Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu để hiểu rõ hơn về cuộc sống người lính thời bấy giờ.

Hãy viết bài văn tưởng tượng anh/chị có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Đây là một dạng đề khó của văn học lớp 9. Dưới đây là bài tham khảo, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí

Gợi ý đề bài: Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Mở bài: 

Anh/chị giới thiệu qua về hoàn cảnh gặp gỡ với người lính. Tránh lạc đề, cần nhớ rõ đây là đề văn tưởng tượng.

Thân bài: 

     – Qua câu chuyện, tôi nhận thấy những người lính cụ Hồ ấy, là những người anh hùng giữa đời thật. Là những con người can trường, lạc quan và luôn hướng đến lý tưởng giành và bảo vệ đất nước yên bình.

     – Họ là những người lính dám đối mặt với mọi hiểm nguy, khắc nghiệt của rừng sâu, của hiện thực chiến tranh tàn khốc để tập trung đánh giặc giữ nước.

     – Họ là những người mang lý tưởng cao đẹp, luôn lạc quan, vui vẻ trước mọi khó khăn, thử thách.

     – Họ luôn tin tưởng vào một tương lai đất nước tất thắng.

     – Họ chính là những người tạo dựng nên bình yên của đất nước hiện tại.

Kết bài:

Sau cuộc gặp gỡ trên, hãy rút ra cho bản thân những bài học. Từ đó kiểm điểm lại hành vi của mình, đồng thời ngưỡng mộ và ngợi ca vai trò to lớn của những người lính cụ Hồ ấy đối với đất nước.

Bài văn mẫu

Tôi – một chàng trai vừa tròn 21, nghe theo tiếng gọi của:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.”

(“Từ ấy” – Tố Hữu) 

Đã quyết định lên đường nhập ngũ năm 1946.  Sau năm 1946, khi thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược đất nước. Tôi đã lên đường nhập ngũ, bổ thêm sung chút sức lực và niềm tin tất thắng cho đất nước. Tôi được đoàn về Trung đoàn Thủ đô. 

Năm 1947, là khoảng thời gian cam go và ác liệt nhất của chiến tranh, khi đó tôi cùng những đồng đội khác cùng tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Tôi được phân công nhiệm vụ chủ đạo là chiến đấu và một nhiệm vụ phụ là áo cáo tin tức về trung tâm, để lãnh đạo phía trên kịo có công tác chuẩn bị chiến đấu. Nhiệm vụ chiến đấu lần này rất khắc nghiệt và cần sử dụng một lực lượng lớn, chính vì vậy, các tiền đoàn chúng tôi sát nhập lại với nhau, thành một tiểu đoàn lớn, các tiểu đoàn lớn lại sáp nhập với nhau thành trung đoàn lớn. Nhiệm vụ của trung đoàn chúng tôi là: ban ngày hành quân tấn công điểm yếu kể địch, ban đêm chúng tôi được cho phép nghỉ ngơi, giữ sức. Chúng tôi, mang trong mình nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chính vì vậy, trong hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng luôn đề cao cảnh giác.

Sau cuộc hành quân, buổi tối, khi sum vầy các thành viên với nhau, tôi có làm quen được với người bạn mới, cả đều ở miền Trung giống tôi. Tuy nhiên, khu vực tôi sinh sống là Bắc Trung Bộ không có nhiều thiên tai, như anh. Tôi bắt chuyện trước với anh:

Tôi: “Anh quê ở đâu vậy?”

Anh chiến sĩ: “Tôi quê ở miền Trung, quê tôi quanh năm, nước mặn đồng chua, vất vả và khó khăn cho đời sống nhân dân lắm.” Nói rồi anh hỏi tôi: “Chiến sĩ quê ở đâu?”

Tôi nhanh nhẹn trả lời: “Em cũng ở miền Trung, nhưng ở tỉnh Thanh Hoá, quê em cũng có thiên tai, bão lũ, nhưng không có nhiều như anh.”

Nói rồi, hai anh em tôi bắt đầu luyên thuyên về quê hương mình, nghe anh kể, tôi cảm nhận sâu sắc về cái đói, cái khổ của quê hương anh. Để anh bớt đau buồn, tôi bẻ lái câu chuyện sang chủ đề khác. Tôi lại hỏi anh trước: “Anh nhập ngũ lâu chưa vậy?”

Anh trả lời: “Tôi nhập ngũ sau cậu bốn tuần, vậy nên ngay cả cách sử dụng súng, tôi cũng chưa thành thạo.”

Quả thật, tôi nhập ngũ trước anh một tháng, độ thời gian ấy, cùng với sự chỉ dẫn của cán bộ và sự chăm chỉ nghiên cứu, tìm hiểu, tôi giờ đây đã rất thành thạo về súng, mắt ngắm bắn của tôi đã có độ chính xác 80%. Vậy là tôi quyết định mình sẽ chỉ dẫn cho anh, để anh nhanh chóng thành thạo cách sử dụng súng.

