Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Khi con tu hú chi tiết nhất

Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu, và cùng tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, tóm tắt và đặc sắc trong nghệ thuật

Trong chương trình Ngữ văn, có rất nhiều các tác phẩm văn học với những nhan đề độc lạ mà khó lòng chúng ta đọc tác phẩm có thể hiểu rõ. Một trong số đó có nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Tố Hữu đang bị bắt giam, song vẫn có nhiều người chưa tìm được lý do cho việc tên nhan đề này. Vì vậy, bài làm mẫu dưới đây của chúng tôi sẽ giải thích về Ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Khi con tu hú”, hy vọng bài làm của chúng mình sẽ hữu ích với các bạn.

Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Khi con tu hú chi tiết nhất

Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Khi con tu hú

Tác giả – Tác phẩm:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt đòi vạn chuyến ong bay.” 

(Chế Lan Viên) 

Quả thật trong dòng chảy của thi ca Việt Nam, bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu xuất hiện chính là sự thể hiện cho tài năng cũng như tâm hồn thi sĩ luôn sẵn sàng kiếm tìm những vần thơ hay và đáng giá cho đời. Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành. Là người con của Kinh thành Huế mộng mơ. Ông giác ngộ chân lý của Đảng từ sớm, cũng chính nguyên do này đã giúp ông tham gia vào Cách mạng từ rất sớm, và giữ nhiều chức vụ, vai trò quan trọng trong Cách mạng và cả sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bút danh Tố Hữu của ông là do chính Bác Hồ đặt cho. Chính vì vậy, mà tình yêu và sự tôn trọng Bác của Tố Hữu càng trở nên khăng khít hơn. 

Tố Hữu vừa là một nhà thơ, vừa là một chính khách, một nhà cách mạng và cả một nhà chính trị. Song ảnh hưởng lớn nhất đối với thơ ông, và cũng là tiêu biểu cho tác phẩm thơ ông là Cách mạng. Ông được mệnh danh là lá cờ tiên phong cho thơ ca Cách mạng nước nhà. Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Trong quá trình tham gia Cách mạng, ông bị đưa vào ngục giam nhiều lần, nhưng đều tìm cách vượt ngục thành công. Giác ngộ và chọn đi theo con đường Cách mạng, nên thơ Tố Hữu chính là: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân….” 

Nhận định trên là của chính Tố Hữu nói về lập trường trong sáng tác về thơ ca Cách mạng của ông. Đồng thời qua đó cũng nói với các thi sĩ khác về quan điểm sáng tác thơ ca Cách mạng. Phong cách thơ Tố Hữu là sự hài hoà giữa cuộc đời mình và sự nghiệp cách mạng. Thơ ông dung dị, dịu ngọt, và là chất thơ thấm sâu vào tâm hồn của bao thế hệ. Để rồi, Nguyễn Khoa Điềm phải chau chuốt mà nhận xét về thơ ông: là chất thơ thấm đượm vào những người “đã ngã xuống cánh đồng trai trẻ”, những “người đến với thơ ông trong suốt thời thơ ấu.” Sự nghiệp sáng tác của ông cũng hết sức phong phú và đồ sộ với các tác phẩm tiêu biểu như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Máu và hoa”,… “Bác ơi”, “Lượm”, “Mẹ Suốt”,… tất cả các tác phẩm ấy đều nói lên lý tưởng cách mạng cháy bỏng như một dòng đang chảy trong con người ông. 

“Thơ là chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy.” Lời nhận định của chính Tố Hữu, song lại rất hợp lý cho tác phẩm “Khi con tu hú”. Tháng 4/1939, khi đang trong bước đường tham gia hoạt động Cách mạng, Tố Hữu không may bị địch bắt và giam giữ tại nhà lao thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cũng chính trong quá trình bị giam cầm, tâm hồn treo lơ lửng này, tác giả đã sáng tác nên tác phẩm “Khi con tu hú”. Bài thơ ra đời vào tháng 7/1939 được in trong tập “Từ ấy”. Đây là một trong số những tác phẩm thơ tiêu biểu và đặc sắc hiện thực miêu tả đầy đủ, khắc họa rõ nét về phong cách thơ Tố Hữu. Bài thơ là tiếng lòng của người thanh niên chỉ mới 19 tuổi. Dẫu trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, nhưng trong lòng vẫn là lí tưởng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim.” Để rồi cách biệt với thế giới bên ngoài, không biết tới sự tình bên ngoài ra sao, nhưng vẫn giữ trọn tinh thần thép, vẫn một lòng say mê, nhiệt huyết với cách mạng.

