CEO là gì? Khám phá những điều thú vị cần biết về CEO
CEO là gì? CEO là một cụm từ được sử dụng rất phổ biến trong công việc và giao tiếp hàng ngày. CEO được biết đến là một chức vụ quan trọng của doanh nghiệp.
Rất nhiều người thắc mắc về CEO là gì? Đây được biết đến là một chức vụ vô cùng quan trọng của một công ty, doanh nghiệp. Sử dụng thuật ngữ CEO giúp thể hiện được sự uy quyền, sự chuyên nghiệp trong công ty. Vậy nên những người làm việc trong công ty lớn cần nắm bắt rõ về nghĩa để sử dụng đúng.
Tìm hiểu về CEO là gì?
Chắc hẳn khi làm việc trong một công ty lớn hay khi đang học tập chúng ta cũng thường được nhắc đến từ CEO. CEO chính là từ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành. Chúng ta có thể hiểu đơn giản CEO chính là người giám đốc có cấp cao nhất của một công ty, doanh nghiệp. Người CEO sẽ là người đứng đầu và là người có thể kết nối các ban lãnh đạo cũng như các cấp dưới nhỏ hơn.
Người CEO sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự thành hay bại của cả công ty, doanh nghiệp. Những công việc mà CEO làm thì sẽ được sự quản lý của hội đồng quản trị ( có thể CEO cũng chính là hội đồng quản trị. Theo đó, nhiệm vụ chính mà CEO cần thực hiện chính là thực thi cũng như duy trì theo các quy định chính sách đã được đưa ra.
Để nói về nhiệm vụ của một vị CEO cần làm thì còn tùy vào từng cấu trúc khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp nhỏ lẻ thì công việc của CEO sẽ thực hiện cả các vấn đề kinh doanh và thực hiện quản lý trực tiếp. Còn với các doanh nghiệp lớn thì vai trò của CEO sẽ liên quan đến những chiến lược quản lý cấp cao hơn để đưa doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.
Cụm từ CEO này được bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Cho đến nay, cụm từ CEO càng trở nên phổ biến và được sử dụng ưa chuộng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sử dụng cụm từ CEO cũng góp phần làm tăng thêm tính chuyên nghiệp, sự uy quyền.
Vai trò của người CEO là gì?
Vậy là bạn có thể hiểu được CEO là gì cũng như có nhiệm vụ với doanh nghiệp như thế nào? CEO được xem là một chức danh có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp như sau:
- CEO có vai trò giúp đưa ra được các chiến lược quan trọng mang tính chiến lược, có tầm nhìn và tạo ra sứ mệnh cho cả doanh nghiệp.
- CEO sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc lập ra kế hoạch định hướng cho công ty, doanh nghiệp.
- CEO sẽ trực tiếp chỉ đạo và điều hành các kế hoạch để thực hiện kinh doanh khi được hội đồng quản trị đồng ý.
- Là người đứng đầu chịu trách nhiệm về doanh thu, sự tăng trưởng của doanh nghiệp
- Là người đề xuất các ý tưởng để công ty, doanh nghiệp được hoàn thiện, hoàn thành mục tiêu ngắn hạn nhất.
- Là người sẽ chịu trách nhiệm về kế hoạch quảng bá hình ảnh cũng như phát triển thương hiệu.
- Là người đại diện cho công ty thực hiện các công việc đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh.
- Là người sẽ trực tiếp phê duyệt những đề xuất của cấp dưới hoặc các vấn đề về tài chính.
- Đưa ra những đánh giá về hoạt động của công ty định kỳ
- Thực hiện phê duyệt cho các dự án, sản phẩm nhằm tạo ra doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Là người sẽ phê duyệt cho các vấn đề về bổ nhiệm, tiền lương, tiền trợ cấp, khen thưởng cho nhân viên.
Cơ bản thì CEO có những nhiệm vụ quan trọng như vậy. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, cấu trúc thực của mỗi đơn vị mà CEO sẽ đảm nhiệm những vai trò riêng.
Các yếu tố cần thiết để trở thành một CEO
Không phải ai cũng có thể đảm nhận được chức vụ CEO của một doanh nghiệp và được sự tín nhiệm của cả công ty. Để có thể trở thành CEO thì bạn cần có các tố chất như sau:
- Có được kiến thức về nhiều lĩnh vực, luôn có tinh thần học hỏi để tiến xa hơn
- Có khả năng lãnh đạo tốt, biết lắng nghe nhân viên
- Có được kiến thức về khoa học quản trị tốt
- Có kinh nghiệm, khả năng xử lý linh hoạt
- Có khả năng chịu được các áp lực
- Có tố chất thông minh, sáng tạo, biết nhìn xa
Trên đây là những thông tin về CEO là gì? Có thể thấy, chức danh CEO có vai trò rất quan trọng. Là người đứng đầu dẫn dắt và quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp.
- Xem thêm: Concern là gì? Cách dùng và gợi ý các từ liên quan Concern
Thực dụng là gì? Thế nào là người có lối sống thực dụng
Lead time là gì? Tìm hiểu về nội dung của Lead time
In which là gì? Cách dùng “in which” đúng ngữ pháp
NDA là gì? Khám phá nghĩa thuật ngữ NDA đầy đủ chi tiết
Backlog là gì? Giải mã Backlog với vai trò trong nhóm
Workflow là gì? Tìm hiểu những lợi ích mà “Workflow” mang lại
Angular là gì? Giải đáp thắc mắc về Angular hay vô cùng