Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9

Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà đề bài này sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về truyện ngắn này.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, có một tác phẩm hết sức tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng. Anh/chị hãy đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Dưới đây là bài làm tham khảo dành cho các bạn. Hi vọng sẽ giúp đỡ cho các bạn trong dạng đề tài khó này.

Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà Lớp 9

Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà

Tác giả – Tác phẩm

Tác giả:

Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), bút danh là Nguyễn Sáng, là người con của miền Tây An Giang. Ông là nhà văn nổi bật trong dòng chảy văn học Việt Nam. Tác giả từng đoạt giải Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2000.  Nguyễn Quang Sáng từng xung phong làm bộ đội, sau đó trải qua nhiều giai đoạn ông làm bên Hội nhà văn. Ông là tác giả tiêu biểu của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và là biên kịch xuất sắc trong phim “Cánh đồng hoang”. Đây là hai tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Bên cạnh đó, sự nghiệp của ông còn nổi lên với các tác phẩm tiêu biểu: Về mảng văn xuôi như: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”,…; Về mảng kịch bản phim như: “Mùa gió chướng”, “Mùa nước nổi”, “Dòng sông hát”,… Không chỉ tài năng và đa dạng, Nguyễn Quang Sáng còn được biết đến là người cha nghiêm khắc truyền đạt kiến thức, trí tuệ đến cho con cái. Ông là cha của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – từng là ban giám khảo nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng.

Tác phẩm:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng sáng tác năm 1966, khi đó tác giả đang hoạt động và làm việc ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm đã được đưa vào tập truyện với nhan đề tương tự. Tác phẩm với nhan đề độc đáo đã tạo cho người đọc sự hứng thú, và khao khát tìm hiểu sâu hơn. Không chỉ vậy, nhan đề cũng là sự khái quát tư tưởng, nội dung của toàn bài.

Đóng vai bé Thu kể lại chuyện “Chiếc lược ngà”

Bài số 1

Chiến tranh loạn lạc làm tổn hại vật chất cũng như tinh thần của mọi người. Tôi một cô bé được sinh ra và đang dần lớn lên trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Chiến tranh khiến tôi cùng mẹ phải rời xa vòng tay bao bọc vững chãi của ba. Ba tôi lên đường tham gia chiến đấu từ khi tôi còn bé. Mọi kí ức, hình ảnh và sự hình dung về ba trong tôi đều thông qua tấm ảnh khi xưa của ba mà tôi được mẹ đưa cho.

Tôi nghe chuyện về ba qua má, nghe những nét miêu tả ba của má, cũng thấy rõ ba rất yêu thương hai mẹ con tôi. Và ngược lại, má cũng rất yêu thương, rất mong chờ ngày ba trở về. Má kể tôi nghe, khi tôi vừa tròn một tuổi cũng là lúc chiến tranh nổ ra, ba tôi lên đường nhập ngũ , vì đã qua thời gian quá lâu, cùng với việc tôi còn quá nhỏ, nên tôi không thể nhớ rõ hình dáng, vẻ mặt của ba. Tôi luôn hình dung ba qua tấm ảnh.

Suốt quãng thời gian từ khi tôi còn bú mẹ, cho tới khi tôi khôn lớn tới trường, tất cả đều do mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc tôi. Không có hình bóng nuôi dưỡng tôi khi nhỏ của ba, nhưng tôi biết, ba đang làm một việc quan trọng cho đất nước, cho sự ấm no bình yên của muôn dân. Tôi được nghe mẹ kể về những câu chuyện nơi chiến trường của ba, qua những câu chuyện của mẹ, tôi nhận thấy ba là một người rất oai hùng. Và tôi rất tự hào về ba của mình.