Bố cục của bài thơ

Bài thơ “Khi con tu hú” được chia bố cục làm hai phần chính, cụ thể như sau:

Phần 1: Gồm sáu câu thơ đầu, từ: “Khi con tu hú gọi bầy” đến “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.”. Ở phần này, tác giả khái quát về bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sôi động.

 Dù đang trong chốn ngục tù – vốn là chốn tăm tối không nhìn thấy, không biết về thế giới bên ngoài; song chỉ với một tiếng “tu hú gọi bầy” mà tác giả đã gọi về hết tất thảy những khung cảnh màu hè. Với “lúa chiêm” đang độ sắp thu hoạch, với “tiếng ve” râm ran báo hiệu mùa hè. Không chỉ nhắc đến chuẩn xác âm thanh gọi hè, tác giả còn nhắc đến màu sắc của bắp “rây vàng hạt”, nhà thơ còn đặt biệt nhắc đến nắng, thứ nắng mùa hè được nhà thơ trìu mến gọi là “nắng đào”. Miêu tả cái nắng, như khát khao đón ánh mặt trời đón lí tưởng cách mạng của nhà thơ. Âm thanh “tiếng sáo diều” cùng với khung cảnh bao la của bầu trời dường như cũng là ước vọng ước giải thoát, được bay bổng với lý tưởng cách mạng của nhà thơ. Khắc họa bức tranh với đầy đủ các màu sắc, âm thanh, hình ảnh sống động, dù chỉ qua suy tưởng của chính bản thân; nhưng tất cả những vần thơ được tác giả chắp bút đều sinh động vô cùng.

Phần 2: Bốn câu thơ còn lại, từ: “Ta nghe hè dậy bên lòng” đến “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Phần này, là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm, tâm hồn có buồn tủi, song phần nhiều vẫn là hướng lòng tới lí tưởng cao đẹp mà kiên cường.

Tâm trạng  ở đoạn trên của tác giả là háo hức, mừng vui trước khung cảnh hè sang. Nhưng ở bốn câu thơ kết thúc này, tác giả thao thức về vấn đề ấy. Hè về rồi, đã bị giam cầm ở đây một thời gian, ngột ngạt, khó chịu, bức bách đến mức tác giả muốn phá tan cái xiềng xích mà trở lại hoạt động. Hè vẫn đang sang, tiếng tu hú vẫn lảnh lót vọng về, lòng người sao không nóng vội cho được, nhưng nóng vội thì sao, không nóng vội thì sao? Vẫn đành phải nhịn, vẫn đành phải nhẫn, chờ một ngày tự do; chờ một ngày bước ra nghênh ngừng hoạt động cách mạng.

Ý nghĩa của nhan đề “Khi con tu hú”

Bốn tiếng “Khi con tu hú” là nhan đề, bốn tiếng ấy cũng được nhà thơ lặp lại ở câu thơ mở đầu. Đối với tuổi thơ của mỗi người Việt, đâu còn ai xa lạ trước tiếng chim tu hú mỗi độ hè sang. Tiếng chim thánh thót, lảnh lót vang vọng khắp chốn quê hương. Để rồi trong cảnh ngục giam, khi nghe thấy tiếng chim ấy lòng thi sĩ bỗng cuồn cuộn về nỗi nhớ quê, nhớ những ngày còn rong ruổi theo đuổi và hoạt động cách mạng. Tiếng chim vang vọng, tiếng chim còn lặp lại ở cuối bài thơ, như tiếng lòng không cam chịu chốn giam ngục này của tác giả.

