tình của tạo vật. Trong vẻ đẹp hoàn mỹ của bài thơ, dường như bản dịch thơ đã bỏ sót đi sự thần tình ấy, khi bỏ qua các thi ngữ: chữ “cô” trong “cô vân” và từ láy “mạn mạn”. Chỉ còn lại hình ảnh “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Như vậy, “Mộ” với hai câu thơ đầu được sử dụng bút pháp chấm phá, thi nhân đã làm hiện lên cảnh chiều đặc trưng của núi rừng Tĩnh Tây Thiên Bảo. Giáo sư Nguyễn Đức Hùng từng cho rằng: “Những buổi chiều như vậy đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của Lý Bạch Tiêu Diêu, của Khuất Nguyên U Uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương”. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng: “Chiều tối” là bài thơ của Thịnh Đường. Ngay từ bức tranh thiên nhiên ở hai câu mở đầu, ta đã có thể cảm nhận được hình ảnh của thi nhân. Đó không chỉ là một tù nhân trong tư thế của một thi nhân đang hoàn toàn tự do về tâm hồn, cốt cách. Của một bậc đại nhân mang tình yêu rộng mở, lớn lao đối với thiên nhiên và con người. Đây chính là chất Thép trong thơ Người.

“Văn học đến với con người theo cách của ngọn lửa: nung đốt và sưởi ấm, thiêu huỷ và chiếu sáng” (Lê Thành Nghị). Mang sức sống của ngọn lửa bất tử, thi ca nói chung và bài thơ “Chiều tối” nói riêng đã chạm khắc trong lòng người vẻ đẹp thuần khiết mà vĩ đại của con người trong nghịch cảnh. Ở hai câu thơ cuối, Hồ Chí Minh đã khắc họa vẻ đẹp của hình tượng trung tâm bài thơ:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Nếu hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên, thì hai câu cuối mở ra là bức tranh của con người trong quá trình lao động. Hình tượng trung tâm trong bức tranh về con người chính là hình tượng “sơn thôn thiếu nữ”. Đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, và hạnh phúc vinh quang nhất là lao động. Ở đây, tác giả sử dụng cả hai hình ảnh, càng làm nổi bật hình tượng con người trong hoàn cảnh lao động hăng say này. Qua đó, cũng cho thấy cái nhìn tinh tế, thấu hiểu và đầy trân trọng của nhà thơ dành cho con người. Dư âm của bài thơ dồn tụ trong hình ảnh đắt giá “lô dĩ hồng”. Sắc hồng của lò than cùng sức nóng lan tỏa là hình ảnh của ánh sáng, sự ấm áp, là tiền đề của sự sống và tương lai, làm sáng lên cả bài thơ. Như vậy, hình ảnh chủ đề của bài thơ là hình tượng vừa nối tiếp hai câu thơ đầu, vừa là sự vận động mạnh mẽ, tích cực hướng về phía ánh sáng và tương lai.

“Văn học nằm ngoài định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sedrin). Thật vậy, bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi kho chiều muộn; đồng thời ẩn chưa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Song qua bài thơ, vẫn hiện lên ở Bác một tinh thần quên mình, của một trái tim giấu lòng yêu thương, luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất. Đó còn là hình ảnh của một con người xem trọng bản thân, giàu tình yêu thiên nhiên và tình yêu con người.

Trên đây là dàn ý và bài văn phân tích tác phẩm “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Xem thêm: Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ngữ Văn Lớp 11 -