Năm tôi lên tám, đó cũng là năm ba tôi được đơn vị cho về nghỉ phép thăm gia đình. Khi nghe mẹ nói việc ba sẽ về lòng tôi vui lắm; tôi háo hức chờ đợi, tôi thầm mong ngày ba về thật mau mau đến, để tôi có thể gặp bạn, có thể được ôm ba, và có thể được ba yêu thương, chiều chuộng như bao bạn bè khác. Rồi bỗng một ngày, từ xa tôi trông thấy một người đàn ông mặc áo lính đang đi về hướng nhà tôi. Trên mặt ông có một vết thẹo dài, trông hơi dữ tợn. Ấy vậy mà, khi thấy tôi, ông ta như bước nhanh hơn, rồi hướng về phía tôi, ôm chầm lấy tôi. Bất ngờ với hành động cùng câu nói: “Ba đây con” của ông, tôi vội vàng chạy về phía mẹ; nhưng lại nhận ra nét mặt vui tươi đón chào ông của mẹ. Mẹ không để ý tới sự ngờ vực, xa lánh của tôi, mà hoàn toàn tập trung vào người đàn ông ấy. Mẹ và người đàn ông ấy nói chuyện rất thân thiết. Ông ta ở nhà tôi và luôn tỏ ra thân thiết, quan tâm, yêu thương tôi như tình cha con. Nhưng ông ta đâu phải ba của tôi chứ, ba của tôi trên mặt không có vết thẹo dài như vậy, ba của tôi không có nét trông hơi đáng sợ như vậy.

Một hôm, trong buổi ăn cơm tối, vì không chấp nhận người đàn ông thay thế ba này lại được mẹ quan tâm chăm sóc. Nên khi được ông gắp cho một miếng trứng cá vào bát, tôi đã không ngần ngại mà dùng đũa hất nó ra. Tôi không biết vì sao mình lại hành động như vậy. Và tôi đã bị ông tét một cái vào mông, cùng quát: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” Bị đánh đau kết hợp với sự uất ức, như một giọt nước tràn ly, tôi lao ra khỏi nhà, xuống ghe sang mách với ngoại. Bà ngoại sau khi nghe tôi khóc lóc kể lể, bà cười hiền hậu mà giải thích cho tôi hiểu. Trong quá trình chiến đấu, vì quá khốc liệt và tàn nhẫn, ba con không may đã bị hằn lại một vết thẹo trên mặt. Đây là điều không ai mong muốn. Chiến tranh độc ác, không chỉ lấy đi tình yêu thương của người ba trong gia đình tôi. Còn khiến ba tôi đau đớn với vết thẹo trên mặt. Giờ tôi đã biết vì sao ba lại có vết thẹo ấy, đã biết tại sao ba lại không giống với tấm hình mẹ cho tôi xem, đã biết những cơ cực mà ba phải chịu trong quá trình chiến đấu. Giờ đây tôi rất ân hận vì đã cư xử không đúng với ba, tôi mong muốn sửa chữa lỗi lầm của mình.

Hôm sau, sau một buổi nghe bà giảng giải khó quên, sau giấc ru ngủ ngọt ngào của bà; tôi được bà dẫn về nhà. Đứng trước tôi là hình ảnh mọi người đang chia tay ba, tôi bỗng cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng ở nơi đây; tôi cảm giác như ba rất đau lòng và còn có phần giận tôi. Ấy vậy mà, khi ánh mắt ba quay sang tôi, tôi thấy rõ sự trìu mến, mà cũng đầy trĩu nặng trong đôi mắt ấy, ba cất tiếng: “Ba đi nghe con!” Tiếng nói của ba như một tiếng thở dài, như một lời viên đá rơi tõm xuống nước trong lòng tôi. Trong khoảnh khắc ba sắp rời đi ấy, lòng tôi nặng nề, tôi khó khăn, mãi tới khi ba cất bước xa xa tôi mới kêu to: “Ba!” Tiếng gọi thiêng liêng mà từ khi sinh ra tới bây giờ tôi chưa từng cất tiếng, tôi gọi ba, nhưng cũng như nói ra hết tiếng lòng mong nhớ, sự vui mừng khi gặp ba của mình. Tôi chạy đến ôm cổ ba, khi ấy, tôi cảm giác như thời gian ngừng trôi, chỉ còn lại sự hiện diện của ba và tôi. Đôi mắt tôi đo đỏ, những lòng tôi lại đang vui vẻ không thôi. Tôi không muốn rời xa ba, nhưng vì nhiệm vụ, vì ba đang mang trên vai trọng trách cao cả là bảo vệ đất nước, nên tôi cũng nhẹ nhàng buông ba ra, để ba lên đường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Dù tôi làm bao chuyện ngỗ nghịch, nhưng ba vẫn rất yêu thương tôi. Trước khi đi, ba hứa sau ba về sẽ cho tôi một chiếc lược, tôi hai hàng nước mắt chảy dài, tôi vội vã quệt nước mắt và gật đầu cùng chào tạm biệt ba. Ấy vậy mà, chiến tranh quả thật tàn khốc, ai ngờ lần gặp đầu tiên sau sự ý thức được về ba, cũng là lần cuối cùng tôi được gặp ba. Trong một lần chiến đấu chống giặc, ba đã bị bắn và hi sinh. Nhưng ba vẫn nhớ rõ lời hứa với tôi. Ba vẫn gửi bác Ba là đồng đội của mình chiếc lược tặng cho tôi. Trên chiếc lược còn khắc rõ dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 