“Khi con tu hú” theo nghĩa đen là tiếng của chú chim tu hú đang gọi hè. Là bốn tiếng nói lên khung cảnh, miêu tả về chú chim tu hú mỗi độ hè về. Song theo nghĩa chuyển nó lại mang đến những cảm xúc, những tiếng thổn thức trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Trong không gian của ngục tù tối tăm, khi mà con người đang phải chịu dày vò cả về thể xác cũng như tinh thần. Tiếng chim tu hú cất lên càng làm khắc sâu thêm nỗi lòng ấy của thi nhân. Tiếng chim cất lên, khiến nhân vật trữ tình muốn phá tan gông xiềng mà thoát khỏi nơi tăm tối, ấm ức này. Tiếng tu hú gọi bầy báo hiệu mua hè sang. Nhưng khi nhân vật trữ tình nghe thấy, lại như là tiếng gọi của lí tưởng cách mạnh, như tiếng gọi của hoạt động cách mạng, của Đảng đang tha thiết gọi mời anh trở về. Tiếng chim ấy như tiếng của sự tự do, tiếng phá tan ngục tối để được giải thoát, để được trở về hoạt động cách mạng. Tiếng chim ấy, cũng như tiếng kêu ai oán của tác giả trước tình cảnh ngột ngạt của mình trong nhà giam. Tiếng chim ấy cũng như sự trách tội hiện thực nơi tác giả bị giam cầm, tại đó tâm hồn vẫn nghe theo tiếng gọi của lí tưởng sống, khát vọng cống hiến; song thể xác lại chẳng thể giải thoát tự do.

Tóm tắt nội dung tác phẩm “Khi con tu hú”

Tác phẩm “Khi con tu hú” là sáng tác của Tố Hữu khi đang bị giam cầm tại nhà giam thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Bài thơ là tiếng lòng mong muốn được tự do, được trở về hoạt động cách mạng của tác giả. Trong ngục, khi nghe tiếng tu hú gọi đàn, báo hiệu cho mùa hè sang, một khung cảnh mùa hè thơ mộng với lúa vàng, ngô vàng và nắng ánh hồng cùng với trời trong xanh, cánh diều thỏa thích bay hiện lên trong đầu tác giả. Để rồi nương theo tiếng tu hú tác giả nhìn thấy trong suy tưởng của mình vẹn cảnh của mùa hè. 

Nhưng ai oán thay, tiếng tu hú vẫn cất vang, lòng người vẫn nương theo đón nhận mùa hè về, song thân xác lại bị cầm tù không thể nào hoà cùng nhịp điệu tự do bay lượn ấy. Tiếng tu hú gọi về mùa hè trong nỗi nhớ của tác giả. Cũng chính tiếng tu hú gọi về khát vọng sống, khát vọng được tự do, được hoạt động cách mạng tiếp của tác giả.

Tiếng tu hú cất lên mở đầu bài thơ, kết thúc bài thơ. Để rồi nó khắc sâu trong tâm hồn thi nhân và độc giả. Trở thành chi tiết đặc sắc, độc đáo tạo nên thành công xuất sắc của bài thơ.

Đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú”

“Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homero đến Kinh thi cho tới Ca dao Việt Nam, thơ ca luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó nở hoa trên những vui buồn của loài người, và kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Quả thật, thơ ca với những rung cảm giữa tâm hồn thi sĩ và những vẻ đẹp đặc sắc của nghệ thuật đã luôn đồng hành và kết bạn với loài người. Trong tác phẩm “Khi con tu hú”, tác giả Tố Hữu đã sử dụng các nghệ thuật độc đáo và đặc sắc, mang đến cho tác phẩm nét riêng và thành công trong lòng độc giả.

Tác phẩm “Khi con tu hú” không chủ thành công với phong cách viết về Cách mạng của Tố Hữu, mà còn thành công trong lối sử dụng các bút pháp nghệ thuật của ông:

Trên đây là bài làm mẫu về Tóm tắt, nội dung bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Hy vọng với bài làm mẫu phía trên của chúng mình sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Ngữ Văn Lớp 8 -