Điều trị cảm nắng ở chó

Với thời tiết mùa hè như ở Việt Nam thì chó rất dễ bị mắc cảm nóng hoặc cảm nắng, đặc biệt là chó mới được nhập về từ nước ngoài nơi có điều kiện khí hậu ôn đới hoặc lạnh như Châu Âu. Một số giống chó có cấu tạo giải phẫu mà đường hô hấp ngắn hoặc xoang mũi ngắn như Pug, Bull Pháp, Bully, Chi hua hua… có nguy cơ mắc cao dù ở điều kiện nuôi bình thường vào mùa hè nóng.
Điều trị cảm nắng ở chó


Trong thực tế cũng như thông tin từ các bạn nuôi đến và trang trại chó giống thì việc gặp phải các bệnh của chó như cảm nắng, cảm nóng là vấn đề cấp bách khi nhiệt độ môi trường cao hoặc oi nóng. Do đó việc cấp cứu ban đầu sao cho đúng cách rất quan trọng.
Bước đầu để phân biệt cảm nóng và cảm nắng chúng ta có thể hiểu như sau:
Cảm nắng: thường xảy ra vào mùa hè, những ngày nắng gắt. Khi chó vận động, chơi đùa hay thả dưới trời nắng to, ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp lên đỉnh đầu làm cho sọ và hành tủy nóng lên ảnh hưởng đến não và màng não gây trở ngại đến cơ năng của hệ thần kinh.
Hay gặp trong các trường hợp chó tham gia các sự kiện ngoài trời hay tập luyện khi nắng nóng…
Cảm nóng: thường xảy ra khi điều kiên khí hậu nóng khô làm cho quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và môi trường bên ngoài gặp khó khăn dẫn đến tích nhiệt trong cơ thể gây ảnh hưởng đến trung ương thần kinh làm rối loạn trung khu điều hòa thân nhiệt.
Hay gặp trong các trường hợp nhiệt độ quanh chó quá cao khi nuôi nhốt, vật chuyển hoặc thả ( có thể trên 34°C). Chênh lệch nhiệt độ quá lớn khi chuyển từ nơi này sang nơi khác, như từ phòng điều hòa ra ngoài trời nóng, từ trong ô tô điều hòa ra ngoài nắng nóng.
Biểu hiện ban đầu dễ nhận biết
– Chó có biểu hiện lè lưỡi cùng tiếng thở “khó to rõ”, nhịp hô hấp tăng nhanh. Nghe có âm thanh khò khè liên tục theo nhịp hô hấp.
– Loạng choạng, mất kiểm soát.
– Mạch nhanh.
– Mắt căng đỏ, không chớp, đồng tử mở rộng.
– Có thể các chân co cứng, duỗi thẳng.
– Chó nằm như liệt không đi lại.
Giảm thân nhiệt khẩn cấp bằng cách:
– Đưa nhanh vào chỗ mát ( bóng cây xanh, trong bóng dâm, hoặc phòng mát).
– Làm mát bằng cách: dùng nước mát hoặc đá lạnh chườm nhanh vào phần trán và đầu đồng thời chườm mát toàn thân, đệm bàn chân, bụng … đặc biệt phần đầu liện tục chườm đá lạnh. Có thể bọc đá lạnh hoặc thấm ướt vào khăn vải để chườm.
Đồng thời làm cùng thao tác: dùng vật sắc nhọn như: kim châm cứu hoặc kim khâu, dao nhọn… châm (rạch) chảy máu Chữa bệnh cho chó - Tags: ,