Chữa trị khi chó bị đau chân

Cũng giống như người, những chú cún đôi khi cũng bị những tai nạn ngoài ý muốn như gãy xương, bong gân, trật khớp hoặc đứt dây chằng…tất cả những chấn thương trên đều có thể làm cho cún bỗng dưng đi khập khiễng hay di chuyển 1 cách rất khó khăn. Đôi khi, những tai nạn đó có thể xảy ra rất đơn giản ví dụ như trong lúc cún leo cầu thang chẳng hạn.
Chữa trị khi chó bị đau chân


Ngoài những tai nạn bất ngờ đó ra, cún cũng có thể đi cà nhắc khi bị viêm khớp. Trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến những trường hợp cún viêm khớp do các chấn thương ngoại khoa.
Cún có biểu hiện như thế nào?
Trong hầu hết mọi trường hợp đi cà nhắc, cún không có bất kỳ biểu hiện nào khác ra bên ngoài. Tuy nhiên, chân tay có thể treo lủng lẳng ở một góc không tự nhiên khi bị gãy hoặc trật khớp. Thậm chí xương có thể xuyên qua da, đôi khi cún còn bị chảy máu hay sưng tấy.
Nguyên nhân chính
Nguyên nhân phổ biến nhất làm cún đi cà nhắc là do tai nạn và các chấn thương. Mặc dù tiến triển chậm nhưng còn 1 nguyên nhân khác nữa là do dây chằng và đĩa sụn bị thoái hóa mãn tính (hay thoái hóa khớp mãn tính). Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể làm cho chó bị đau chân đột ngột hoặc què quoặt và đi cà nhắc.
Làm gì khi cún bỗng dưng đi khập khiễng như vậy?
Trong mọi trường hợp:
• Để cún nằm im tại chỗ, tuyệt đối không di chuyển cún.
• Nếu cún đau quá, cố gắng kiểm soát không cho nó dãy dụa, chạy đi.
• Kiểm tra chỗ xương bị gãy hay trật khớp xem mức độ nặng nhẹ thế nào.
• Nếu không bị gãy xương và cún có thể cà nhắc, không cần phải nẹp chân nó.
• Hạn chế sự vận động của cún trong 1-2 ngày.
• Nếu sau 24 giờ, cún vẫn đi cà nhắc hoặc què nặng hơn, hãy mang nó đến bác sỹ thú y.
Trong trường hợp cún đau nặng hoặc sưng tấy:
• Nếu là chó bị đau chân sau nhưng vẫn đi cà nhắc được và có thể đi bộ trên ba chân, hãy để nó đi bộ ra xe và đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Là cún nhỏ thì bạn cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
• Nếu cún đang bị đau lưng nhiều hơn cả việc sưng chân, hãy nhẹ nhàng mang nó ra xe. (Bởi vì rất khó để phân biệt cún đang đau lưng hay đau chân, nên tốt nhất hãy nhẹ nhàng với cún trong mọi trường hợp).
Trong trường hợp nhẹ:
• Hãy dùng một miếng gạc lạnh dán vào khớp chân của cún để giúp giảm viêm.
• Nếu chân cún bị viêm và đau đớn kéo dài hơn 24 giờ, hãy chuyển sang dùng 1 miếng gạc ấm và đưa cún đến bác sỹ thú y ngay sau đó.
Chẩn đoán
Nguyên nhân của sự khập khiễng thường có thể được chẩn đoán chỉ với một bài kiểm tra vật lý đơn giản. Tuy nhiên, bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn cho cún chụp X-quang và kiểm tra cả các bộ phận có thể bị ảnh hưởng ví dụ như hệ thần kinh chẳng hạn. Thậm chí một số trường hợp bác sỹ còn yêu cầu cho cún quét CT và MRI nếu thấy cần thiết.
Chẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở của quá trình điều trị cũng như là điều kiện quyết định việc điều trị có thành công hay không.
Chăm sóc
Đừng bao giờ tập thể dục cho cún khi nó đang bị què. Trong thực tế, cún cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày hoặc thậm chí lên đến vài tuần. Khi tình trạng của cún khá hơn (không đi cà nhắc nữa), tiếp tục cho nó nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày nữa. Sau đó, bạn cho cún tập thể dục trở lại 1 cách nhẹ nhàng và tăng dần cường độ. Chữa bệnh cho chó -