Chiến dịch lần này diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khốc liệt, kết hợp cùng sự khắc nghiệt của đường hành quân. Với số lượng chiến sĩ cao, vật chất tiếp tế không thể cung ứng đủ, chúng tôi có những hôm, rét buốt hàm răng, chân không xỏ giày, đôi tay túm chăm mà đắp cạnh nhau. Để rồi , từ sự thiếu thốn vật chất ấy, chúng tôi từ những người xa lạ trở nên thân quen, như anh em ruột thịt; trở thành liều thuốc tinh thần giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách phía trước. 

Chúng tôi hành quân không sợ địch, không sợ rét, không sợ rừng sâu nước độc, chỉ sợ không thể san sẻ giúp đỡ nhau. Chỉ sợ chặng đường nguy hiểm, khi ngoảnh lại chẳng thấy người từng chung chén cơm, đôi đũa. Chúng tôi, quần áo với những đường may chi chít, miệng luôn cười, nhưng nụ cười ấy, khắc nghiệt giữa cái lạnh lẽo, thâm sâu của rừng thiêng. Trước sự vất vả ấy, cái đói ập đến với chúng tôi, nhưng sự thiếu thốn về vật chất, lương thực chúng tôi đâu thể nào đầy đủ về phương diện đó. Vẫn cam chịu, vẫn ngoãn cường, vẫn lạc quan chúng tôi bước về phía trước.

Tôi không sợ hành trình gian lao ấy, cũng không sợ kẻ địch, nhưng điều khiến tôi cùng tất cả mọi người lo lắng, lại là căn bệnh sốt rét. Thuốc men không có, hành trình còn dài phía trước, đất nước còn đang khao khát dấu chân chúng tôi. Chúng tôi không cho phép mình gục ngã vì căn bệnh này, chúng tôi phải bước tiếp, vì một tương lai tất thắng. Ấy vậy mà, trời xui đất khiến, anh chiến sĩ miền Trung tôi quen, lại bị sốt rét. Người anh sốt cao, toàn thân toát mồ hôi. Tôi lo lắng hỏi:

     – Anh có sao không? Anh mỉm cười trả lời:

     – Tôi không sao!

Tôi biết rằng anh nói vậy để tôi cùng các chiến sĩ khác không lo lắng. Nhưng tình hình của anh lúc đó, nếu không có kịp thời liều thuốc sốt rét đến, có lẽ tôi đã mất đi một người bạn. Sau khi sử dụng thuốc, căn bệnh sốt rét hành hạ anh suốt hai ngày nữa rồi mới chịu bỏ cuộc rời đi. Anh khỏe lại, lòng tôi vui như vừa gặp Bác Hồ.

Sau lần đó, tình cảm của anh với tôi ngày càng khăng khít hơn. Những đêm thức canh gác cùng nhau, tôi với anh lại nói về quê hương. Anh nói nhiều về vợ và con anh; còn tôi thì luyên thuyên về ba và mẹ mình. Tôi nhớ ba mẹ chứ; nhưng có lẽ, nỗi nhớ của anh còn mãnh liệt hơn tôi, bởi nơi quê nhà, có bóng dáng con thơ đang chờ vòng tay ấm áp của cha. Tôi và anh tuy khác nhau về nhịp điệu cuộc sống, nhưng lại có chung với nhau lý tưởng cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc thân yêu. Để rồi, đêm trăng sáng, chúng tôi gần kề nhau, súng gác bên súng, anh với tôi đầu sát bên đầu. Ngay lúc ấy, trong tôi vang vọng hai tiếng “Đồng chí!” Ôi thật đẹp, thật cao cả làm sao. Từ những người xa lạ, không hiểu gì về nhau, chúng tôi giờ đây, chung quân ngũ, chúng cái bát đôi đũa, đêm rét chung nhau chiếc chăn ấm áp. Tình cảm ấy thật đẹp, thật cao quý.

Tôi trân trọng thứ tình cảm ấy, nó xuất phát từ sự chân thành nhất, sâu sắc nhất trong tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi giờ đây không còn xa lạ, không còn gọi nhau anh – em nữa, mà thay vào đó, chúng tôi dõng dạc mà cất cao tiếng gọi: “Đồng chí!” Hai tiếng ấy vang lên, như khắc sâu vào chúng tôi về đoạn tình cảm gắn bó máu thịt này, như chạm khắc vào chúng tôi, sự trân trọng, giúp đỡ và cảm thông cho nhau. Để rồi, dẫu trải qua bao nhiêu khó khăn, dẫu xuôi ngược hành quân, dẫu khắc nghiệt của hiện thực chiến tranh tàn khốc cũng không thể làm lung lay ý chí quyết chiến vì Tổ quốc quyết thắng của chúng tôi. 

Hy vọng, bài viết về: Tưởng tượng anh/chị gặp gỡ và trò chuyện cùng với người chiến sĩ cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu phía trên sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn. Các bạn hãy đọc và hiểu rõ vấn đề. Chúc các bạn thành công, và đạt được điểm cao trong bài làm của mình.

Xem thêm: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện “Lặng lẽ Sa Pa” – Lớp 9

Ngữ Văn Lớp 9 -