Giờ đây tôi đã là một cô giao liên, dũng cảm nối bước ba, nhưng mỗi lần nhìn ngắm cây lược ba làm, lòng tôi vẫn tự trách bản thân; cùng với đó lòng tôi cũng trân trọng ba rất nhiều.

Bài số 2

Hôm nay sau khi giao tin tức thành công, tôi ngồi trước gương, nhìn lại chiếc lược được ba làm tặng mình. Trước lúc hi sinh ba không ngần ngại mà gửi bác Ba, đồng đội của mình cho tôi chiếc lược. Đây là lời hứa trước khi rời đi của ba với tôi. Ba đã thực hiện được. Còn tôi, mỗi lần nhìn thấy cây lược lòng tôi lại đau đớn, tự trách, sao mình lại cư xử xấu xa như vậy.

Năm tôi tròn một tuổi, chiến tranh xảy ra, ba phải lên đường bảo vệ Tổ quốc nói chung, và bảo vệ quê hương, gia đình nói riêng. Tôi đã không được gặp ba, tôi chỉ có thể nghe nói về ba qua câu chuyện của mẹ, và chỉ có thể hình dung bóng dáng ba qua bức ảnh mẹ đưa. Ba là người có khuôn mặt hiền hậu.

Ngày tôi lên tám tuổi, cũng là lúc ba tôi được đơn vị cho trở về thăm nhà, thăm vợ con. Nghe được tin này từ mẹ tôi vui lắm, ngày nào lòng tôi cũng nao nao, náo nức chờ đợi. Tôi luôn thỉnh thoảng lại chạy ra ngoài ngó nghiêng xem ba đã về chưa. Rồi bỗng một ngày có một người đàn ông mặc quần áo chiến sĩ trên vai còn khoác nhẹ chiếc balo. Ông tiến về phía nhà tôi. Khi nhìn thấy tôi, bước chân ông nhanh hơn, ông ôm lấy tôi rồi nói: “Ba đây con!” Ấy vậy mà trái lại với sự nghẹn ngào xúc động của ông, tôi lại bất ngờ tới hoảng sợ mà đẩy vòng tay ông chạy về phía mẹ. Nhưng tôi đâu biết, mẹ lại đang dang tay chào đón người đàn ông xa lan trên mặt có một vết thẹo dài ấy. Mẹ vui vẻ, thân thiết trò chuyện cùng ông ta mà quên mất tôi đang bơ vơ đứng ở đây.

Trong thâm tâm của tôi lúc ấy, ông ta không phải ba tôi, để rồi, những ngày ba ở nhà, tôi đã đối xử với ba rất tệ. Đỉnh điểm là tôi đã hất văng miếng trứng cá mà ba yêu thương chiều chuộng gắp cho tôi. Sau đó vì bị ba đánh, tôi uất ức mà chạy sang mách với ngoại. Nhưng cũng nhờ hành động đó, khi sang kể với ngoại, tôi mới được nghe ngoại nói về ba, về vết sẹo trên mặt ba từ đâu mà ra. Tôi thương ba, tôi thấy ân hận với những việc mình đã làm bao ngày qua với ba.

Ngày hôm sau khi được bà dẫn về, dù rất muốn ốm ba, nhưng tôi lại không đủ can đảm, mãi tới khi ba cất bước đi xa, tôi mới vội gọi “Ba!”. Tôi ôm ba khóc mà nũng nịu, ba phải hứa làm tặng tôi chiếc lược tôi mới chịu buông tay cho ba đi.

Giờ đây, khi cũng đã là một cô giao liên hiểu rõ khó khăn nơi chiến trường. Tôi càng thương và nhớ ba hơn. Cầm chiếc lược trong tay, tôi mong sao ba hãy quên những kỉ niệm không vui, và ba ở nơi xa hãy luôn nhớ rằng: tôi thương ba và yêu ba rất nhiều.

Trên đây là bài văn Đóng vai bé Thu kể lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

Xem thêm: Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Ngữ Văn Lớp 9 -