Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú ý nghĩa nhất

Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú hay nhất giúp học sinh hiểu được sự độc đáo và lí tưởng hướng tới cách mạng nồng cháy.

Trong dòng chảy của thơ ca giai đoạn Cách mạng, có vô số những tác phẩm hay ra đời, mang đến sự thành công trong sự nghiệp của tác giả. Các tác phẩm ra đời đều mang vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, đều mang hơi hướng về hiện thực xã hội và về tinh thần lí tưởng cách mạnh của các thi sĩ. Trong đó, bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một áng thơ độc đáo và thể hiện lí tưởng hướng đến cách mạng cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Dưới đây là bài làm mẫu về đề bài: Nêu cảm nhận về sáu câu thơ đầu trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú ý nghĩa nhất

Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú

Cảm nhận về sáu câu thơ mở đầu trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

“Thi sĩ là con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của mình” (B.Shelly). Quả thật, thơ chính là cội nguồn của bao khát vọng, bao hoài bão, bao gửi gắm nơi tâm hồn của thi sĩ. Thơ mang đến tiếng nói tri âm, tri kỉ; tiếng nói đồng điệu và đồng cảm nhất đối với tâm hồn thi sĩ. Trong thơ, thi sĩ dù ở trong bóng tối của vực sâu, hay ở ngoài ánh sáng của mặt trời đều luôn mang vẻ đẹp chân thật nhất, hồn nhiên và yêu đời nhất. Qua thơ, thi sĩ như được giải thoát tâm hồn, được nói lên những ca từ của tình yêu thương đến mọi người; được trải lòng mình trước những khó khăn nghịch cảnh. Và hơn hết, được thoải mái, đắm mình vào khát vọng, mơ ước của chính bản thân. Trong dòng chảy của nền thơ ca Việt Nam giai đoạn Cách mạng, tôi rất ấn tượng với phong cách thơ cũng như con người tràn đầy khát vọng, niềm tin của Tố Hữu. Ở thơ ông ta thấy được một con người sẵn sàng hiến dâng sức mình cho Tổ quốc. Và điều đó thể hiện rõ qua bài thơ “Khi con tu hú” của ông. Hãy cùng tôi cảm nhận khung cảnh thiên nhiên giữa mùa hè trong tưởng tượng của thi nhân qua sáu câu thơ mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” nhé.

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt đòi vạn chuyến ong bay.”

(Chế Lan Viên)

Tố Hữu (1920-2002), chính là chú ong cần mẫn và chăm chỉ góp nhặt những vần thơ xinh đẹp giữa đời, để tạo nên bông hoa tròn hương vẹn sắc của thi ca Cách mạng. Ông tên thật là Nguyễn Kim Thành, là người con của xứ Huế mộng mơ. Ông vừa là một nhà thơ tiêu biển của nền thơ ca Cách mạng, vừa là một nhà chính khách, lại vừa là một cán bộ giữ nhiều những vai trò quan trọng của nước ta. Năm 1938, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam khi chỉ vừa mới 18 tuổi. Tuy tuổi đời còn khá trẻ, song ông hoạt động cách mạng rất năng nổ và nhiệt huyết hết mình. Theo như chính ông cho biết thì, bút danh Tố Hữu của ông được một cụ đồ đặt cho. Và bút danh này đã theo ông cả quãng đường thơ ca oanh liệt. 

Đối với phong cách làm thơ: thơ Tố Hữu chính là sự thống nhất chặt chẽ và đẹp đẽ giữa cuộc đời tác giả và cuộc đời cách mạnh. Người ta thường ví, chặng đường thơ ông chính là quá trình ghi lại chặng đường lịch sử của dân tộc. Ông còn được nhận xét là lá cờ đầu trong nền thơ ca Cách mạng. Phong cách nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, là cái chính trị xen lẫn cái trữ tình, tạo nên những vẫn thơ thanh đạm mà dịu ngọt tinh tế của một con người có cái nhìn sâu sắc với cuộc đời. Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ dành tặng cho các chiến sĩ. Thơ ông là vậy, chính là cái “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Bêlinxki). Các tác phẩm nổi bật tạo nên tên tuổi Tố Hữu là: tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”; “Bác ơi”, “Lượm”, “Mẹ Suốt”, “Bầm ơi!”,… . Trong đó bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác vào tháng 7/1939, được ib trong tập “Từ ấy”. Bài thơ là tiếng lòng của người thanh niên yêu nước, khát khao được tự do, được tiếp tục hết mình phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng nước nhà.

“Thích một bài thơ trước hết là thích một cách nhìn, một cách nói, một cách nghĩ và một cách xúc cảm; nghĩa là trước hết thích tâm hồn của một con người” (Hoài Thanh). Quả thật, ngay khi đọc xong “Khi con tu hú”, điều đầu tiên khiến tôi xao xuyến, là một tâm hồn thơ rất xuất sắc – Tố Hữu. Ngay từ khi đọc nhan đề bài thơ, tác giả đã mang đến cho người đọc sự tò mò, muốn nhanh chóng được khám phá, được khai thác về tác phẩm. Nhan đề “Khi con tu hú”, như một dấu ấn riêng của Tố Hữu; tiếng tu hú vang lên báo hiệu mùa hè sang, mà như tiếng lòng tác giả đang khát khao được tự do. Tiếng tu hú gọi hè, hay tiếng tu hú gọi tự do, gọi khát vọng cống hiến cho cách mạng? Bên cạnh việc sử dụng nhan đề độc đáo, tác giả còn sử dụng các biện pháp tu từ, các hình ảnh âm thanh sống động để từ đó bài thơ trở thành một bức tranh mà người đọc chiêm ngưỡng, thả hồn mình nương theo tiếng chim tu hú. Bức tranh ấy hiện lên là qua tưởng tượng của nhà thơ, song nó lại sống động lại chân thật đến lạ thường. Để rồi khi đọc bài thơ, người đọc cũng cảm nhận được tiếng nói tâm hồn khao khát phá tan cái xích xiềng nhà lao để trở lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Sáu câu thơ đầu tiên là bức tranh thiên nhiên mùa hè trong suy tưởng của tác giả, song bức tranh ấy hiện lên thật đẹp, thật chân thực.

“Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo Da Vinci). Quả thật, thơ xuất phát từ tiếng nói tâm tình của nghệ sĩ về cuộc đời. Trên cuộc đời thơ như bông hoa tuyệt sắc tỏa hương dù cuộc đời có khắc nghiệt, có tàn bạo đến đâu. Để rồi, khi đến với ánh nhìn của độc giả, thơ chính là một bức tranh ăn sâu vào tâm hồn con người. Trong “Khi con tu hú”, bằng suy tưởng của chính bản thân mình, tác giả đã khắc họa nên bức tranh mùa hè bên ngoài ngay khi đang trong ngục giam trong sáu câu thơ đầu. Để rồi, từ bức tranh ấy xuất hiện ở đầu tác phẩm, chính là sự dẫn đường của tác giả để người đọc có thể hiểu rõ hơn về tâm trạng của tác giả sau đó. Với sáu câu thơ mở đầu, Tố Hữu đưa người đọc đến với vẻ đẹp của mùa hè:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh cao rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

“Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn của thi phẩm” (Hoàng Cầm). Quả thật là vậy, ngay từ mở đầu bài thơ với nhan đề “Khi con tu hú”, đã là sự gợi nhắc của Tố Hữu về một thi phẩm với vang vọng âm thanh, đặc biệt là trong bức tranh mùa hè này: “Khi con tu hú gọi bầy”. Ngay ở những vần thơ mở đầu, trong tâm trí tác giả đã là âm thanh của tiếng chim “tu hú”. Không phải là bất cứ hình ảnh nào của thế giới bên ngoài, mà trước hết là âm thanh. Tiếng tu hú gọi bầy vang vọng trong lòng, trong tâm trí của tác giả. Tiếng tu hú như tiếng trống từng nhịp gõ vào thâm tâm muốn được giải thoát chốn tù đày này. Ở một nơi tăm tối của nhà giam, con người ta thường suy nghĩ những tiêu cực, thường hy vọng về những hình ảnh tích cực. Song Tố Hữu lại không nghĩ tới hình ảnh đầu tiên, mà đánh vào tiềm thức của ông trước hết lại là tiếng tu hú gọi bầy. Tiếng gọi bầy, hay cũng chính là tiếng tu hú gọi về mùa hè. Mùa hè đang sang, nơi đó, từng đàn tu hú bay lượn, tự do tự tại, đây cũng chính là niềm khát khao của tác giả lúc bấy giờ. Nối tiếp cho hình ảnh tiếng chim tu hú, là hình ảnh của tiếng ve ngân vang khắp cái nắng của mùa hè oi bức: “Vườn râm dậy tiếng ve ngân”. Nếu âm thanh tiếng chim tu hú là sự báo hiệu cho mùa hè sang; thì đến với âm thanh của tiếng ve, nhà thơ khẳng định về vẻ đẹp của mùa hè đã thực sự xâm nhập trong không gian. Tiếng ve bắt đầu rả rích ở khắp nơi, mọi chốn trên các thân cây trong khi vườn. Tiếng ve kêu, cứ khắc khoải da diết không ngừng nghỉ trong đầu tác giả. Mùa hè hiện về, tác giả nhận ra mình đã ở chốn giam tù này quá lâu, tác giả mong nhớ ngày còn hoạt động cách mạng, và càng cháy bỏng ý chí muốn được thoát khỏi đây, hoà mình vào mùa hè, hoà mình vào thiên nhiên. Để rồi, từ tiếng tu hú thánh thót, tiếng ve râm ran bên tai, tác giả nhớ tới tiếng sáo du dương, bay bổng nơi bầu trời. Ở đó, con diều bay lả lướt, hoà cùng nó tiếng sáo êm ru, khiến lòng người mơ mang đến với một khung cảnh thơ mộng. Ở đó thiên nhiên mùa hè hiện lên rộn ràng tiếng ca, tiếng âm thanh huyên náo, nhưng lại càng làm cho tâm hồn thi sĩ không yên, thi sĩ càng muốn được giải thoát, tiếng âm thanh càng vang vọng, như càng khiến ngục giam thêm phần tăm tối, uất ức.

“Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Quả thật, nhưng tranh thơ được viết nên không chỉ để con người nhìn nhận qua con chữ tài hoa của tác giả; mà còn là để con người cảm nhận qua bức tranh mà tác giả mang đến. Khung cảnh mùa hè hiện lên nổi bật với tiếng âm thanh của “tu hú – ve – tiếng sáo diều”; song nó càng đặc sắc hơn với những hình ảnh suy tưởng đầy màu sắc và cũng đầy thơ mộng của nhà thơ về mùa hè. Hình ảnh, màu sắc đầu tiên về mùa hè được nhà thơ nhắc đến là màu lúa đang ngả vàng, sắp tới độ thu hoạch của bà con; là hình ảnh chuyển đổi cảm giác từ trái cây. Giữa không khí mùa hè nóng bức, trái cây chính là hương vị ngọt ngào, tươi mát dành tặng cho con người. Khung cảnh đồng lúa với thoang thoảng mùi thơm cũng đồng thời hiện lên, nhân vật trữ tình dường như cũng nhìn thấy được cái nét vui tươi của người nông dân mỗi độ hè về, bởi đó cũng là mùa lúa chín, mùa bội thu với họ. Song, không chỉ dừng lại ở bông lúa cùng trái cây ngon ngọt; nhân vật trữ tình còn cảm nhận được rõ về cái nắng mùa hè đang trải đều trên những bắt ngô. Khung cảnh mùa hè hiện lên với một gam màu nóng với tràn ngập sắc vàng, với sắc vàng lúa chín, sắc vàng của bắp ngô, và sắc vàng đào của cái nắng mùa hè. Đặc sắc nhất trong sự suy tưởng về màu sắc tràn ngập mùa hè của tác giả phải nói đến là sắc xanh của bầu trời. Toàn bộ khung cảnh mùa hè đang chói chang, oi bức bỗng được giải nhiệt bởi màu xanh bao la, rộng lớn và dịu mát của trời cao. Lại thêm, trên bầu trời ấy là hình ảnh của con diều. Con diều bay êm ả, thể hiện sự yên bình của nơi đây. Đồng thời con diều bay cao ấy cũng thể hiện tấm lòng khao khát muốn được trốn thoát, muốn được tự do. Muốn mình như cánh diều, bay cao, bay xa, được tự do, tự tại, để có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng, cho sự giải phóng dân tộc, cho sự ấm no, yên bình của nhân vật trữ tình. Như vậy, dù là những hình ảnh cùng âm thanh trong sáu câu thơ, là sự xuất hiện trong tưởng tượng của nhà thơ, song nó lại mang đến một vẻ đẹp tự nhiên nhất, chân thật nhất về mùa hè, về không khí bên ngoài. Dường như mọi âm thanh, mọi hình ảnh vui vẻ, náo nhiệt của bên ngoài đều trái ngược lại với sự tối tăm, uất ức trong nhà giam của thi sĩ. Thi sĩ mượn lời thơ nói về thiên nhiên, song lại cũng chính là sự ẩn thân muốn được tự do, được thoát khỏi xiềng xích nơi đây để có thể tiếp tục góp chút sức mọn cho sự nghiệp cách mạng. 

“Thơ hay là thơ không đáy, thơ thăm thẳm khôn cùng” (Hoàng Cầm). Quả thật, bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu với sáu câu thơ mở đầu chính là tiếng thơ không đáy về một thiên nhiên thơ mộng. Tiếng thơ cất lên đầy tự nhiên, với giọng thơ chân chất mộc mạc của người chiến sĩ khi ấy chỉ mới 19 tuổi. Trong ngục giam u tối, tách biệt với bên ngoài, nhưng tác giả vẫn sáng suốt sử dụng thành công trí tưởng tượng của mình để vẽ nên bức tranh mùa hè thật sinh động, thật chân thực. Ở bức tranh đó, ta dường như cảm nhận được nhà thơ là đứng trước mọi cảnh vật, là lắng nghe tất cả âm thanh trực tiếp, chứ không phải chỉ qua tưởng tượng; mới viết nên những vần hay và xuất sắc đến vậy. Để giờ đây, qua bao nhiêu năm, nhưng “Khi con tu hú” vẫn luôn là tác phẩm hay và xuất sắc trong nền thi ca Cách mạng, và trong lòng bạn đọc.

Trên đây là bài làm mẫu về cảm nhận của anh/chị về sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chùm thơ ca cách mạng tại Việt Nam.  Hy vọng bài làm của bọn mình sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Khi con tu hú chi tiết nhất

Ngữ Văn Lớp 8 -